Vai trò của SME trong nền kinh tế quốc dân:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hỗ trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp" doc (Trang 31 - 36)

III- Thực trạng XNK của SME ở Việt Nam:

1. Vai trò của SME trong nền kinh tế quốc dân:

Các SME có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Họ góp phần vào sự gia tăng tổng thu nhập quốc dân của các nước trên thế

giới, bình quân chiếm khoảng 70% GDP mỗi nước.

Ở Việt Nam hiện nay SME vừa có diện rộng, phổ cập chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp và có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Cùng với kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn, SME

được xem như là những nhân tố đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, khai thác tận dụng hiệu quả tiềm năng về vốn, tay nghề và những nguồn lực tiềm ẩn trong dân cư. Nó còn góp phần phân bố công nghiệp trên các địa bàn khác nhau; giữ vai trò bổ sung cho công nghiệp lớn; bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc.

1.1 Mức độ đóng góp của SME Việt Nam trong nền kinh tế

Cho đến nay, chưa có số liệu chính thức được công bố về đóng góp của khu vực SME trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, theo ước tính, DNNN và doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài chiếm khoảng 43 - 45% GDP, sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 27- 30% GDP, thì phần còn lại là sản phẩm của khu vực SME. Như vậy, các SME không kể sản xuất nông nghiệp, đã tạo ra khoảng 25-28% GDP. Theo báo cáo gần đây của Tổng cục Thống kê thì DNTN, Công ty TNHH, Công ty cổ phần đã tạo ra 8% GDP;

Hộ kinh doanh cá thể tạo ra 8-9% GDP và các Hợp tác xã đã tạo ra khoảng 9% GDP.

- Do số lượng SME tăng nhanh nên mặt hàng phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội, tính cạnh tranh tăng lên làm cho chất lượng hàng hoá và dịch vụ được nâng cao, thị trường sôi động hơn. SME còn góp phần khai thác tiềm năng của đất nước để phát triển kinh tế như tài nguyên, lao

động, vốn thị trường, đặc biệt là tay nghề tinh xảo và truyền thống dân tộc.

1. 2 SME giữ vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm

SME giữ vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội. Chỉ tính riêng kinh tế cá thể trong công nghiệp và thương mại, năm 1995, đã thu hút 3,5 triệu lao động, các công ty và doanh nghiệp tư nhân thu hút gần nửa triệu lao động. Chi phí trung bình để tạo ra một chỗ làm việc trong các SME chỉ bằng 10% so với doanh nghiệp lớn.

1. 3 SME làm cho nền kinh tế năng động và có hiệu quả hơn

Một vai trò nữa rất quan trọng của SME là làm cho nền kinh tế năng

động và có hiệu quả hơn. Do số lượng doanh nghiệp tăng lên rất lớn nên động lực cạnh tranh làm cho nền kinh tế thêm năng động và hiệu quả. Hơn nữa, các doanh nghiệp này có khả năng thay đổi mặt hàng, công nghệ và hướng kinh doanh một cách nhanh chóng. Ngoài ra, do có nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh một số mặt hàng nên sẽ giảm bớt mức độ rủi ro trong nền kinh tế: khi một doanh nghiệp đổ vỡ thì có các doanh nghiệp khác thay thế.

Phát triển SME, làm cho số lượng doanh nghiệp tăng lên rất lớn, làm tăng tính cạnh tranh, giảm bớt mức độ rủi ro, đồng thời tăng số lượng chủng loại hàng hoá, thoả mãn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Đảng ta chủ

trương thực hiện công nghiệp hoá, coi trọng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. SME với mạng lưới rộng khắp đã có truyền thống gắn bó với nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn phát triển. Sẽ hình thành những tụ điểm, cụm công - nông nghiệp để tác động chuyển hoá sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

1.4 SME góp phần tích cực trong việc lưu thông hàng hoá và XK

Trong những năm 1950 các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ lấy mục tiêu phục vụ thị trường trong nước là chính, đáp ứng nhu cầu trong nước và sử dung có hiệu quả nguồn nhân lực. Khi nêng kinh tế phát triển, sức mua tăng lên, nhu cầu lớn hơn, các SME nhạy bén trong việc điều chỉnh cơ cấu, tăng doanh thu. Điều này rất khó thực hiện ở các doanh nghiệp lớn khi muốn

đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất. Trong khi các SME số lượng đông đảo và hoạt động có hiệu quả, họ có thể tự sản xuất thay thế nhập khẩu.

Đầu thập kỷ 60, Chính phủ nhiều nước đã quyết định phát triển SME theo định hướng xuât khẩu. Bên cạnh việc góp phần lưu thông hàng hoá trong nước, các doanh nghiệp đều lấy thị trường quốc tế làm thị trường chính.

Trước đây việc tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài phải do trung gian ngoại thương làm môi giới, nhưng trong những năm gần đây SME đã có khả

năng tự thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá trên thế giới. Đây cũng là sự tương đồng ở

Việt Nam, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khả năng lưu thông trong nước lẫn ngoài nước đều hết sức khó khăn, đặc biệt là lưu thông trong nước do bị

ép giá). Nhưng với các cơ sở doanh nghiệp tổ chức xuất khẩu, giá thu mua dù sao cũng tốt hơn so với thị trường trong nước dã buộc các SME phải tính tới các hoạt động xuất khẩu.

