2. TổNG QUAN TàI LIệU NGHIÊN CứU
2.1.3. Lý luận về thu nhập và đa dạng hoá thu nhập của hộ
2.1.3.1 Khái niệm về thu nhập của hộ:
Thu nhập của hộ chính là tổng các khoản thu trong năm bao gồm: Thu từ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ và các khoản thu khác.
Tổng thu = Thu trồng trọt + Thu chăn nuôi + Thu dịch vụ + Thu khác
Thu nhập thuần = Tổng thu - Tổng chi cho hoạt động sản xuất của hộ (không bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng).
Tích lũy = Thu nhập thuần - Chi phí cho tiêu dùng của hộ (hoặc bằng tổng thu-tổng chi của hộ).
2.1.3.2 Khái niệm về đa dạng hoá thu nhập:
- Trong phân tích thu nhập hộ gia đình, thuật ngữ “Đa dạng hoá thu nhập” đ−ợc sử dụng để miêu tả rất nhiều khái niệm có liên quan nh−ng vẫn có sự khác biệt. Một định
nghĩa về đa dạng hoá có lẽ là gần với ý nghĩa ban đầu của từ này nhất đó là “sự gia tăng về số l−ợng nguồn thu nhập và sự cân đối giữa các nguồn thu khác nhau”[37]. Vì thế, một hộ với hai nguồn thu nhập đ−ợc coi là đa dạng hoá hơn so với hộ chỉ có một nguồn thu nhập, và một hộ với hai nguồn thu nhập, mỗi nguồn chiếm 50% sẽ đa dạng hoá hơn so với một hộ mà một nguồn chiếm tới 90% tổng thu nhập.
- Định nghĩa thứ hai về đa dạng hoá cho rằng “Đó là sự chuyển đổi từ việc sản xuất
l−ơng thực tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp có tính th−ơng mại hoá”[32]. Ví dụ,
Delgado và Xiamwalla cho rằng “đa dạng hoá nông nghiệp” nh− là một mục đích của
các hộ nông nghiệp. Châu phi sẽ chủ yếu đề cập đến phần đầu ra của hộ để bán thu tiền mặt, hình thức đa dạng hoá này cũng có thể coi nh− th−ơng mại hoá nông nghiệp. Nó không nhất thiết bao hàm sự tăng về số hay cân đối nguồn thu nhập. Ví dụ, nh− một ng−ời nông dân có thể chuyển từ sản xuất nhiều loại ngũ cốc, cây có củ và rau để tiêu dùng cho gia đình sang chuyên trồng một hoặc vài cây th−ơng phẩm.
- Định nghĩa thứ ba tập trung vào chuyển dịch từ trồng cây có giá trị thấp sang cây
có giá trị cao hơn, sang chăn nuôi, và ngành nghề phi nông nghiệp. Mặc dù “cây có giá
trị thấp” đôi khi đ−ợc xác định bằng giá của một đơn vị trọng l−ợng, tuy nhiên hợp lý hơn cả có thể xác định đó là những cây trồng mang lại lợi ích kinh tế trên một đơn vị ruộng đất hay lao động cao. Định nghĩa này xem đa dạng hoá nh− một nguồn tăng thu nhập và ph−ơng tiện tiềm tàng để giảm nghèo.
Một cách khác để phân loại các định nghĩa về sự đa dạng hoá là việc xác định các hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho hộ. Đa dạng hoá sang các hoạt động phi nông nghiệp xét ở cấp hộ, cấp vùng hay cấp quốc gia th−ờng làm tăng thu nhập. ở cấp quốc gia, điều này chính là sự chuyển dịch cơ cấu, đ−ợc định nghĩa nh− là sự giảm tỷ lệ nông nghiệp trong tổng GDP và trong tổng lực l−ợng lao động dài hạn. Ví dụ, tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP của Việt Nam giảm từ 35,3% năm 1991 xuống 24,1% năm 1995 và 19,9% năm 2000 (GSO, 1997; Bộ nông nghiệp và PTNT 2002), ngoài ra đa dạng hoá nông nghiệp có thể đ−ợc xem nh− là quá trình chuyển dịch từ trồng trọt
sang chăn nuôi, thuỷ sản và lâm nghiệp. T−ơng tự, đa dạng hoá cây trồng có thể hiểu ở phía cạnh hẹp hơn và sự chuyển dịch giữa các cây trồng, ng−ợc với đa dạng hoá hoạt động phi nông nghiệp, mức độ đa dạng hoá cây trồng (xác định theo số cây trồng của hộ) th−ờn mạnh nhất với các hộ nông dân tự cung tự cấp, canh tác dựa vào n−ớc m−a.
