5.1.Kết luận
1. Thành phần sâu hại trên đậu t−ơng vụ đông 2005, vụ xuân 2006 tại Ch−ơng Mỹ – Hà Tây là khá phong phú, vụ đông 2005 (33 loài), vụ xuân 2006 (44 loài), trong đó bộ cánh vảy và bộ cánh thẳng có số l−ợng loài xuất hiện nhiều nhất. Các loài sâu hại chính là sâu cuốn lá đầu nâu, sâu đục quả, sâu khoang.
2. Thành phần côn trùng và nhện lớn bắt mồi trên đậu t−ơng vụ đông 2005, vụ xuân 2006 tại Ch−ơng mỹ – Hà Tây là khá phong phú, vụ đông 2005 (26 loài), vụ xuân 2006 (41 loài), trong đó bộ cánh cứng xuất hiện nhiều nhất, phổ biến là các loài thuộc họ bọ chân chạy.
3. Một số đặc điểm hình thái học, sinh vật học của bọ chân chạy đen
Harpalus sinicus Hope.
+ Kích th−ớc trung bình của tr−ởng thành chân chạy đen H. sinicus: Con đực : Dài: 12,70 ± 0,32 mm Rộng: 4,77 ± 0,15mm Con cái : Dài: 13,51 ± 0,48 mm Rộng: 5,00 ± 0,13mm + Bọ chân chạy đen thích ăn các loại sâu cuốn lá hơn sâu xanh, sâu khoang. Khả năng tiêu diệt sâu cuốn lá của bọ chân chạy đen là 7,94 (con/ngày).
+ Khả năng nhịn đói cuả chân chạy đen là khá dài (15,42 ± 0,77 ngày) và khả năng nhịn đói của con cái lớn hơn con đực.
4. Diễn biến mật độ một số loài sâu hại chính và thiên địch trên đậu t−ơng vụ đông 2005, vụ xuân 2006 tại Ch−ơng Mỹ – Hà Tây.
+ Tại Ch−ơng Mỹ – Hà Tây qua theo dõi chúng tối thấy diễn mật độ sâu cuốn lá và sâu khoang ở vụ đông 2005 là thấp hơn nhiều so với vụ xuân 2006. Sau khi phun thuốc mật độ sâu cuốn lá và sâu khoang giảm đáng kể cả ở vụ đông 2005 và vụ xuân 2006.
+ Diễn biến mật độ bọ chân chạy tổng số trên đậu t−ơng ở Ch−ơng Mỹ- Hà Tây thấy rằng tại ruộng không phun thuốc thì mật độ bọ chân chạy vào bẫy hố là cao hơn hẳn tại ruộng phun thuốc.
+ Mối quan hệ của sâu cuốn lá và mật độ bọ chân chạy.
Mật độ bọ chân chạy đen và mật độ sâu cuốn lá trên đậu t−ơng vụ xuân 2006 có t−ơng quan chặt cả ở ba xã, với hệ số t−ơng quan t−ơng ứng Quảng Bị, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong là 0,837; 0,772 và 0,863.
5. ảnh h−ởng của số lần phun thuốc đến diễn biến mật độ bọ chân chạy đen
Harpalus sinicus Hopetrên đậu t−ơng vụ xuân 2006 tại Ch−ơng Mỹ.
Qua điều tra theo rõi thì số lần phun thuốc ảnh h−ởng rất lớn đến mật độ ấu trùng và tr−ởng thành bọ chân chạy đen.
Công thức I đối chứng không phun thuốc mật độ ấu trùng và tr−ởng thành bọ chân chạy đen là cao nhất. Công thức IV phun 4 lần thì mật độ ấu trùng và tr−ởng thành bọ chân chạy đen là thấp nhất.
5.2. Đề Nghị
1. Bọ chân chạy đen Harpalus sinicus Hope có khả năng kiềm chế số l−ợng lớn sâu cuốn lá trên đậu t−ơng, cần tiếp tục nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của nó để có thể lợi dụng chúng trong phòng trừ sâu hại. 2. Côn trùng họ bọ chân chạy rất có ý nghĩa trong việc điều hòa số l−ợng sâu hại trên đồng ruộng, nh−ng lại rất mẫn cảm với thuốc Bảo vệ thực vật. Nếu cần thiết phải phun thuốc cần tránh phun vào giai đoạn cây đậu t−ơng có nụ hoa đến quả chắc xanh vì đây là thời điểm chúng có mật độ cao.
Tài liệu tham khảo