Cơ hội và những thách thức của SME trong hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hỗ trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp" doc (Trang 65 - 70)

XNK trong cơ chế thị trường hiện nay

1. Cơ hội của SME trong hoạt động kinh doanh XNK

Với việc ban hành Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 ở Việt Nam, sự tồn tại của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt nam chính thức được pháp luật thừa nhận. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (hầu hết là các SME) đã được hình thành, phát triển và

đóng góp một phần đáng kể cho sự tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam trong suốt thập kỷ qua. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều nhà kinh tế, các SME hiện nay chưa phát huy được hết tiềm năng của mình, còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu với

điều kiện hội nhập hiện nay. Hiện tượng này, một phần là do bản thân các SME chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường, chưa đủ năng động và sáng tạo trong kinh doanh, mặt khác, quan trọng hơn, là do chưa có một khung khổ chính sách rõ ràng của Nhà nước trong việc đưa ra những biện pháp hữu hiệu tạo điều kiện cho các SME phát huy hết khả năng của mình trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Những ưu thế của loại hình SME không chỉ được đưa ra trong lý luận mà còn được thể hiện một cách rõ ràng và thuyết phục trong thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới. Theo nhìn nhận của một số chuyên gia, khu vực SME ở

Việt Nam sẽ trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế

trong thời gian tới. Nếu được Nhà nước hỗ trợ một cách thoả đáng, khu vực này sẽ có một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội ở Việt Nam. Chính vì vậy, nhiều công trình nghiên cứu đề tài SME đã

hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế. Thông qua những công trình nghiên cứu này, vai trò của khu vực SME ngày càng được nhận thức một cách rõ ràng và

đầy đủ hơn.

Hiện nay, trong thống kê vẫn chưa phân biệt được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các SME nói chung và hoạt động thương mại quốc tế

nói riêng. Do đó, không có số liệu cụ thể nhưng sự tăng trưởng xuất khẩu của khu vực này trong những năm qua không thể phủ nhận được. Mặc dù không có số liệu cụ thể để nói nên triển vọng của khu vực SME ngoài quốc doanh, nhưng những số liệu do cuộc khảo sát của CIEM và MPDF tiến hành vừa qua

đối với 457 SME cũng phản ánh phần nào sự định hướng xuất khẩu của khu vực này trong thời gian tới. Theo số liệu của cuộc khảo sát thì khoảng 2/3 doanh nghiệp cho rằng đến năm 2005 trị giá xuất khẩu của họ sẽ tăng từ 10- 20%. Các ngành chế biến thực phẩm, may mặc, nội thất và sản phẩm từ gỗ dự

liệu xuất khẩu hơn 80%, thậm chí là 100% giá trị sản lượng của mình. Không có gì phải ngạc nhiên khi các ngành đòi hỏi "công nghệ kỹ thuật cao" và nhiều vốn như máy móc, dụng cụ, ôtô dự kiến tăng trưởng xuất khẩu vào nhóm 40%.

Trong thời kỳ 2001-2005, thị trường xuất khẩu chủ yếu của các SME là Châu Âu, thị trường tiếp đến là thị trường Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng kông và Singapo. Điều này có nghĩa là xuất khẩu sang thị trường các nước phương tây sẽ chiếm ưu thế hơn so với thị trường Châu Á. Theo kết quả điều tra của CIEM và MDPF về các SME khảo sát thì tỷ lệ xuất khẩu sang các thị

trường trong thời kỳ 2001-2005 như sau:

Bảng 11: Thị trường xuất khẩu của các SME 2001-2005.

Tỷ trọng (%) 1. Thị trường Châu Âu

2. Thị trường Mỹ

3. Thị trường Nhật Bản 4. Thị trường Đài Loan 5. Thị trường Hồng kông 24,6 22 12,4 10 5

6. Thị trường singapo 7. Thị trường Châu Á khác

5 21

Nguồn: Cải cách SME ngoài quốc doanh- CIEM.

Nhìn chung, nếu có sự hỗ trợ thích hợp của nhà nước trong công tác thúc đẩy hoạt đông kinh doanh xuất khẩu cho các SME ngoài quốc doanh thì khu vực này sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại trong thời gian tới.

