5. Kết cấu của luận án
3.2. Phân tích xu thế phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 2010
thống chỉ tiêu, nghiên cứu sẽ chọn kết quả từ cách tính thứ nhất, tính bình quân nhân giản đơn từ các chỉ số riêng biệt, làm cơ sở phân tích thực trạng phát triển bền vững của Việt Nam.
3.2. Phân tích xu thế phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 2010
3.2.1. Lựa chọn phương pháp phân tích
Để phân tích xu thế phát triển bền vững ở Việt Nam, hai phƣơng pháp thống kê thông dụng là bảng thống kê, đồ thị thống kê.
Sử dụng phƣơng pháp bảng và đồ thị thống kê, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát bằng trực giác về xu hƣớng phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 10 năm vừa qua.
3.2.2. Xu hướng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
Qua phân tích, đề tài thống nhất lựa chọn cách tính chỉ số phát triển bền vững dựa vào các chỉ số riêng biệt, sử dụng số bình quân nhân giản đơn. Kết quả tính toán phản ánh trong bảng 3.9.
Bảng 3.9. Chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010
Đơn vị tính: lần
Năm
Chỉ số 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
PTBV 0.295 0.344 0.370 0.434 0.494 0.492 0.403 0.316 0.284 0.420
(Nguồn: tính toán của tác giả)
Do số liệu của các chỉ tiêu trong lĩnh vực môi trƣờng còn thiếu rất nhiều nên chỉ số tổng hợp phát triển bền vững phần lớn mới đánh giá đƣợc sự biến động chung về kinh tế và xã hội. Từ bảng số liệu, nhận thấy Việt Nam đã có những bƣớc
phát triển cụ thể theo thời gian, tuy nhiên, mức độ phát triển chỉ đạt mức trung bình. Để có cái nhìn rõ hơn, biểu diễn số liệu theo dạng đồ thị hình cột (đồ thị 3.4).
Đồ thị 3.4. Chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
Nhìn vào đồ thị, thực tế phát triển của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 không thực sự ổn định và bền vững. Thời gian đầu của thập kỷ này (từ 2001 đến 2005), xu hƣớng phát triển khá tốt. Chỉ số phát triển bền vững tăng dần theo thời gian, nếu nhƣ năm 2001 phát triển bền vững chỉ ở mức yếu là 0.295 thì tới năm 2005 đã bƣớc lên mức trung bình, đạt giá trị 0.494. Năm 2006, phát triển bền vững bắt đầu giảm nhẹ và từ 2007, phát triển bền vững giảm mạnh cho tới năm 2009. Chỉ số phát triển bền vững năm 2009 chỉ nằm trong khoảng phát triển hơi bền vững hay tính bền vững là yếu, thậm chí kém hơn năm 2001 với giá trị 0.284. Tuy nhiên, Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh trong năm 2010 với chỉ số phát triển bền vững đạt tới 0.420. Tuy chƣa đạt đƣợc mức phát triển bền vững của những năm giữa thập niên này nhƣng nhìn chung, tới năm 2010, Việt Nam đã có xu hƣớng phục hồi lại đà phát triển của mình. Tất cả những biến động trong giai đoạn 10 năm qua là do ảnh hƣởng bối cảnh chung của thế giới, cũng nhƣ của các chính sách kinh tế, xã hội tới các yếu tố của phát triển bền vững. Vấn đề này sẽ đƣợc phân tích kỹ ở phần sau.
0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 C h ỉ số Năm
Trong các nhân tố đóng góp vào phát triển bền vững, nhóm nhân tố nào có biến động mạnh, ảnh hƣởng tới biến động chung? Câu hỏi này đƣợc trả lời qua các đồ thị 3.5.
Đồ thị 3.5. Biến động của từng nhóm chỉ số thành phần phát triển bền vững giai đoạn 2001 - 2010
Nhóm chỉ tiêu tổng hợp chỉ có một chỉ tiêu đại diện là "Chỉ số phát triển con ngƣời" và nhóm chỉ tài nguyên và môi trƣờng cũng có duy nhất một chỉ tiêu"Tỷ lệ che phủ rừng" có số liệu thống kê. Hai chỉ tiêu này có xu hƣớng tăng nhƣng không biến động mạnh trong giai đoạn 2001 – 2010. Tuy nhiên, do giá trị của chỉ số tỷ lệ che phủ rừng lớn nên có ảnh hƣởng mạnh tới chỉ số bền vững nói chung. Từ đó, việc sử dụng công thức bình quân nhân giản đơn đối với tất cả 16 chỉ tiêu để giảm bớt ảnh hƣởng (hay là trọng số) của chỉ tiêu này tới phát triển bền vững (quyền số 1/16 thay vì ¼) là rất phù hợp.