2.1.3.3. Yếu tố quyết định đa dạng hoá
Trong khi ý thức đ−ợc những lợi ích gắn liền với chuyên môn hoá, vậy tại sao các hộ nông dân ở những n−ớc đang phát triển lại áp dụng ph−ơng pháp đa dạng hoạt động đem lại thu nhập, có ít nhất 6 nhân tố có thể giải thích cho vấn đề này đó là:
Thứ nhất, nguồn thu nhập đa dạng có thể là một chiến l−ợc nhằm giảm rủi ro nếu mỗi nguồn thu nhập biến động bất th−ờng từ năm này sang năm khác do thời tiết hay những yếu tố khác, và mức độ biến động thu nhập không tỷ lệ thuận với các hộ thu nhập thì hộ có nguồn thu nhập sẽ ít bị biến động trong thu nhập hơn hộ chuyên môn hoá. kiểm soát rủi ro có thể giúp lý giải cho việc đa dạng hoá cây trồng vì một số cây (ví dụ nh− sắn) có thể chống chịu hạn tốt hơn một số cây khác thêm vào đó, kiểm soát rủi ro giúp giải thích cho việc đa dạng từ trồng trọt sang ngành nghề phi nông nghiệp. Do vậy chúng ta hy vọng đa dạng hóa xuất hiện, các vùng thu nhập biến động mạnh và các hộ đặc biệt không thích rủi ro.
Thứ hai là có thể có những yếu tố tích cực bên ngoài giữa các hoạt động khác nhau do vậy tổng thu nhập từ việc kết hợp hai hoạt động sẽ lớn hơn là nếu hộ chỉ chuyên môn hoá vào một hoạt động. Ví dụ, chăn nuôi cung cấp sức kéo và phân bón do vậy làm tăng năng suất cây trồng. Mặt khác trồng trọt và chế biến nông sản có thể có hiệu quả hơn khi đ−ợc thực hiện bởi chính hộ nếu hộ giảm đ−ợc chi phí vận chuyển.
Thứ ba, nhiều nguồn thu nhập có thể có ích nh− một sự thích ứng với việc mất thị phần hay thị tr−ờng hoạt động kém hiệu quả. Tuy nhiên nếu thị tr−ờng đất đai không tồn tại thì hộ có thể buộc phải sử dụng lao động “D− thừa” của mình vào các hoạt động phi nông nghiệp hay lao động làm thuê ngay cả khi lợi nhuận/tiền công thấp. Mặt khác nếu thị tr−ờng tiền tệ không hoạt động hiệu quả và hộ lại thiếu tiền mặt thì hộ có thể sử dụng hoạt động phi nông nghiệp để kiếm tiền mặt, trả cho đầu vào trong nông nghiệp
Thứ t−, năng suất lao động trong một động có thể có tính thời vụ cao, do vậy dẫn đến thúc đẩy phải có các hoạt động thay thế khi năng suất của hoạt động đó thấp. Điều này giúp lý giải sự tồn tại của các hoạt động phi nông nghiệp trong lúc nông nhàn ở những vùng sản xuất nông nghiệp nhờ n−ớc trời và nơi canh tác một vụ trong năm. Điều này cũng lý giải sự tham gia có tính thời vụ vào lao động làm thuê trong nông nghiệp trong thời gian thu hoạch của một cây hàng hóa chính.
Thứ năm, tính không đồng nhất về kỹ năng hay cơ hội việc làm của các thành viên trong gia đình có thể hộ đa dạng hóa thậm chí ngay cả khi từng thành viên đ−ợc chuyên môn hóa, hộ vẫn có thể đa dạng hoá.
Cuối cùng, nguồn thu nhập có thể đ−ợc thúc đẩy bởi sự kết hợp nhu cầu của tiêu dùng đa dạng và chi phí giao dịch cao cho việc mua hàng tiêu dùng. Về mặt kinh tế chi phí giao dịch cao có nghĩa là quyết định sản xuất và tiêu dùng không tách biệt, do vậy nhu cầu tiêu dùng ảnh h−ởng đến quyết định sản xuất. Nếu trong gia đình sống xa đ−ờng cái và chợ thì chi phí để mua và bán hàng hoá sẽ cao buộc gia đình đó phải đa dạng hoá sản xuất để đáp ứng nhu cầu bản thân về các loại hàng hoá l−ơng thực và phi l−ơng thực.
Nếu chúng ta định nghĩa đa dạng hoá là quá trình chuyển dịch từ cây trồng có giá trị thấp sang cây trồng có giá trị cao hơn và hoạt động phi trồng trọt thì câu hỏi đặt ra là tại sao ng−ời nông dân lại lựa chọn những cây trồng có giá trị thấp. Câu trả lời là có nhiều trở ngại hạn chế một số hộ gia đình đa dạng hoá theo h−ớng chuyển sang cây trồng và các hoạt động có giá trị cao. Thực tế, những trở ngại này chắc chắn góp phần vào lợi nhuận cao hơn từ những hoạt động này. Đa dạng hoá theo h−ớng cây trồng và ngành nghề có giá trị cao có thể bị hạn chế bởi:
Thiếu khả năng thanh toán bằng tiền mặt và thiếu khả năng tiếp cận nguồn tín dụng. Hạn chế này đặc biệt thích ứng trong tr−ờng hợp cây trồng là cây ăn quả và cây dài ngày khác, điều này cũng hạn chế phát triển hoạt động phi nông nghiệp, hoạt động cần nhiều trang thiết bị nh− xay xát.
gắn với việc trồng các loại cây mới và cây đặc sản, nuôi trồng thuỷ sản và sản phẩm dễ hỏng khác.
