Đánh giá chung về chỉ số phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam (Trang 105 - 107)

5. Kết cấu của luận án

3.3.1. Đánh giá chung về chỉ số phát triển bền vững

Từ kết quả tính toán thử nghiệm chỉ số phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, tác giả sẽ trở lại đánh giá sự phù hợp của hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững cũng nhƣ các công thức tính đã đề xuất ở chƣơng 2.

Thứ nhất, về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững:

- Số lƣợng chỉ tiêu còn khá nhiều, làm cho quy trình tính toán chỉ số chung trở nên cồng kềnh

- Một số chỉ tiêu chƣa đảm bảo thống nhất về phƣơng pháp tính, nguồn số liệu cũng nhƣ kỳ báo cáo khiến việc thu thập dữ liệu rất khó khăn, ảnh hƣởng tới độ chính xác của kết quả tính toán.

trong nhóm chỉ tiêu tài nguyên và môi trƣờng, dẫn tới việc tính trùng đối với chỉ số tổng hợp phát triển bền vững.

Thứ hai, về các công thức tính đề xuất. Việc đề xuất các bƣớc tính toán chỉ số tổng hợp phát triển bền vững là phƣơng pháp luận tổng quát để xác định chỉ số chung dựa trên hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững. Với sự thay đổi về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững sau này, việc nghiên cứu và phân tích trên đây vẫn có ý nghĩa nhất định về mặt lý luận.

Các chỉ số tính ra trong cùng một giai đoạn phải thống nhất phạm vi và phƣơng pháp tính để đảm bảo tính chất so sánh đƣợc. Tuy nhiên, đối với từng giai đoạn phát triển khác nhau có thể có những thay đổi khác nhau. Cụ thể:

- Việc xác định các giá trị tối đa, giá trị tối thiểu trong công thức tính chỉ số riêng biệt đã nêu chỉ mang tính chất tƣơng đối. Vì không có thông tin đầy đủ về mục tiêu phát triển mà Chính phủ đƣa ra ứng với từng chỉ tiêu trong giai đoạn phát triển 2001 – 2010, các giới hạn tối đa, giới hạn tối thiểu đƣợc chọn theo giá trị lớn nhất, nhỏ nhất hoặc giá trị xu hƣớng. Bên cạnh đó, nhóm chỉ tiêu hƣớng tâm cũng có một số chỉ tiêu chƣa xác định đƣợc giá trị tối ƣu nên gây khó khăn trong việc tính toán. Tác giả đã tham khảo các tài liệu khác nhau để đƣa ra đƣợc con số hợp lý. Tuy nhiên, để có đƣợc đánh giá chính xác nhất về phát triển bền vững cho các giai đoạn sau, cơ quan quản lý cần đƣa ra mục tiêu cần hƣớng tới một cách cụ thể, là cơ sở xác định các giá trị tối đa, tối thiểu hợp lý.

- Tầm quan trọng của từng chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu kinh tế, xã hội hay tài nguyên môi trƣờng mang tính lịch sử cụ thể. Do mục tiêu và chiến lƣợc phát triển khác nhau nên tầm quan trọng của từng chỉ tiêu trong các giai đoạn phát triển khác nhau cũng có thể thay đổi. Từ đó, cần xác định lại tầm quan trọng của từng chỉ tiêu trong các nhóm chỉ tiêu cụ thể trong các nghiên cứu sau này.

- Về công thức tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững, với điều kiện số liệu còn thiếu nhƣ giai đoạn 2001 – 2010, tính bình quân trực tiếp từ các chỉ số riêng biệt sẽ mang lại kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp có đầy đủ số liệu, cần tính chỉ số chung từ các chỉ số thành phần, đảm bảo theo đúng nội dung phát triển bền vững: phát triển hài hòa, cân đối ba mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

Nhƣ vậy, tùy thuộc vào tƣơng quan số liệu thu thập đƣợc của từng nhóm chỉ tiêu để lựa chọn công thức phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)