Các nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ theo h−ớng đa dạng hoá thu nhập trên thế

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng đa dạng hóa thu nhập tại huyện ĐRÔNG BUK, tỉnh ĐĂKLĂK (Trang 44 - 49)

2. TổNG QUAN TàI LIệU NGHIÊN CứU

2.2.3.Các nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ theo h−ớng đa dạng hoá thu nhập trên thế

2.2.3.1. Trên thế giới

Rất nhiều nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập và cây trồng đI tiến hành mặc dù đôi khi khó so sánh chúng với nhau do khác biệt trong đa dạng hóa.

Joshi và công sự năm 2002 [37] xem xét xu h−ớng đa dạng hóa ở Nam á với việc sử dụng số liệu thống kê về diện tích và sản l−ợng và chỉ số đa dạng hóa của Simpson (SID). SID là th−ớc đo số nguồn thu nhập và sự cân bằng giữa các nguồn thu nhập. Các tác giả đI chỉ ra rằng đa dạng hóa cây trồng đI tăng lên trong hai thập kỷ qua ở hầu hết các n−ớc Nam á.

Tại ấn Độ vùng phía Nam và Tây đang đa dạng hóa theo h−ớng chuyển từ trồng

ngũ cốc sang đậu đỗ hạt có dầu, cây ăn quả và rau. ở vùng miền Bắc nông dân đang chuyển từ sản xuất hạt thô sang sản xuất lúa, lúa mì và (trong chừng mực ít hơn) cây không hạt th−ơng phẩm. Vùng phía đông nghèo hơn và kém phát triển hơn, nông nghiệp độc canh cây lúa nh−ng diện tích phi lúa gạo cũng hết sức đa dạng. Khi phân tích kinh tế l−ợng cấp quốc gia số liệu thống kê nhiều năm thấy rằng mức độ đa dạng hóa gắn kiền với mật độ đ−ờng xá, đô thị hóa, quy mô nông trại, và nhu cầu trên đầu ng−ời. L−ợng m−a cũng là yếu tố rất quan trọng, vùng có l−ợng m−a thấp có cơ cấu cây trồng đa dạng hơn so với vùng có l−ợng m−a lớn. Điều này có thể cho thấy đa dạng hóa từ sản xuất hạt thô sang lúa và lúa mì cao sản có tác động tích cực tới an toàn l−ơng thực trong khi đa dạng sang h−ớng sản xuất cây có giá trị cao tạo ra nhiều việc làm trên một ha và nhiều sảm phẩm cho xuất khẩu.

Readon (1997) [40] tóm tắt kết quả của 27 công trình nghiên cứu về việc làm phi nông nghiệp trong nông thôn ở vùng Sub-sahara của châu Phi. Ông nhận thấy rằng hoạt động phi nông nghiệp t−ơng đối quan trọng trong nông thôn, trong nhiều tr−ờng hợp chiếm khoảng 30 - 50% thu nhập. Nhìn chung lao động làm công trong các hoạt động phi nông nghiệp quan trọng hơn tự sản xuất nông nghiệp. Thu nhập phi nông nghiệp nông thôn có xu h−ớng quan trọng hơn ở những vùng gần thành phố nơi có hạ tầng tốt và mật độ dân c− đông. Cuối cùng thu nhập phi nông nghiệp quan trọng hơn đối với những hộ khá giả ở nông thôn.

Trong một nghiên cứu về hộ gia đình nông thôn ở Ethiopia, Block và Webb (2001) thấy rằng đa dạng hóa khỏi hoạt động trồng trọt gắn liền với các hộ có thu nhập cao hơn, tỉ lệ phụ thuộc cao hơn, hộ có chủ là nam giới và sinh sống ở cao nguyên (vùng có đất tốt và l−ợng m−a nhiều hơn). Một trong những động cơ để đa dạng hóa từ trồng trọt sang chăn nuôi là đảm bảo khỏi bị hạn. Theo một cuộc điều tra, nông dân tin rằng hộ có nhiều gia súc ít bị tổn th−ơng vào hạn hán hơn.

