Các biện pháp hỗ trợ của Malaysia

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hỗ trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp" doc (Trang 59 - 61)

III- Kinh nghiệm hỗ trợ xuất nhập khẩu cho SME của một sốn ước

2. Các biện pháp hỗ trợ của Malaysia

Các biện pháp ưu đãi và khuyến khích đầu tư của Malaysia được quy

định chủ yếu trong Luật khuyến khích đầu tư ban hành năm 1986 (the promotion of investmen act) và Luật thuế thu nhập công ty năm 1967. Malaysia quy định chế độ ưu đãi đầu tư cho từng lĩng vực như: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong ưu đãi từng ngành có biện pháp ưu đãi khuyến khích đầu tư chung, và ưu đãi đầu tư theo mục tiêu.

2.1 Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu đối với công nghiệp.

Thứ nhất: Hệ thống tái cấp vốn tín dụng xuất khẩu. Để thực hiện mục tiêu của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến, Ngân hàng Trung ương Malaysia và Ngân hàng Negara đã thực hiện hệ thống tái cấp vốn tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi cho các nhà xuất khẩu nói chung và các SME Malaysia nói riêng, tạo điều kiện cho họ

cạnh tranh hữu hiệu hơn trên thị trường quốc tế. Các đặc tính chính của hệ

thống này là:

- Hệ thông này do các Ngân hàng thương mại thực hiện, và Ngân hàng Negara sẽ tái cấp vốn cho Ngân hàng thương mại để tăng tín dụng xuất khẩu cho nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu có thể có hoá đơn xuất khẩu ghi bằng ngoại tệ, nhưng việc cấp vốn chỉ thực hiện bằng đồng ringgit Malaysia.

- Có hai loại tín dụng trong hệ thống này, đó là tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng được sử dụng để cấp vốn lưu động cho các nhà xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp (người cung cấp các khoản đầu vào cho người xuất khẩu cuối cùng), và tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu Malaysia có vốn ngay sau khi xuất khẩu hàng hoá theo phương thức trả chậm.

- Để được phép nhận tín dụng xuất khẩu hàng xuất khẩu phải thoả mãn các tiêu chuẩn sau đây: Một là, sản phẩm không thuộc vào danh mục không

được hưởng tín dụng xuất khẩu. Hai là, sản phẩm phải có tối thiểu 20% giá trị

gia tăng, và cuối cùng là tỷ lệ sử dụng nguyên liệu vật tư trong nước tối thiểu là 30%. Tuy vậy, các tiêu chuẩn này có thể được vận dụng một cách linh hoạt có tính đến hoàn cảnh cụ thể.

- Thời hạn tối đa của tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng đối với tất cả các sản phẩm là 4 tháng, và của tín dụng sau khi giao hàng là 6 tháng

- Số tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng được cấp bằng 80% giá trị đơn đặt hàng, hoặc bằng 70% kin ngạch xuất khẩu của 12 tháng dựa trên giấy xác nhận về kim ngạch xuất khẩu. Đối với tín dụng sau khi giao hàng, thì số

tín dụng được cấp bằng 100% giá trị xuất khẩu ghi trên hoá đơn.

Thứ hai: Tính gấp đôi số tiền chi phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Để

khuyến khích các nhà xuất khẩu SME xâm nhập vào các thị trường không truyền thống, được tính gấp đôi chi phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được Bộ

Thứ ba: Tính gấp đôi chi phí để khuyến mại xuất khẩu. Một số chi phí nhất định mà các SME bỏ ra để tìm kiếm các cơ hội xuất khẩu các sản phẩm sản xuất tại Malaysia được phép tính cao lên 2 lần. Các chi phí đó là:

- Quảng cáo ở nước ngoài. - Đưa hàng mẫu ra nước ngoài. - Nghiên cứu thị trường xuất khẩu.

- Cung cấp thông tin kỹ thuật ra nước ngoài.

-Triển lãm và/hoặc tham gia vào các triển lãm công nghiệp và thương mại được Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế chấp thuận.

- Các dịch vụ phục vụ công tác quan hệ xã hội liên quan đến xuất khẩu - Cước phí đi công tác ra nước ngoài của nhân viên.

- Chi phí ăn, ở các cán bộ kinh doanh người Malaysia ra nước ngoài

a. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu đối với ngành nông nghiệp.

Trợ cấp xuất khẩu bằng 5% kim ngạch xuất khẩu được thực hiện để

khuyến khích xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp nhất định theo quy

định của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Khoản tiền này được cấp bằng cách khấu trừ trực tiếp từ lãi gộp của công ty. Nếu khoản này vượt quá khoản lãi gộp thì coi như bị lỗ và được chuyển sang năm tài chính tiếp theo.

Ngoài những biện pháp đã nêu ở trên, để tăng cường khả năng xuất khẩu của các SME. Chính phủ Malaysia còn miễn thuế nhập khẩu toàn bộ đối với nguyên vật liệu trong trường hợp SME sản xuất thành phẩm để xuất khẩu với điều kiện các vật tư nguyên liệu đó chưa được sản xuất ở trong nước, hoặc đã được sản xuất ở trong nước nhưng với chất lượng và giá cả chưa thể

chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hỗ trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp" doc (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)