Công thức tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam (Trang 80 - 83)

5. Kết cấu của luận án

2.2.3. Công thức tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững

Hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững gồm bốn nhóm chỉ tiêu: kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trƣờng và chỉ tiêu tổng hợp. Chỉ số tổng hợp phát triển bền vững sẽ đƣợc tính từ bốn chỉ tiêu thành phần này. Công thức đƣa ra vẫn dựa trên nguyên tắc tính số bình quân. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp này cần quyết định sẽ sử dụng công thức bình quân có trọng số hay không.

Theo nội dung phát triển bền vững cũng nhƣ quan điểm phát triển của Việt Nam, phát triển bền vững là sự phát triển cân đối, hài hòa giữa ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trƣờng, không coi nhẹ lĩnh vực nào. Vì thế, sự đóng góp của các lĩnh vực này đối với quá trình phát triển là nhƣ nhau. Bên cạnh đó, hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững có thêm nhóm chỉ tiêu tổng hợp gồm ba chỉ tiêu đánh giá chung quá trình phát triển thông qua các mối liên hệ kinh tế - xã hội - môi trƣờng. Vì các lĩnh vực có vai trò nhƣ nhau trong phát triển bền vững, nhóm chỉ tiêu tổng hợp cũng sẽ có vai trò quan trọng nhƣ các nhóm chỉ tiêu khác.

Từ đó, tác giả chọn công thức bình quân nhân giản đơn (không trọng số) để tính toán chỉ số tổng hợp phát triển bền vững. Đây là phƣơng pháp tính đảm bảo nội dung, ý nghĩa phát triển bền vững và dễ thực hiện.

Công thức tính: 4 MT XH KT TH I I I I I   

Ngoài ra, trong điều kiện thiếu số liệu, nếu số lƣợng chỉ tiêu trong mỗi nhóm không đủ để đại diện cho nhóm chỉ tiêu đó, chỉ số thành phần tính ra sẽ không phản ánh chính xác thực tế phát triển. Khi đó, cần tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững trực tiếp từ các chỉ số riêng biệt, trong đó coi vai trò của từng chỉ tiêu đóng góp là nhƣ nhau. Công thức bình quân nhân sử dụng trong trƣờng hợp này có dạng tổng quát: n n 1 i i I I   

Theo các công thức nêu trên, nhận thấy các chỉ số tổng hợp phát triển bền vững luôn nhận giá trị trong khoảng 0 – 1. Các mức giá trị khác nhau sẽ cho thấy các trình độ phát triển bền vững khác nhau. Từ đó, tác giả tạm đề xuất thang đo phát triển để khi tính toán kết quả chỉ số tổng hợp, có thể xác định đƣợc phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay đang ở mức độ nào.

0.0 - 0.2: Phát triển kém bền vững 0.2 - 0.4: Phát triển hơi bền vững 0.4 - 0.6: Phát triển tƣơng đối bền vững 0.6 - 0.8: Phát triển khá bền vững 0.8 - 1.0: Phát triển rất bền vững

Việc xây dựng các công thức tính chỉ số riêng biệt, chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp phát triển bền vững nêu trên đƣợc nghiên cứu, phân tích và áp dụng cụ thể đối với bộ chỉ tiêu thống kê gồm 30 chỉ tiêu do Chính phủ ban hành ngày 12/4/2012. Do đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển, hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững sẽ có những thay đổi trong các giai đoạn sau. Tuy nhiên, cách tính từng loại chỉ số đối với các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê sau này vẫn có thể dựa trên nguyên tắc và phƣơng pháp đề xuất.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

quan các nghiên cứu về chỉ số tổng hợp và đề xuất phƣơng pháp tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững tại Việt Nam. Đây là nội dung chính của luận án.

Các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đƣợc chia thành ba nhóm chỉ tiêu thuận, chỉ tiêu nghịch và chỉ tiêu hƣớng tâm. Trong từng nhóm chỉ tiêu, tác giả xác định các công thức tính chỉ số riêng biệt và giá trị tối đa, giá trị tối thiểu phù hợp. Từ các chỉ số riêng biệt, tác giả phân tích và lựa chọn các công thức tính chỉ số thành phần khác nhau trên cơ sở tính bình quân: bình quân cộng hay bình quân nhân, bình quân nhân giản đơn hay bình quân nhân gia quyền. Sau đó, tác giả đi vào giải quyết vấn đề xác định quyền số trong công thức gia quyền.

Nội dung cuối cùng của chƣơng 2 là xây dựng công thức tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững. Tác giả đƣa ra hai công thức tính: tính bình quân trực tiếp từ chỉ số riêng biệt trong trƣờng hợp thiếu số liệu và tính bình quân gián tiếp từ các chỉ số thành phần khi số liệu thu thập đƣợc tƣơng đối đầy đủ.

Sau khi xây dựng đƣợc các công thức tính, vấn đề đặt ra là: Các công thức, cách tính đã nêu có thực sự khác biệt trong đánh giá phát triển bền vững hay không? Nên lựa chọn cách tính nào để sử dụng thực tế?... Điều này không thể chỉ sử dụng lý luận mà cần phải có luận cứ thực tế để chứng minh. Số liệu thực tế phát triển của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 sẽ đƣợc áp dụng vào phần lý thuyết nêu trên để tính toán thử nghiệm, lựa chọn công thức tính phù hợp và chứng minh tính khả thi của nghiên cứu.

CHƢƠNG 3. TÍNH TOÁN THỬ NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010

Để lựa chọn đƣợc phƣơng pháp tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững tốt nhất, chƣơng 3 sẽ sử dụng số liệu thực tế của Việt nam giai đoạn 2000 - 2010 để tính toán thử nghiệm và so sánh. Kết quả tính toán, phân tích sẽ cho kết luận phù hợp và giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về quá trình phát triển của Việt Nam giai đoạn mƣời năm qua.

Chƣơng 3 “Tính toán thử nghiệm và phân tích biến động chỉ số tổng hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam (Trang 80 - 83)