Degado và Siamwalla (1997) [32] nghiên cứu cơ cấu đa dạng hóa thu nhập ở Châu á và Châu Phi. Họ l−u ý rằng nông dân Châu Phi th−ờng áp dụng mức độ đa dạng hỗn

hợp cây trồng cao nh− một chiến l−ợt giảm rủi ro liên quan đến thời tiết bất lợi. ở nhiều

n−ớc châu á đa dạng hóa cây trồng gắn liền với giảm tầm quan trọng của cây lúa và chuyển sang cây ăn quả, rau và chăn nuôi. Loại hình đa dạng hóa này tăng thu nhập nh−ng làm nông dân phải đối mặt với rủi ro của thị tr−ờng, đặc biệt khi hàng hóa là loại mau hỏng.

Họ cho rằng Chính phủ có thể đóng vai trò xây dựng những thể chế hỗ trợ nh− hợp tác xI và sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng nhằm hỗ trợ đa dạng hóa theo h−ớng sản xuất hàng hóa có giá tri cao, do đó tăng thu nhập nông thôn.

Trở ngại về vốn (khả năng thanh toán bằng tiền mặt) th−ờng là một nhân tố quan trọng đối với khả năng của hộ gia đình đa dạng hóa các hoạt động sản xuất phải trả công cao.

ở Bờ Biển Ngà việc phá giá tiền tệ năm 1994 đI khuyến khích trồng ca cao, bông

và các cây xuất khẩu khác nh−ng hộ giàu có nhiều khả năng tận dụng đ−ợc cơ hội này hơn chủ yếu là do có nhiều vốn hơn.

ở Kenya ch−ơng trình đổi l−ơng thực, đI làm tăng khả năng thanh toán bằng tiền

mặt của ng−ời nông dân nghèo, cho phép họ đa dạng hóa các hoạt động phi trồng trọt, tránh phải bán gia súc trong những năm hạn hán (Barrett và những ng−ời khác, 2001).

Một số nghiên cứu khác so sánh đa dạng hóa ở Rwanda, Kenya, và Bờ Biển Ngà. Đa dạng hóa từ trồng trọt sang các hoạt động khác diễn ra mạnh nhất ở những nơi có l−ợng m−a thấp và đất xấu. Mặc dù thu nhập của lao động không có tay nghề th−ờng

gắn liền với những hộ nghèo nh−ng hầu hết các dạng thu nhập phi nông nghiệp khác có t−ơng quan d−ơng với thu nhập. Thực tế đa dạng thu nhập cao hơn ở những hộ có thu nhập cao hơn mâu thuẫn với ý kiến cho rằng đa dạng hóa là một chiến l−ợt nhằm quản lý rủi ro (vì chúng ta th−ờng cho rằng ng−ời nghèo sợ rủi ro nhiều hơn). Mặt khác điều đó gợi ý rằng hoạt động phi nông nghiệp bao gồm cả một số rào cản cho những ai muốn tham gia, ví dụ nh− trình độ học vấn hay vốn làm cho hộ nghèo khó có thể tham gia.

ở Peru hoạt động phi nông nghiệp chiếm khoảng 50% tổng thu nhập nông thôn mặc

dù tỉ lệ này thay đổi lớn giữa các vùng và các hộ. Tỉ lệ thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp tỉ lệ thuận với trình độ học vấn, tình trạng có điện, mức độ gần chợ và giá trị sản l−ợng cây trồng trên một hecta [34].

2.2.3.2. ở Việt Nam

Có nhiều công trình nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập ở Việt Nam, và sau đây là một số công trình tiêu biểu của một số tác giả.

Pederson và Annou (1999) [38] đI sử dụng số liệu điều tra mức sống dân c− 1992- 1993 để nghiên cứu các hình thức đa dạng hóa. Họ cho rằng, đa dạng hóa nông nghiệp (đ−ợc định nghĩa là tỉ lệ sản l−ợng không phải lúa gạo trong tổng sản l−ợng nông nghiệp) gắn liền với những trang tại nhỏ, diện tích t−ới tiêu ít và trình độ học vấn cao hơn. Ngoài ra họ còn cho rằng những hộ t−ơng đối chuyên canh lúa có xu h−ớng đa dạng hóa thu nhập phi nông nghiệp nhiều hơn. Điều này có thể ám chỉ hộ gia đình thích một vài dạng đa dạng hóa hoặc trong các hoạt động phi lúa gạo, hoặc phi nông nghiệp.