1.5 Các SME dễ dàng duy trì sự tự do cạnh tranh

Sự tự do cạnh tranh là con đường đúng nhất để phát huy tiềm lực vốn có của doanh nghiệp. Một quốc gia nào muốn tạo nên các SME đều phải có chế độ tư hữu và tự do cạnh tranh. Các doanh nghiệp lớn thường cần những thị trường lớn, đòi hỏi phải có sự bảo trợ của Chính phủ và phải có sự độc quyền.

Còn ở SME thì tình trạng độc quyền không xảy ra, họ sẵn sàng chấp nhận tự do cạnh tranh. So với các doanh nghiệp lớn, SME có tính tự chủ cao, họ không ỷ lại sự giúp đỡ của Nhà nước. Vì mưu lợi họ sẵn sàng khai thác các cơ hội để phát triển mà không ngại rủi ro. Ở các nước trong khu vực mỗi

năm bình quân có khoảng 203% số SME bị phá sản và cũng có khoảng 3% loại doanh nghiệp này mới được hình thành.

Loại hình SME có điều kiện thuận lợi trong việc tập trung vốn, tiếp nhận đầu tư nước ngoài. Sự phát triển của các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao không chỉ cho phép các SME cạnh tranh dễ dàng mà còn cho phép chúng chiếm ưu thế trong một số ngành.

1.6 Các SME có khả năng ứng biến nhanh nhạy

Những biến động kinh tế xã hội trên thị trường quốc tế và trong nước

đã nhiều lần gây cú sốc lớn cho nền kinh tế nhiều nước, như hai cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thập niên 80, 90, nạn lạm phát, ô nhiễm,... Nhưng các SME đã thích nghi nhanh chóng, thay đổi hoàn cảnh, tự điều chỉnh tổ chức sản xuất. Với tư thế nhỏ gọn, năng động, dễ quản lý, không cần thiết quá nhiều vốn, các SME rất linh hoạt trong việc đòi hỏi, phát triển và tránh những thiệt hại to lớn do môi trường khách quan tác động. Trong những năm gần

đây, các SME của các nước phải ứng phó với sự tăng giá của đồng tiền trong nước, sự thiếu lao động tạm thời và vấn đề ô nhiễm môi trường. Do dễ dàng quản lý, các SME rất linh hoạt trong việc điều chỉnh kết cấu sản xuất, chuyển kênh tiêu thụ ở nước ngoài để tránh sự mất mát ngoại hối do đồng tiền trong nước tăng giá. Khả năng ứng biến của SME đối với sự đột biến của hoàn cảnh không thể không kể đến vai trò trợ giúp tích cực của Chính phủ.

Các SME dễ dàng tạo nên sự phát triển cân đối giữa các vùng và góp phần giảm bớt nạn thất nghiệp. Vấn đề phát triển cân đối giữa các vùng không thể thành công nếu nước đó chỉ chú trọng đến việc phát triển cân đối giữa các doanh nghiệp đại quy mô. Ở nhiều nước, tính phổ biến các SME rất có lợi thế trong việc tuyển dụng nhân công tại địa phương và tận dụng các tài nguyên, tư liệu sẵn có của địa phương. Lợi nhuận của các SME góp phần tái sản xuất, đầu tư cho địa phương, do đó hiệu quả kinh tế của các SME cũng là hiệu quả về ổn định và phát triển kinh tế ởđịa phương. Các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là khu vực kinh tế thu hút nhiều lao động, có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm,góp phần giảm bớt nạn thất nghiệp của mỗi địa phương nói

riêng và của nền kinh tế nói chung. Theo tư liệu mấy năm gần đây, các SME trong ngành thương nghiệp là các doah nghiệp tạo việc làm nhiều nhất cho công nhân. Bởi vì số lượng các doanh nghiệp loại này rất lớn, phân bố rộng rãi khắp các cùng nên có vai trò rất lớn trong việc phát triển công bằng giữa các thành thị và nông thôn.

1.7 Các SME là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp

Thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các SME nhiều nhà quản lý cấp thấp khi thấy mình đã có đầy đủ kinh nghiệm liền tự mình tạo lập nên một cơ nghiệp khác, bỏ doanh nghiệp mình đã từng làm việ. Nguồn gốc của sự thành công là ở chỗ: hộ sẵn sàng học hỏi, chịu gian khổ

trong thời gian còn là công nhân làm thuê để tích luỹ thành quả cho riêng mình. Chính phủ nhiều nước đã khuyến khích quá trình tự lập sáng tạo của mỗi cá nhân. Khác với doanh nghiệp lớn, các nhà doanh nghiệp thường là những người có học vị cao, đào tạo chính quy để trở thành các nhà doanh nghiệp. Các SME là một nơi sàng lọc đào tạo các nhà doanh nghiệp thông qua kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm tiếp thu lĩnh vực có thể phát triển

được của mình.

Với vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế như vậy, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế để góp phần cải thiện cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian qua, các SME đã không ngừng tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cho khu vực này nói riêng và cả nước nói chung. Để đạt được những kết quả đó, là sự nỗ

lực của mỗi bản thân các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hỗ trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp" doc (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)