Thiếu trình độ văn hóa hay kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để tiếp thu những thông tin cần thiết vấn đề này ảnh h−ởng đến ng−ời dân tộc thiểu số ở nhiều n−ớc trên thế giới và có thể là một khó khăn đối với các hộ có chủ là nữ ở một số địa ph−ơng.
Hạ tầng cơ sở nghèo nàn làm giảm giá tại hộ nông dân của cây trồng và làm tăng giá mua đầu vào của hộ nông dân, trở ngại này th−ờng xảy ra với những hộ ở vùng xa xôi hẻo lánh và những cây trồng dễ bị thối, hoặc có tỷ lệ giá trị trên độ cồng kềnh giá trị thấp.
Thiếu đất hay lao động để đa dạng hoá cây trồng phi l−ơng thực hay hoạt động khác, dễ hiểu vì sao nông dân nghèo ngần ngại dựa vào thị tr−ờng cho nhu cầu l−ơng thực của họ, do vậy họ th−ờng thích bổ xung thêm vào sản xuất l−ơng thực những giá trị có cây trồng cao và các hoạt động khác hơn là chuyển hẳn sang trồng cây có giá trị hay hoạt động khác.
Thiếu vốn xI hội, vốn xI hội đề cập đến mạng l−ới bạn bè và đối tác kinh doanh mà một cá nhân có mức độ tin t−ởng nhau nhất định. Trong nông nghiệp vốn xI hội đối với các nhà buôn bán quan trọng hơn các nhà thu gom, những ng−ời kinh doanh các mặt hàng dễ hỏng, hay buôn bán đ−ờng dài.
Những cản trở này hàm ý Chính phủ cần can thiệp để loại bỏ những rào cản này và thúc đẩy sự tham gia của các hộ nghèo vào những hoạt động có giá trị cao. Tất nhiên nếu những nổ lực này thành công, họ có thể mở rộng sản xuất và có thể kéo giá xuống.
2.1.3.4. Tác động của đa dạng hoá thu nhập
Hiện nay có rất nhiều quan tâm đến đa dạng hóa thu nhập và th−ơng mại hóa trong nông thôn của các n−ớc đang phát triển. Tr−ớc tiên các ý kiến phê bình phổ biến cho rằng chuyển đổi từ sản xuất l−ơng thực sang cây trồng có giá trị kinh tế có thể tác động bất lợi đến an toàn l−ơng thực và dinh d−ỡng. Quan điểm này đ−ợc Von Braun (1995), ng−ời đI tập hợp hàng loạt nghiên cứu dựa vào các cuộc điều tra hộ để so sánh thu thập, khẩu phần l−ơng thực và tình trạng dinh d−ỡng của hộ nông dân đ−a ra tranh luận. Kết
luận của ông là nông dân tham gia trồng các loại cây có giá trị nhìn chung khá giả hơn về nhiều ph−ơng diện so với những hộ t−ơng tự nh−ng định h−ớng nhiều hơn vào sản xuất tự cấp tự túc. Mặt khác, th−ơng mại hóa kết hợp với các chính sách không phù hợp hay thất bại về thể chế có thể gây ra những bất lợi cho hộ nghèo.
Một số khác l−u ý rằng đa dạng hóa theo h−ớng chuyển sang sản xuất hàng hóa có giá trị cao có thể làm tăng bất bình đẳng trong thu nhập và gây ra phân hóa xI hội. Henin (2002) [36] thể hiện mối quan tâm t−ơng tự đối với tr−ờng hợp Việt Nam. Rất nhiều nghiên cứu đI chỉ ra rằng thu nhập phi nông nghiệp ở nông thôn có t−ơng quan tích cực đến tổng thu nhập của hộ gia đình, ngụ ý hoạt động phi nông nghiệp làm trầm trọng thêm mức độ bất bình đẳng thu nhập trong nông thôn [40].
Vấn đề quan tâm thứ ba là tác động môi tr−ờng của sản xuất nông nghiệp theo h−ớng hàng hóa. Trong một số tr−ờng hợp việc tăng nhanh diện tích cây hàng hóa (th−ờng do giá thế giới cao) dẫn đến nạn phá rừng và các ph−ơng thức sản xuất không bền vững. Việc sử dụng phân hóa học có thể có tác động bất lợi đến sức khỏe và năng suất của nông dân hoặc làm ô nhiễm nguồn n−ớc ngầm của địa ph−ơng.
Tóm lại: Đa dạng hóa thu nhập vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả cho việc phát triển kinh tế hộ.