Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững trên thế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam (Trang 31 - 33)

5. Kết cấu của luận án

1.4.2. Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững trên thế

trên thế giới

Bắt đầu vào năm 1995, đáp ứng yêu cầu của Hội đồng phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UN CSD), Ủy ban kinh tế và các vấn đề xã hội Liên hợp quốc hợp tác với các chuyên gia từ các tổ chức quốc tế và các thành viên khác đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê gồm 134 chỉ tiêu quốc gia về phát triển bền vững.

Trong suốt 2 năm 1995 - 1996, các tổ chức tham gia tƣ vấn đã phác thảo phƣơng pháp tính cho từng chỉ tiêu. Những chỉ tiên này đƣợc tổng hợp trong “sách xanh” đƣợc ban hành phổ biến, rộng rãi.

Từ năm 1996 đến 1999, 22 quốc gia trên thế giới đã tự nguyện kiểm định hệ thống chỉ tiêu này theo hàng loạt các tóm tắt hƣớng dẫn và hội thảo đào tạo. Sau khi thực hiện, phần lớn các quốc gia đều cho rằng hệ thống chỉ tiêu này bao gồm quá nhiều chỉ tiêu và khó có thể quản lý đƣợc. Kết quả là, năm 2001, UN CSD đã đƣa ra hệ thống chỉ tiêu khuyến nghị gồm 15 chủ đề chính, 38 chủ đề nhánh và 58 chỉ tiêu (Phụ lục 1). Hệ thống chỉ tiêu này đƣợc sửa đổi một lần nữa vào năm 2006, đƣợc Ủy ban kinh tế và các vấn đề xã hội giới thiệu trong ấn phẩm “Chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững: Hƣớng dẫn và phƣơng pháp luận” đƣợc xuất bản năm 2007. Đây là hệ thống chỉ tiêu tổng quát, phản ánh đa dạng các khía cạnh của phát triển bền vững và là cơ sở để các quốc gia xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững cho riêng mình.

Các tổ chức khác của Liên hợp quốc cũng giới thiệu hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững. Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) lại chia hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững thành 2 nhóm chính: nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng cuộc sống và nhóm chỉ tiêu bền vững về sinh thái. Trong đó, cơ quan này tập trung nhiều ở 2 chỉ tiêu chỉ số phát triển con ngƣời (HDI – human development index) và các chỉ tiêu về quyền tự do của con ngƣời (HFI – human freedom index), bao gồm: việc làm, tôn trọng quyền con ngƣời, an ninh, không có bạo lực.... Bên cạnh đó, chƣơng trình môi trƣờng Liên hợp quốc (UNEP) chuẩn bị hệ thống thƣớc đo nền kinh tế xanh. Gần đây, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) giới thiệu chỉ số cuộc sống tốt đẹp hơn (BLI - Your Better Life Index) và hệ thống chỉ tiêu cho chiến lƣợc phát triển xanh (Green Growth Strategy),…

Ngoài ra, các tổ chức xã hội và phi chính phủ cũng nghiên cứu và giới thiệu các chỉ số quốc gia nhƣ chỉ số Dấu chân sinh thái (EF - Ecological Footprint), chỉ số xã hội bền vững... Giới học viện cũng đƣa ra các chỉ số nhƣ Chỉ số hạnh phúc toàn cầu (HPI - Happy Planet Index), Chỉ số bền vững về môi trƣờng và chỉ số phúc lợi

kinh tế bền vững (the Index of Sustainable Economic Welfare)...

Dựa vào khuyến nghị của UN CSD và thực tế phát triển, nhiều quốc gia đã đƣa ra các chiến lƣợc phát triển bền vững AGENDA-21 cùng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững với số lƣợng và nội dung khác nhau: Indonesia (21 chỉ tiêu), Trung Quốc (80 chỉ tiêu), Thái Lan (16 chỉ tiêu), Thụy Điển (30 chỉ tiêu), Anh (15 chỉ tiêu), Mỹ (32 chỉ tiêu)...

So sánh các hệ thống chỉ trên, nhận thấy có một số chỉ tiêu đặc thù các quốc gia đều sử dụng nhƣ: hệ số GINI, tỷ lệ thất nghiệp, GDP bình quân đầu ngƣời, phát thải khí CO2.... Đây là những chỉ tiêu chung, phản ánh tổng quát tình trạng phát triển bền vững trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu khuyến nghị của UN CSD. Ngoài ra, một điểm chung dễ nhận thấy ở các hệ thống chỉ tiêu này là số lƣợng chỉ tiêu trong lĩnh vực môi trƣờng chiếm tỷ trọng không lớn (2/21 chỉ tiêu của Indonesia, 2/16 chỉ tiêu của Thái Lan, 6/30 chỉ tiêu của Thụy Điển,...). Chỉ có ở Trung Quốc và Anh, số lƣợng các chỉ tiêu lĩnh vực môi trƣờng có cân đối hơn. Điều đó cho thấy sự lựa chọn chỉ tiêu của các quốc gia còn phụ thuộc vào quan điểm, thực trạng và trình độ phát triển của từng nƣớc. Cũng nhƣ có một số chỉ tiêu đặc thù mà mỗi quốc gia sẽ đƣa ra riêng. Ví dụ nhƣ ở Thụy Điển, tuy chỉ có 6 chỉ tiêu thuộc lĩnh vực môi trƣờng nhƣng do mối quan tâm về khai thác hải sản mà quốc gia này thêm chỉ tiêu “Khai thác cá trích ở biển Ban Tíc” trong hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững của mình.

Nhƣ vậy, theo kinh nghiệm thế giới, hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững cần dựa vào khuyến nghị của UN CSD để lựa chọn những chỉ tiêu then chốt, tổng quát nhất. Tiếp đó, cần dựa vào những đặc điểm riêng có của từng quốc gia để thêm vào hệ thống chỉ tiêu những chỉ tiêu phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)