Chính sách thị trường sản phẩm hỗ trợ các SME

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hỗ trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp" doc (Trang 47 - 50)

II- Các chính sách hỗ trợ XNK cho SME ở Việt Nam hiện nay

3. Chính sách thị trường sản phẩm hỗ trợ các SME

Do sự biến động chính trị của các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô (cũ), Việt Nam đã mất đi một thị trường lớn. Do vậy, Nhà nước và các doanh nghiệp đã phải nỗ lực tìm kiếm các thị trường mới bằng các quan hệ ngoại giao và các chính sách kinh tế đối ngoại phù hợp. Để mở đường và kích thích quan hệ buôn bán của các doanh nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã ký rất nhiều hiệp định thương mại và hiện có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nếu như trước kia thị trường xuất khẩu chủ yếu là thị trường thuộc khối Hội đồng tương trợ kinh tế của các nước XHCN thì đến hết năm 2000 đã có quan hệ buôn bán với 165 quốc gia, trong đó đã có 76 nước ký hiệp định thương mại và thoả thuận về tối huệ quốc với 68 nước và vùng lãnh thổ. Đặc biệt đáng lưu ý là Hiệp định khung hợp tác kinh tế với Liên minh Châu Âu ký ngày 17/7/1995, tham gia vào khu vực mậu do ASEAN (AFTA), bình thường hoá quan hệ buôn bán Việt Nam - Trung Quốc, ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.

Để khuyến khích xuất khẩu, ngành thương mại phải tổ chức nhiều hội trợ triển lãm và hội thảo thương mại Việt Nam. Việt Nam phải có các đoàn cán bộ thương mại ra nhiều nước và đón các đoàn cán bộ nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Đến nay đã có khoảng 2.500 văn phòng đại diện của hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ đặt tại Việt Nam. Hơn 200 doanh nghiệp Việt Nam đã đặt văn phòng đại diện và chi nhánh ở nước ngoài (chủ yếu là các DNNN).

Sự hỗ trợ giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển thị

trường đã giúp cho các SME mở rộng thị trường sản phẩm xuất khẩu của mình sang các thị trường đó. Thị trường chính của các SME là các thị trường Châu Âu, Đài Loan, Nhật Bản, thị trường Mỹ và các thị trường khác như

Hồng kông, Trung quốc, Singapo.., cơ cấu thị trường xuất khẩu của các SME

được thể hiện dưới sơ đồ sau5:

Sơ đồ 5: cơ cu th trường xut khu ca DNV&N năm 1999.

Nguồn CIEM

Về kim ngạch xuất khẩu cũng tăng dần, cụ thể năm 1997 kim ngạch xuất khẩu của SME ngoài quốc doanh đạt 915 triệu USD thì đến năm 1999 tăng lên là 1.578 triệu USD tăng 72,5% trong hai năm. Tuy nhiên, chính sách phát triển thị trường xuất khẩu trong thời gian vừa qua còn một số hạn chế

gây không ít khó khăn trở ngại cho doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Các SME rất thiếu thông tin từ thị trường, khách hàng, công nghệ, đối thủ cạnh tranh...trên thị trường này. Một số doanh nghiệp chỉ có thông tin một cách chắp vá, không có điều kiện kiểm tra. Vì vậy các SME chịu thua thiệt về giá cả hoặc khó định hướng đầu tư. Chẳng hạn, do thiếu thông tin về

thị trường, nên hầu hết các SME khi tiến hàng thương lượng về giá gia công hay xuất khẩu chỉ biết dựa vào chi phí sản xuất và giá chào hàng của các doanh nghiệp khác. Một ví dụ cụ thể đó là xuất khẩu cà phê, có lúc do thiếu thông tin diễn biến trên thị trường thế giới, một số doanh nghiệp đã phải bán mặt hàng cà phê của mình thấp hơn so với giá trung bình của chính mặt hàng cà phê cùng chất lượng. Tình huống tương tự cũng đã xảy ra đối với mặt hàng gạo xuất khẩu.

Ch©u ¢ u 43% §μi Loan 23,3%

NhËt B¶n 20%

Trong những năm vừa qua, có lúc giá gạo trên thị trường quốc tế đã tăng từ 15-20% nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục tăng lượng gạo xuất khẩu với giá thấp hơn trước đó. Cũng do thiếu thông tin về thị

trường xuất khẩu, một số doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thói quen lúc chào giá mức cao để khi khách hàng đàm phán giảm giá là vừa. Song một số

khách hàng, khi nhận được giá chào hàng quá cao, họ không giao dịch tiếp vì sợ mất thời gian và chi phí giao dịch, trong khi họ đã có sẵn nhà cung cấp.

Nhìn chung, trong mấy năm qua, chính sách phát triển thị trường sản phẩm hỗ trợ SME đã có tác động mạnh mẽ tới việc mở rộng thị trường nước ngoài, khai thông thị trường nội địa. Tuy nhiên, chính sách phát triển thị

trường sản phẩm trong thời gian qua còn một số hạn chế gây không ít khó khăn trở ngại cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Chính vì vậy, trong thời gian tới các SME mong muốn có sự hỗ trợ của nhà nước về công tác phát triển thị trường xuất nhập khẩu, đặc biệt là cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu một cách chính xác và nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hỗ trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp" doc (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)