Nhƣ vậy, còn hai nhóm chỉ tiêu sẽ có ảnh hƣởng lớn tới phát triển bền vững, đó là nhóm chỉ tiêu về kinh tế và nhóm chỉ tiêu về xã hội. Đồ thị 3.6 sẽ biểu hiện rõ hơn xu hƣớng biến động của hai nhóm chỉ tiêu này so với chỉ số phát triển bền vững. 0.000 0.100 0.200 0.300 0.400 0.500 0.600 0.700 0.800 0.900 1.000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng hợp Kinh tế Xã hội Môi trường PTBV chung
Đồ thị 3.6. Biến động của chỉ số thành phần kinh tế và chỉ số thành phần xã hội giai đoạn 2001 - 2010
Từ đồ thị, nhận thấy chỉ số của nhóm chỉ tiêu xã hội tăng lên khá đồng đều qua các năm, trừ 2006 và 2007. Giá trị của nhóm chỉ tiêu này trong năm 2001 chỉ là 0.163, tới năm 2010 đã lên tới 0.374. Điều đó chứng tỏ đời sống ngƣời dân cũng đƣợc cải thiện, tiến bộ dần theo thời gian. Tuy nhiên, cũng nhận thấy nhóm chỉ tiêu này có giá trị khá thấp so với các chỉ tiêu kinh tế. Nghĩa là, việc cải thiện đời sống con ngƣời chƣa theo kịp với phát triển kinh tế của Việt Nam. Cuộc sống và môi trƣờng sống của ngƣời dân vẫn là những vấn đề cần đƣợc quan tâm và ƣu tiên giải quyết.
Về lĩnh vực kinh tế, tốc độ phát triển nhanh và ổn định đƣợc duy trì liên tục từ năm 2000 tới 2005. Tuy nhiên, tới năm 2006, sự phát triển này có xu hƣớng chậm lại, và sang 2007, kinh tế bắt đầu giảm sút mạnh, chạm đáy vào năm 2009 với chỉ số thành phần kinh tế chỉ là 0.174. Sự phát triển này cũng phù hợp với thực tế năm 2008 xảy ra suy thoái, khủng hoảng kinh tế thế giới. Việt Nam cũng không phải trƣờng hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, qua từng bƣớc, Việt Nam cũng đã dần hồi phục và đến năm 2010, kinh tế cũng đã có bƣớc tiến, đƣa chỉ số phát triển bền vững
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Kinh tế Xã hội Chung
tăng cao hơn.
Qua đồ thị, xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu trong lĩnh vực kinh tế tƣơng tự với biến động chung của phát triển bền vững. Vậy, trong những chỉ tiêu kinh tế đó, chỉ tiêu nào có tác dụng quyết định tới sự biến động chung nhƣ vậy? Xét trong hai năm giảm sút mạnh về kinh tế là năm 2008 và 2009, phản ánh trong đồ thị 3.7.
Đồ thị 3.7. Biến động của từng chỉ số riêng biệt trong nhóm chỉ tiêu kinh tế năm 2008 - 2009
Với mỗi năm, sự biến động của mỗi chỉ tiêu lại khác nhau. Trong năm 2008, cán cân vãng lai là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút về kinh tế: xuống thấp nhất trong giai đoạn 10 năm, thâm hụt tới 10.79 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với các năm khác. Nguyên nhân thứ hai là do chỉ số giá tiêu dùng CPI hay lạm phát (CPI năm 2008 lên tới 123%). Sự sụt giảm của những chỉ số này là do trong những tháng đầu năm 2008, giá nguyên liệu, dầu mỏ và lƣơng thực tăng chóng mặt kèm theo chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa một cách quá mức của chính phủ trong những năm trƣớc đây đã tạo là chỉ số giá tiêu dùng tăng vọt. Đồng thời với đó, do nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế chịu tác động mạnh của khủng hoảng nhƣ xuất nhập khẩu: nền kinh tế phát triển quá nóng dẫn tới đầu tƣ tràn lan kém hiệu quả gây ra nhập khẩu tăng vọt đẩy thâm hụt thƣơng mại lên mức kỉ lục, trong khi thị
0.000 0.100 0.200 0.300 0.400 0.500 0.600 0.700 0.800 0.900 1.000 ICOR NSLĐ XH Tỷ trọng TFP CPI Cán cân vãng lai Bội chi NSNN Nợ nước ngoài 2008 2009
trƣờng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Mỹ và EU (chiếm khoảng gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu) - là những nền kinh tế rơi vào suy thoái nặng nề nhất, nên xuất khẩu bị thu hẹp.
