Một số đề xuất khả năng bảo vệ và lợi dụng côn trùng và nhện lớn bắt mồ

Một phần của tài liệu Điều tra nghiên cứu thành phần thiên địch( côn trùng và nhên lớn bắt mồi) của sâu hại chính trên đậu tương vụ 2005,2006 tại chương mĩ hà tây (Trang 93 - 94)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.6. Một số đề xuất khả năng bảo vệ và lợi dụng côn trùng và nhện lớn bắt mồ

nhện lớn bắt mồi trong phòng trừ tổng hợp sâu hại đậu t−ơng

Trong một quần xã sinh vật qua nhiều nghiên cứu ng−ời ta đã thấy rằng các loài sống gần nhau không phải ngẫu nhiên mà theo một quy luật nhất định, đó là quy luật về chuỗi thức ăn và l−ới thức ăn. Chính các quy luật này đã xếp các sinh vật thành các tập hợp dây chuyền dinh d−ỡng. Trong một chuỗi thức ăn bao giờ cũng có nhiều mắt xích, mắt xích phía sau bao giờ cũng khai thác năng l−ợng từ mắt xích phía tr−ớc. Trong một chuỗi thức ăn ổn định thì các mắt xích trong đó luôn có mối quan hệ hỗ trợ và kìm hãm nhau.

Nếu xét trong quần thể sinh vật trên ruộng đậu t−ơng, thì cây đậu t−ơng chính là sinh vật sản xuất, các loài sâu hại chính là sinh vật tiêu thụ bậc 1, các loài kẻ thù tự nhiên của sâu hại chính là sinh vật tiêu thụ bậc 2. Trong mối quan hệ này chúng ta thấy rằng quần thể sinh vật trên ruộng đậu t−ơng luôn h−ớng tới một sự cân bằng, tức là các loài luôn kìm hãm số l−ợng của nhau và không cho một loài nào bùng phát mạnh về số l−ợng để các loài cùng tồn tại với một số l−ợng hợp lý. Nếu sự cân bằng bị phá vỡ sẽ dẫn đến cấu trúc quần thể sinh vật bị thay đổi, khi ấy sẽ có một hoặc một số loài bùng phát mạnh về số l−ợng và có thể gây ra dịch. đặc biệt là những hoạt động của con ng−ời, chẳng hạn khi chúng ta sử dụng thuốc trừ sâu không hợp lý thiếu sự lựa chọn có thể dẫn đến một số l−ợng lớn các loài thiên địch có ích bị tiêu diệt tạo điều kiện cho các loài sâu hại bùng phát số l−ợng sẽ dẫn đến sự mất cân bằng.

Qua quá trình điều tra tại Ch−ơng Mỹ – Hà Tây chúng tôi nhận thấy rằng số l−ợng các loài thiên đich là rất phong phú đặc biệt là các loài thiên địch thuộc bộ cánh cứng nh− bọ chân chạy, bọ rùa... Nếu chúng ta biết tận dụng các loài thiên địch này một cách hợp lý, sử dụng thuốc trừ sâu đúng lúc và có chọn lọc để bảo vệ các loài thiên địch thì trong thực tế sản xuất sẽ hạn chế đ−ợc rất nhiều sự phá hại của các loài sâu hại, giảm chi phí về bảo vệ thực vật và tránh đ−ợc những tác động xấu đến môi tr−ờng mà vẫn đem lại hiệu quả cho ng−ời sản xuất nông nghiệp. Điều này là rất hữu ích và cần thiết để h−ớng tới một nền nông nghiệp bền vững và cân bằng.

Một phần của tài liệu Điều tra nghiên cứu thành phần thiên địch( côn trùng và nhên lớn bắt mồi) của sâu hại chính trên đậu tương vụ 2005,2006 tại chương mĩ hà tây (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)