Những quan điểm chủ yếu phát triển kinh tế hộ nông dân theo h−ớng đa dạng hoá

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng đa dạng hóa thu nhập tại huyện ĐRÔNG BUK, tỉnh ĐĂKLĂK (Trang 107 - 109)

4. KếT QUả NGHIÊN CứU Và THảO LUậN

4.4.1. Những quan điểm chủ yếu phát triển kinh tế hộ nông dân theo h−ớng đa dạng hoá

hoá thu nhập huyện Krông Buk

h−ớng đa dạng hóa thu nhập là:

Về trồng trọt:

Tiếp tục chuyển đổi một số diện tích cà phê kém hiệu quả sang trồng cây khác cho hiệu quả kinh tế hơn. Bố trí trồng ca cao xen cà fê, trồng xen điều cao sản trong cà fê và trong n−ơng rẫy sản xuất màu, l−ơng thực.

Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, tìm những loại cây trồng thích hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao.Tiếp tục rà soát, quy hoạch, điều chỉnh lại sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai thác lợi thế của từng vùng sinh thái để tăng hiệu quả sản xuất, gắn với thị tr−ờng và phát triển bền vững.

Tăng c−ờng công tác khuyến nông để h−ớng dẫn cho nông dân kỹ thuật sản xuất tiên tiến, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tăng c−ờng cải tạo v−ờn tạp, mạnh dạn đầu t− những giống cây ăn quả cho chất l−ợng cao, thị tr−ờng −a chuộng nh− vải thiều, nhIn, sầu riêng, chôm chôm, các loại cây có múi nh− cam, b−ởi, thay giống bơ chính vụ sang giống bơ ghép trái vụ… những loại cây mà trên địa bàn huyện đI có mô hình cho hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao thu nhập cho ng−ời dân, và tạo ra nhiều nguồn thu cho hộ nông dân.

Hỗ trợ giống, đầu t− cơ sở hạ tầng, h−ớng dẫn cách làm ăn cho những hộ, xI khó khăn thuộc ch−ơng trình 135.

Chăn nuôi:

Trong chăn nuôi kết hợp nhiều loại con, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản... Khuyến khích chăn nuôi gia súc theo quy mô trang trại, chủ động nguồn thức ăn chất l−ợng bằng việc trồng cỏ, cây thức ăn gia súc, giảm dần việc chăn thả, tận dụng các phụ phẩm của trồng trọt nh− thân, lá, lõi ngô, rơm ủ chua hoặc phơi khô để dự trữ thức ăn vào mùa khô, tăng thêm tích lũy cho hộ nông dân vì không phải mua thức ăn cho gia súc.

Đẩy mạnh các ch−ơng trình cải tạo đàn bò để nâng cao chất l−ợng đàn bò, nhất là bò địa ph−ơng. Tăng c−ờng vận động những hộ thiếu đất sản xuất phát triển chăn nuôi bò, góp phần xóa đói giảm nghèo, phù hợp với điều kiện sản xuất của các hộ.

Phát triển đàn heo lai đạt 80-90% là giống lai 2-3 máu ngoại, nạc hóa đàn heo từ 10% /năm trở lên.

Đối với chăn nuôi gia cầm: với tình hình dịch bệnh hiện nay, nên giảm số l−ợng nuôi tại các khu dân c−, chỉ phát triển nuôi theo mô hình trang trại ở các vùng xa dân c−, thuận tiện cho việc tiêm phòng dịch bệnh và an toàn cho sức khoẻ cộng đồng. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm phải thực hiện th−ờng xuyên.

Thủy sản:

Tận dụng các mặt n−ớc hồ, đập sẵn có để nuôi thả các loại cá tăng thu nhập. Ngoài ra tiếp tục duy trì và phát triển các loại vật nuôi khác nh− nuôi dê, thỏ, ong mật... Ngoài ra phát triển ngành nghề nông thôn, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện nhà.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng đa dạng hóa thu nhập tại huyện ĐRÔNG BUK, tỉnh ĐĂKLĂK (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)