Ngƣợc lại với 2008, năm 2009 Chính phủ thực hiện các gói kích cầu tạo nên sự hồi phục nhất định của quan hệ kinh tế quốc tế cũng nhƣ giữ tốc độ tăng giá tiêu dùng chỉ trong vòng một chữ số (nhờ sử dụng gói giải pháp kiềm chế lạm phát, chủ trƣơng thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt), nhƣng lại gây sự sụt giảm trong các chỉ số về tỷ trọng đóng góp của TFP vào tốc độ tăng trƣởng chung và bội chi ngân sách Nhà nƣớc. Đặc biệt là mức tăng trƣởng âm của TFP năm 2009 (-0.34%) đã gây ra sự tụt lùi của kinh tế nói chung. Điều đó cho thấy, dù tốc độ tăng trƣởng kinh tế có cao đến đâu, trong khi các chỉ tiêu kinh tế khác thấp đi, nền kinh tế cũng không thể duy trì bền vững đƣợc.
Nhƣ vậy, để đảm bảo phát triển bền vững, quá trình phát triển không thể coi trọng bất kỳ lĩnh vực nào trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Trong mỗi lĩnh vực đó, cũng lại không thể coi trọng bất cứ chỉ tiêu nào hơn vì mỗi thay đổi nhỏ của từng chỉ tiêu cũng có ảnh hƣởng nhất định tới phát triển bền vững. Quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi những chính sách cải cách phù hợp và từng bƣớc hoàn thiện.
3.3. Đánh giá chung về chỉ số phát triển bền vững và một số kiến nghị
3.3.1.Đánh giá chung về chỉ số phát triển bền vững
Từ kết quả tính toán thử nghiệm chỉ số phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, tác giả sẽ trở lại đánh giá sự phù hợp của hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững cũng nhƣ các công thức tính đã đề xuất ở chƣơng 2.
Thứ nhất, về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững:
- Số lƣợng chỉ tiêu còn khá nhiều, làm cho quy trình tính toán chỉ số chung trở nên cồng kềnh
- Một số chỉ tiêu chƣa đảm bảo thống nhất về phƣơng pháp tính, nguồn số liệu cũng nhƣ kỳ báo cáo khiến việc thu thập dữ liệu rất khó khăn, ảnh hƣởng tới độ chính xác của kết quả tính toán.
trong nhóm chỉ tiêu tài nguyên và môi trƣờng, dẫn tới việc tính trùng đối với chỉ số tổng hợp phát triển bền vững.
Thứ hai, về các công thức tính đề xuất. Việc đề xuất các bƣớc tính toán chỉ số tổng hợp phát triển bền vững là phƣơng pháp luận tổng quát để xác định chỉ số chung dựa trên hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững. Với sự thay đổi về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững sau này, việc nghiên cứu và phân tích trên đây vẫn có ý nghĩa nhất định về mặt lý luận.
Các chỉ số tính ra trong cùng một giai đoạn phải thống nhất phạm vi và phƣơng pháp tính để đảm bảo tính chất so sánh đƣợc. Tuy nhiên, đối với từng giai đoạn phát triển khác nhau có thể có những thay đổi khác nhau. Cụ thể:
- Việc xác định các giá trị tối đa, giá trị tối thiểu trong công thức tính chỉ số riêng biệt đã nêu chỉ mang tính chất tƣơng đối. Vì không có thông tin đầy đủ về mục tiêu phát triển mà Chính phủ đƣa ra ứng với từng chỉ tiêu trong giai đoạn phát triển 2001 – 2010, các giới hạn tối đa, giới hạn tối thiểu đƣợc chọn theo giá trị lớn nhất, nhỏ nhất hoặc giá trị xu hƣớng. Bên cạnh đó, nhóm chỉ tiêu hƣớng tâm cũng có một số chỉ tiêu chƣa xác định đƣợc giá trị tối ƣu nên gây khó khăn trong việc tính toán. Tác giả đã tham khảo các tài liệu khác nhau để đƣa ra đƣợc con số hợp lý. Tuy nhiên, để có đƣợc đánh giá chính xác nhất về phát triển bền vững cho các giai đoạn sau, cơ quan quản lý cần đƣa ra mục tiêu cần hƣớng tới một cách cụ thể, là cơ sở xác định các giá trị tối đa, tối thiểu hợp lý.