2. Những thách thức mà SME Việt Nam gặp phải trong hoạt động kinh doanh XNK kinh doanh XNK

Qua các chính sách, biện pháp hỗ trợ của Chính phủ cho các SME trong thời gian qua kết hợp với tình hình xuất nhập khẩu được trình bày ở

trên, có thể rút ra những thách thức mà SME gặp phải như sau:

2.1 Khó khăn về vốn hoạt động

Khó khăn về vốn hoạt động, đặc biệt là vốn để đổi mới công nghệ, cơ

sở vật chất, vốn để thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu đã ký kết. Song việc vay vốn ngân hàng với những quy định ngặt nghèo về thế chấp làm cho doanh nghiệp khó vay vốn được.Việc hỗ trợ tín dụng của Chính phủ cho các SME gặp rất nhiều khó khăn, do các doanh nghiệp này không tiếp cận được nguồn tín dụng đó. Các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ khen thưởng xuất khẩu thì chủ yếu dành cho DNNN, còn SME để có được sự hỗ trợ từ các quỹ này cực kỳ khó khăn. Theo kết quả điều ta của CIEM, ở Hà Nội, Hải Phòng và Đồng Nai có 44,29% số doanh nghiệp và 68,57% công ty trong tổng số được điều tra nêu ra khó khăn về vốn. Theo điều tra của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội thì ở miền Đông Nam Bộ có 69% số doanh nghiệp vừa và 47,9% số

doanh nghiệp nhỏ nêu khó khăn về vốn. Trong bối cảnh đó, hầu hết các SME (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đều phải dùng vốn tự có và vốn huy động từ các nguồn không chính thức với lãi suất cao hơn nên có quy mô không lớn. Điều này đã làm cho SME hoạt

động sản xuất kinh doanh trong phạm vi nguồn vốn eo hẹp của mình.

2.2 Khó khăn về tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

Đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu ngoài quốc doanh đều phải tự tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, Nhà nước chưa có một hệ thống xúc

tiến thương mại hoàn chỉnh, mang tính quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp từ

khâu nghiên cứu phong tục, tập quán kinh doanh đến việc xúc tiến bán hàng tại các thị trường trên thế giới. Hệ thống chuyên cung cấp thông tin về thị

trường trong và ngoài nước phục vụ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu do Nhà nước cung cấp hiện nay còn mang tính chất rời rạc, không đáp

ứng được nhu cầu của các SME kinh doanh xuất nhập khẩu. Qua số liệu điều tra vừa qua ở Hà Nội, Hải Phòng và Đồng Nai thì có tới 26,4% số doanh nghiệp tư nhân và công ty tư nhân trong tổng số doanh nghiệp và 37,6% số

công ty tư nhân trong tổng số công ty tư nhân gặp khó khăn về thị trường. Còn ở miền Đông Nam Bộ, theo điều tra của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội thì có 44,4% số doanh nghiệp nhỏ và 29,2% số doanh nghiệp vừa gặp phải khó khăn về thị trường.

2.3 Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin

Việc các SME ngoài quốc doanh không thể tiếp cận với thông tin đang là một trở ngại chính đối với các hoạt động kinh doanh của họ. Khó nhất là thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước. Theo một tờ báo Hỗ trợ và phát triển ra ngày 6/01/2000, thì một chủ doanh nghiệp cho biết nhiều lần ông đến phòng kinh tế của một quận nhờ tìm địa chỉ sản xuất để đặt hàng làm xuất khẩu nhưng không được đáp ứng, vì các phòng kinh tế cho rằng làm như vậy sẽ là " tiết lộ bí mật quốc gia". Tìm kiếm từ cấp quận đã khó khăn như thế

nữa là cấp cao hơn.