Henin 2002 [36] mô tả mô hình đa dạng hóa ở vùng Núi và Trung du Bắc Bộ, tập trung vào tỉnh Lạng Sơn. Ông cho rằng chính sách đổi mới đI tăng thu nhập và kích thích đa dạng hóa thu nhập. Nông dân ở vùng đ−ợc nghiên cứu đI áp dụng các giống lúa hiện đại và phân bón (mặc dù hộ vẫn tiếp tục sử dụng những giống ở địa ph−ơng) và đI mở rộng sản xuất các cây hàng hóa nh− mía, lạc, đậu t−ơng, thuốc lá, quế, chè... Các hoạt động phi nông nghiệp bị hạn chế bởi thiếu công nghiệp nông thôn, nh−ng một số hộ có thu nhập từ dịch vụ khuân vác, kiếm củi, sữa chữa xe đạp, xe máy... Nông dân đI

nêu ra nhiều yếu tố cản trở đa dạng hóa và giảm nghèo đó là: thiếu vốn, thiếu đất sản xuất (ruộng), khả năng tiếp cận thị tr−ờng kém, hạ tầng thủy lợi yếu kém, chất l−ợng giáo dục thấp. Vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức, thậm chí vốn −u đIi từ quỹ xóa đói giảm nghèo cũng không phải là phổ biến do lIi xuất cao, thời hạn cho vay ngắn và thủ tục r−ờm rà. Rất nhiều nông dân vay của anh em họ hàng, mặc dù cải cách đI mang lại thu nhập cao hơn nó cũng làm tăng bất bình đẳng, phân hóa xI hội và nó cũng làm hỏng một số dịch vụ xI hội.

Một quyển sách gần đây có một số nghiên cứu về sự thay đổi sử dụng đất và thu nhập ở Bắc Cạn (Castella và Đặng Đình Quang). Hầu hết các nghiên cứu có một sự thay đổi trong dài hạn, mô tả sự thay đổi trong việc sử dụng đất do tác động của chính sách và công nghệ: tập thể hoá vào những năm 1950, sự ra đời của giống lúa năng suất cao vào cuối những năm 1960, hệ thống hợp đồng của của nghị định 100 năm 1981, sự phân bổ đất cho hộ theo khoán 10 năm 1988, luật đất đai năm 1993, bắt đầu cho quá trình chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất. Những nghiên cứu này cũng sử dụng hình ảnh vệ tinh cho ta thấy sự mất mát nghiêm trọng về độ bao phụ của rừng, đặc biệt là những năm 1980s. [3]

Một nghiên cứu về huyện Chợ Mới cho rằng sự phân bổ đất rất có hiệu quả trong việc tăng thâm canh trong sản xuất lúa ở vùng đồng bằng, đa dạng hoá ở vùng núi và trung du (nhất là cây ăn quả) và tái tạo đất rừng. Thâm canh lúa ở vùng đồng bằng không phải là sự lựa chọn của đa dạng hoá ở vùng núi và trung du, thực tế, thâm canh sẽ đảm bảo an toàn l−ơng thực cho phép hộ có thể đa dạng hoá ở những vùng đất đồi núi (upland) (Fatoux et al, 2002) [3]

Một nghiên cứu ở huyện Chợ đồn cho thấy, ng−ời dân tộc thiểu số sẽ có lợi ích ít hơn từ chiến l−ợc phát triển. Tr−ớc đây, ng−ời Tày là chủ yếu là sống định c− định c− ở vùng đất bằng, còn ng−ời Dao thì nay đây mai đó và luân canh ở những vùng cao. Do quá trình phân bổ lại đát dai, mua bán đất và do các yếu tố khác, sự khác nhau giữa ng−ời Tày và ng−ời Dao còn rất ít. Cả ng−ời Tày và ng−ời Dao đều đI định c− và trồng lúa với hệ thống thuỷ lợi t−ới tiêu, trong khi đó một số khác (cả ng−ời Tay và ng−ời

dao) vẫn phải luân canh ở vùng cao [3].

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng đa dạng hóa thu nhập tại huyện ĐRÔNG BUK, tỉnh ĐĂKLĂK (Trang 44 - 49)