- Tầm quan trọng của từng chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu kinh tế, xã hội hay tài nguyên môi trƣờng mang tính lịch sử cụ thể. Do mục tiêu và chiến lƣợc phát triển khác nhau nên tầm quan trọng của từng chỉ tiêu trong các giai đoạn phát triển khác nhau cũng có thể thay đổi. Từ đó, cần xác định lại tầm quan trọng của từng chỉ tiêu trong các nhóm chỉ tiêu cụ thể trong các nghiên cứu sau này.
- Về công thức tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững, với điều kiện số liệu còn thiếu nhƣ giai đoạn 2001 – 2010, tính bình quân trực tiếp từ các chỉ số riêng biệt sẽ mang lại kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp có đầy đủ số liệu, cần tính chỉ số chung từ các chỉ số thành phần, đảm bảo theo đúng nội dung phát triển bền vững: phát triển hài hòa, cân đối ba mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Nhƣ vậy, tùy thuộc vào tƣơng quan số liệu thu thập đƣợc của từng nhóm chỉ tiêu để lựa chọn công thức phù hợp nhất.
3.3.2. Một số kiến nghị và giải pháp về công tác thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam vững ở Việt Nam
Qua các phân tích, hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định về số lƣợng, nội dung, phƣơng pháp tính và nguồn số liệu của các chỉ tiêu. Điều đó làm ảnh hƣởng nhiều tới kết quả chỉ số tổng hợp phát triển bền vững tính toán đƣợc. Để có thể hoàn thiện hơn, cần có sự thống nhất và phân chia nhiệm vụ giữa các cơ quan có liên quan.
3.3.2.1. Kiến nghị
Hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững là hệ thống chỉ tiêu mang tính vĩ mô, thuộc sự quản lý của các cơ quan Nhà nƣớc, bao gồm nhiều chỉ tiêu phản ánh các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Dựa vào số liệu tổng hợp từ hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững, mỗi quốc gia có thể có cái nhìn khái quát nhất về tình trạng phát triển của đất nƣớc mình để từ đó đƣa ra những chính sách phát triển phù hợp. Chính vì vậy, để đảm bảo tính khả thi của hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững đã đề xuất cần có sự quan tâm của các cơ quan Nhà nƣớc theo các cấp độ khác nhau. Cụ thể:
- Đối với Hội đồng phát triển bền vững quốc gia: Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia cần tổ chức một bộ phận chuyên trách để phân tích các chỉ tiêu thống kê tổng hợp đƣợc, qua đó đánh giá tình trạng phát triển bền vững ở Việt Nam trong từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, Hội đồng phát triển bền vững quốc gia đề xuất với Chính phủ những định hƣớng, chính sách, mục tiêu phát triển bền vững cho những năm tiếp theo. Các mục tiêu phát triển này sẽ là cơ sở thực tế để xác định các giá trị tối đa, giá trị tối thiểu trong công thức tính chỉ số riêng biệt đã đề xuất.
- Đối với ngành Thống kê: Ngành Thống kê ở Việt nam đƣợc tổ chức theo ngành dọc từ Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Tỉnh, Thành phố và các Chi cục Thống kê quận, huyện…
+ Tổng cục Thống kê là cơ quan cao nhất của ngành Thống kê Việt Nam, cần thực hiện rà soát lại các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền
vững để có đƣợc hệ thống chỉ tiêu đánh giá tốt nhất quá trình phát triển ở Việt Nam. Từ đó, Tổng cục Thống kê cũng cần nghiên cứu để đƣa ra phƣơng pháp tính cụ thể, thống nhất chỉ số tổng hợp phát triển bền vững, giúp Hội đồng phát triển bền vững quốc gia trong đánh giá, phân tích thực trạng phát triển của đất nƣớc.