II- Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ hiệu quả hoạt động XNK cho SME ở
1. Kiến nghị đối với Nhàn ước
1.3. Đổi mới hoạt động hỗ trợ tín dụng cho SME để có vốn tham gia
vào XNK
Trong những năm vừa qua, hoạt động hỗ trợ tín dụng đã đạt được những kết quảđáng mừng, tuy vậy, đó mới chỉ xảy ra đối với các DNNN còn các SME vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Để tạo ra sự công bằng giữa các doanh nghiệp, cần có một cơ chế, chính sách tín dụng hợp lý, phù hợp với thực tế ở nước ta hiện nay.
Trong thời gian sắp tới, cần chú ý một số giải pháp đổi mới chính sách tín dụng nhằm hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của SME nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Chính sách tín dụng trong việc giải quyết khó khăn về vốn trong việc sản xuất kinh doanh xuất khẩu.
Bên cạnh khó khăn về thông tin, các SME cũng đang gặp khó khăn rất lớn về vốn để sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như thực hiện hợp
đồng xuất khẩu. Theo MPDF thì 80% SME dựa vào nguồn tiết kiệm của mình hoặc vay từ bạn bè người thân. Điều này đồng nghĩa với lãi suất lớn hơn lãi suất của ngân hàng, trong khi đó quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu này từ các doanh nghiệp. Vì vậy, nhằm giúp các SME tiếp cận được nguồn vốn trung hạn và dài hạn bằng cách tạo ra một "sân chơi bình đẳng" để tất cả các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tín dụng hỗ trợ
này đều tuân thủ những thể lệ giống nhau cần xem xét để: sửa đổi và ban hành các Luật, các quy định nhằm xây dựng một khung pháp luật toàn diện và hiện đại tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các SME vay tín dụng ưu đãi như
dụng cho SME trong hoạt động xuất nhập khẩu, Nhà nước có thể cho phép các Ngân hàng thương mại dành từ 20-25% tiền hoạt động tín dụng của mình
để cho các SME vay.
Thứ hai: Hoạt động hỗ trợ tín dụng thương mại cho các SME.
Việc mở thư tín dụng thương mại bị hạn chế do yêu cầu phải đặt cọc trước một khoản tiền 0-80% trị giá L/C đã gây ra khó khăn không nhỏ trong hoạt động xuất khẩu. Chính vì vậy, cần phải có hoạt động tín dụng thương mại trong việc hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng cần phải xác định rõ từng loại hàng hoá xuất nhập khẩu, từng loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu để có biện pháp hỗ trợ tín dụng thương mại phù hợp. Hoạt động hỗ trợ tín dụng thương mại được hình thành và hoàn thiện theo loại hình sau:
- Tín dụng thương mại hỗ trợ SME xuất khẩu hàng hoá. Đây là loại tín dụng do người nhập khẩu ứng trước cho người có hàng hoá xuất khẩu nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc nhập khẩu hàng hoá. Vì vậy còn gọi là tín dụng nhập khẩu.
Để các SME xuất khẩu thuận tiện và có lợi, Nhà nước cần hỗ trợ tín dụng thương mại xuất khẩu hấp dẫn đối với nhà nhập khẩu nước ngoài, sao cho họ ứng vốn trước cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, song các nhà xuất khẩu Việt Nam không ở vào thế bị chèn ép, bất lợi như ràng buộc về thời hạn trả, giao hàng xuất khẩu, lãi suất cao hoặc vi phạm hợp đồng xuất khẩu(nếu có) với tỷ lệ cao,..Muốn vậy, điều kiện quan trọng ràng buộc pháp lý là Nhà nước phải có khung luật pháp rõ ràng với những quy phạm pháp luật chặt chẽ
cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu.
- Tín dụng thương mại hỗ trợ cho SME nhập khẩu hàng hoá. Đó là loại tín dụng do người xuất khẩu ứng trước cấp cho nhà nhập khẩu để tăng cường khả năng xuất khẩu hàng hoá của nhà xuất khẩu. Do vậy còn gọi là tín dụng xuất khẩu.
Thực chất đây là quan hệ tín dụng mua bán chịu. Thời hạn thanh toán phụ thuộc vào thoả thuận của hai bên. Song các quốc gia vẫn thường can
thiệp bằng pháp luật để tránh rủi ro cho các nhà xuất nhập khẩu. Mỗi quốc gia có quy định thời hạn thanh toán khoản tín dụng này rất khác nhau, từ 1
đến 3 tháng (ở Anh, Pháp), trong khi ở Mỹ quy định 180 ngày, còn ở Nhật Bản là 6 tháng đến 1 năm thậm chí tới 720 ngày.
Với Việt Nam, SME rất cần nhập khẩu, trong khi chúng có rất ít khả
năng để thanh toán cho các nhà xuất khẩu nước ngoài. Nhằm đảm bảo tạo
điều kiện khả năng nhập khẩu cho SME, tạo luồng thông tin cho các nhà xuất khẩu nước ngoài, Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ tín dụng cho SME nhập khẩu hàng hoá thiết bị, nguyên vật liệu, công nghệ...cần thiết. Hỗ trợ
với tỷ lệ lãi suất ưu đãi- tuỳ loại.
Thứ ba: Mở rộng, phát triển thị trường thuê mua.
Trong điều kiện hiện nay, trong việc hỗ trợ các SME thúc đẩy xuất khẩu, thì Nhà nước mở rộng hình thức tín dụng thuê mua hỗ trợ cho các doanh nghiệp này. Loại hình tín dụng thuê mua này là biện pháp thay thế vốn ngân hàng. Tín dụng thuê mua có đặc điểm của hoạt động tín dụng, nhưng các SME ít vốn có thể vay vốn tín dụng mà không phải thế chấp để tiến hành ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu cũng như sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, các tổ chức thuê mua sẽ hỗ trợ, đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho người thuê để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Tóm lại, hỗ trợ tín dụng đối với các SME là một yêu cầu khách quan, rất cấp bách hiện nay, nhưng để hoạt động có hiệu quả, đòi hỏi sự tác động
đồng bộ của các loại chính sách hỗ trợ khác. Cần có sự phân loại, tập trung hỗ trợ cho SME thuộc khu vực ngoài quốc doanh có tính hiệu quả và thiết thực, tạo ra một môi trường thuận lợi cho các SME hoạt động.