Nội dung phát triển bền vững ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam (Trang 28 - 30)

5. Kết cấu của luận án

1.3.2. Nội dung phát triển bền vững ở Việt Nam

Khi đã thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu, đói kém của chiến tranh, Việt Nam đang ngày càng đạt đƣợc những thành tựu mới và đã tích cực tham gia phát triển, hội nhập với thế giới về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Từ đó, phát triển bền vững cũng đƣợc đặt ra nhƣ một vấn đề cấp thiết. Năm 2004, Việt Nam đã xây dựng đƣợc cho mình chƣơng trình phát triển bền vững riêng, mang tên AGENDA-21. Trong đó, Việt Nam nêu rõ mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là “đạt đƣợc sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về văn hoá và tinh thần, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hoà giữa con ngƣời và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà đƣợc ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng” [7, tr.21]. Nhƣ vậy, nội dung phát triển bền vững gồm ba nhân tố cụ thể: về kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

KINH TẾ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI - Đánh giá tác động môi trƣờng - Tiền tệ hoá hoạt động môi trƣờng

- Tăng trƣởng - Hiệu quả - Ổn định

- Công bằng giữa các thế hệ - Sự tham gia của quần chúng - Công bằng giữa các thế hệ

- Mục tiêu trợ giúp việc làm

- Giảm đói nghèo - Xây dựng thể chế - Bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

- Đa dạng sinh học và thích nghi

- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ phát triển bền vững ở Việt Nam theo AGENDA-21

Theo quan điểm chung của thế giới, Việt Nam đã xác định nội dung phát triển bền vững gồm ba trụ cột chính, đƣợc quản lý theo phân cấp dọc từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Cụ thể:

- Phát triển bền vững kinh tế bao gồm 5 nội dung:

+ Duy trì tăng trƣởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lƣợng khoa học-công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trƣờng.

+ Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hƣớng sạch hơn và thân thiện với môi trƣờng.

+ Thực hiện quá trình "công nghiệp hoá sạch". + Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.

+ Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phƣơng phát triển bền vững.

- Phát triển bền vững xã hội bao gồm 5 nội dung:

+ Tập trung nỗ lực để xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm.

+ Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng dân số và tình trạng thiếu việc làm.

+ Định hƣớng quá trình đô thị hoá và di dân nhằm phân bố hợp lý dân cƣ và lực lƣợng lao động theo vùng, bảo vệ môi trƣờng bền vững ở các địa phƣơng, trƣớc hết là các đô thị.

nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nƣớc.

+ Phát triển về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trƣờng sống.

- Phát triển bền vững môi trƣờng bao gồm 9 nội dung:

+ Sử dụng hợp lý, bền vững và chống thoái hoá tài nguyên đất. + Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên khoáng sản. + Bảo vệ môi trƣờng nƣớc và sử dụng bền vững tài nguyên nƣớc. + Bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên biển, ven biển, hải đảo.

+ Bảo vệ và phát triển rừng.

+ Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp. + Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.

+ Bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hƣởng có hại của biến đổi khí hậu, góp phần phòng, chống thiên tai.

Nhân tố thể chế lúc đầu cũng đƣợc đƣa vào nội dung của phát triển bền vững nhƣng sau này đã đƣợc loại bỏ. Theo tác giả, đây là sự lựa chọn đúng đắn. Lý do, thể chế là yếu tố bên ngoài, là các chính sách, hoạt động của Nhà nƣớc, là những quy định, luật lệ trong xã hội có tác động tới cả ba mặt của quá trình phát triển. Không cần thiết phải có các chỉ tiêu liên quan đến vấn đề thể chế vì ảnh hƣởng của nhân tố này sẽ đƣợc biểu hiện trực tiếp trên các kết quả kinh tế, xã hội hay môi trƣờng thông qua hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam (Trang 28 - 30)