3. Nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu
3.3.2.1. Ngoài đồng ruộng
a. Xác định, thu thập thành phần sâu hại, côn trùng bắt mồi và nhện lớn bắt mồi trên đậu t−ơng.
Để xác định thành phần sâu hại và côn trùng, nhện lớn bắt mồi ăn thịt chúng, tôi tiến hành điều tra trên giống đậu t−ơng DT84 trên cánh đồng sản xuất của 3 xã Quảng Bị, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong và khu ruộng thí
nghiệm trồng đậu t−ơng khoa Nông học tr−ờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây theo ph−ơng pháp điều tra tự do, không cố định điểm, định kỳ 7 ngày 1 lần trong suốt thời vụ trồng đậu t−ơng và sau thu hoạch. Khi điều tra thu thập tất cả các loài sâu hại và côn trùng, nhện lớn bắt mồi bắt gặp.
Ph−ơng pháp điều tra:
- Đối với các loài côn trùng và nhện bay, sống trên cây dùng vợt để bắt tr−ởng thành, dùng tay để bắt sâu non, nhộng bộ cánh vẩy, nhộng bộ cánh cứng…
- Đối với côn trùng và nhện sống d−ới đất dùng bẫy hố để thu bắt. Nguyên liệu làm bẫy hố là vỏ chai Lavie, Aquafina cắt ngắn và lấy chính phần cắt ra để làm miệng phễu. Mỗi điểm đặt 20 bẫy cố định theo hình chữ Z, ở giữa các luống đậu t−ơng, mỗi bẫy đặt cách nhau 8m, đ−ợc chôn ngay d−ới mặt đất sao cho miệng bẫy cao bằng mặt đất và nguỵ trang thật tự nhiên. Thu bẫy định kỳ 7 ngày/1lần trong suốt vụ trồng đậu t−ơng. Ngoài ra, có thể thu đ−ợc mẫu bằng cách bới đất ở các bờ ruộng đất tơi xốp hoặc d−ới các hòn đất to có độ ẩm cao có phủ cỏ khô hoặc thân cây đậu t−ơng phía trên. Nh−ng ph−ơng pháp này dựa nhiều vào kinh nghiệm.
b. Điều tra diễn biến mật độ sâu hại chính và côn trùng bắt mồi bộ cánh cứng – Coleoptera.
Điều tra diễn biến một số loài:
- Sâu cuốn lá đậu t−ơng Hedylepta indicata Fabr. - Sâu khoang Spodoptera litura Fabr.
- Chân chạy tổng số và chân chạy đen Harpalus sinicus Hope.
Việc điều tra diễn biến mật độ sâu hại đ−ợc tiến hành 7 ngày 1 lần. Điều tra cố định theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra trong diện tích 10m2 10 cây đậu t−ơng ngẫu nhiên.
Việc điều tra diễn biến mật độ bọ chân chạy tổng số và chân chạy đen
Harpalus sinicus Hope đ−ợc tiến hành dựa vào l−ợng chân chạy vào bẫy hố trong 7 ngày. Đặt bẫy trên 2 khu ruộng tại xã Quảng Bị, Hoàng Văn Thụ,
Hồng Phong, mỗi ruộng có diện tích 360m2, mỗi ruộng đặt 20 bẫy theo hình chữ Z, bẫy đặt ở giữa các luống đậu, mỗi bẫy cách nhau 8m, đ−ợc chôn sao cho miệng bẫy bằng với mặt đất. Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần thu mẫu rồi ngâm vào cồn 70o để bảo quản và định loại.
c. Tìm hiểu ảnh h−ởng của số lần phun thuốc trừ sâu đến diễn biến mật độ ấu trùng và tr−ởng thành bọ chân chạyHarpalus sinicus Hope.
Chúng tôi bố trí theo 4 công thức
Công thức I: Đối chứng không phun thuốc
Công thức II: Phun 1 lần vào giai đoạn hoa – quả non, phun thuốc Sumicidin 20ND.
Công thức III: Phun thuốc 2 lần vào giai đoạn hoa – quả non và quả chắc xanh. Lần 1 phun thuốc Sumicidin 20ND, lần 2 phun thuốc Padan 95SP.
Công thức IV: Phun thuốc 4 lần (theo nông dân). Lần 1 phun thuốc Sumicidin 20ND, lần 2 phun thuốc Padan 95SP, lần 3 phun thuốc Sumicidin 20ND, lần 4 phun thuốc Padan 95SP.
Thí nghiệm không lặp lại, diện tích mỗi công thức 300m2. Thuốc trừ sâu sử dụng cho thí nghiệm là các loại thuốc trong sản xuất nông dân đang dùng (Sumicidin 20ND và Padan 95SP), nồng độ 0,1%, l−ợng dùng 20lít/ sào.