Như vậy, về cơ bản, thông về thị trường và đối tác cạnh tranh vẫn do các SME tự chủ động tìm kiếm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, tạp chí, Hiệp hội sản phẩm. Số doanh nghiệp nhận được sự

hỗ trợ về thông tin của các tổ chức nhà nước như Bộ Thương mại và Sở

Thương mại chiếm tỷ lệ nhỏ, vả lại nội dung thông tin nghèo nàn, giá trị thấp, không cập nhật thường xuyên và lạc hậu so với sự biến động cuẩ thị trường, thêm vào đó là Nhà nước chưa thực sự quan tâm đến việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu ngoài quốc doanh, chỉ chú trọng phục vụ đối tượng là các DNNN.

2.4 Sự cản trở của các quy chế thương mại

Quy chế thương mại trong thời gian qua đã thông thoáng hơn rất nhiều, nhưng một điều dễ nhận thấy rằng các quy chế này mới chỉ thông thoáng đối với các DNNN, còn các SME nằm ngoài sự hỗ trợ này. Điều này được thể

hiện ở việc các SME tiếp cận với hạn ngạch xuất khẩu còn bị hạn chế, gặp khó khăn trong việc chỉ định đầu mối xuất khẩu và dẫn tới một số SME phải xuất khẩu uỷ thác cho các DNNN.

2.5 Các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với SME trong thời gian qua còn rất nhiều hạn chế qua còn rất nhiều hạn chế

Các chính sách ưu đãi của Nhà nước ban hành được thể hiện trong các bộ luật chưa được triển khai đối với các SME ngoài quốc doanh, các biện pháp hỗ trợ còn chưa đến được các doanh nghiệp này, việc thực hiện các biện pháp này còn nhiều vướng mắc, các thủ tục hành chính còn phức tạp, nội dung hỗ trợ chưa phong phú nên rất ít các doanh nghiệp được hưởng các biện pháp hỗ trợ này.

Trong thực hiện các chính sách ưu đãi và hỗ trợ còn thiếu thống nhất giữa các cơ quan Nhà nước dẫn đến nhiều thủ tục gây phiền hà cho các SME. Nguy hiểm hơn là chưa có sự phối hợp và thống nhất giữa cơ quan chức năng trong việc giải quyết cho các SME được nhận hỗ trợ. Điều này gây tâm lý hoang mang, không tin vào các biện pháp hỗ trợ do nghĩ rằng chi phí để nhận

được sự hỗ trợ còn cao hơn.

* Ngoài các khó khăn đã nêu trên thì trình độ kiến thức và kinh nghiệm về ngoại thương còn thấp cũng là một nguyên nhân quan trọng kìm hãm xuất khẩu của các SME ở Việt Nam hiện nay. Trong giai đoạn trước đây xuất khẩu chủ yếu do các Tổng công ty đảm nhận, các SME chỉ đảm nhận khâu sản xuất, do vậy họ không đủ thông tin về thị trường quốc tế cũng như thiếu hẳn kiến thức và đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Để có thể từng bước nắm được kinh nghiệm, nhiều doanh nghiệp đã phải trả giá trong việc giao dịch thương mại hoặc thuê các chuyên gia hoặc

phải trả khoản chi phí cao cho các công ty môi giới. Điều này làm cho tình hình tài chính của các SME đã khó khăn lại càng thêm khó khăn.

Trên đây là những đánh giá, nhận xét sơ bộ về khó khăn trong công tác xuất khẩu của SME trong thời gian qua. Những hạn chế trên, làm cho kết quả

xuất khẩu của SME còn rất khiêm tốn, nhỏ bé so với tiềm năng và triển vọng

đang mở ra đối với SME ngoài quốc doanh. Sự cần thiết phải đẩy nhanh tốc

độ và mở rộng quy mô xuất khẩu là đòi hỏi cấp bách và có thể thực hiện

được, nếu trong thời gian tới, Nhà nước có những biện pháp hỗ trợ tích cực cho các SME để tháo gỡ những khó khăn trên, tạo ra một môi trường thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Từ những tác động của các chính sách ưu đãi hỗ trợ SME trong hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động xuất nhập khẩu và những thách thức khó khăn mà các SME gặp phải nói riêng thì phần II của chuyên đề này tôi xin được trình bày một số kiến nghịđể hỗ trợ hiệu quả hoạt động XNK cho SME ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hỗ trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp" doc (Trang 65 - 70)