Một số phần mềm thiết kế WebAtlas

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng web atlas quản lý hành chính thành phố hà nội (Trang 71 - 74)

10. Cấu trúc của luận án

2.2.5.Một số phần mềm thiết kế WebAtlas

2.2.5.1. Phn mm thương mi

Số lượng phần mềm thương mại hỗ trợ cho công tác thành lập Atlas điện tử nói chung và Web Atlas nói riêng tương đối phong phú. Mỗi phần mềm đều có một thế mạnh riêng và đi kèm một công nghệ riêng biệt. Các phần mềm được sử dụng nhiều và phổ biến gồm:

Các phần mềm của hãng ESRI gồm có Internet Map Servers và Map Objects. Mapinfo có phần mềm MapXtreme.

Hãng Intergraph có chương trình GeoMedia Web Map dựa trên mã nguồn mở. Có thể kết hợp các dữ liệu GIS khác nhau trong một Atlas.

Hãng Autodesk Autocad có sản phẩm MapGuide,...

Phần mềm của hãng ESRI

ESRI có hai phần mềm là MapObject và ArcIMS cho phép người dùng phát triển các ứng dụng Web Atlas.

ArcIMS cho phép xây dựng và phân phối các dịch vụ và dữ liệu GIS thông qua Web. Đồng thời ArcIMS cung cấp môi trường làm việc mềm dẻo phù hợp với các khả năng truy cập khác nhau trên mạng Intranet hay mạng Internet. Nó cho phép thiết kế và biên tập Web Atlas và phát triển các trang web liên kết với bản đồ rất thuận tiện.

Công nghệ sử dụng ArcIMS, phiên bản standard cung cấp các dịch vụ lưu trữ và quản lý dữ liệu trong một hệ quản trị dữ liệu và làm cho dữ liệu có thể sử dụng được trong nhiều ứng dụng khác nhau, cho phép quản lý CSDL lớn, phức tạp ở quy mô lớn với tốc độ truy cập và tìm kiếm nhanh. ArcSDE là một hệ quản trị mở và mềm dẻo.

Hiện nay các sản phẩm ArcSDE và ArcIMS đã ngừng sản xuất, thay thế cho hai sản phẩm này là sản phẩm tổng thể và toàn diện hơn với ArcGIS Server[87]. Phần mềm này hỗ trợ các dịch vụ mạng gồm bản đồ, ảnh, xác định vị trí, xử lý địa lý,... Trợ giúp thành lập bản đồ với các công cụ để tạo các ứng dụng bản đồ mạng trên cơ sở các trình duyệt web. Có các chức năng ứng dụng web với các công cụ như: di chuyển, phóng to, thu nhỏ, xem thông tin đối tượng, đo khoảng cách, truy vấn, phân tích,...

62

Sản phẩm bản đồ mạng và Web Atlas làm theo công nghệ này sẽ có nhiều ưu thế đối với một cơ sở dữ liệu lớn như cơ sở dữ liệu Web Atlas quốc gia.

Phần mềm MapXtreme

MapXtreme là sản phẩm chính của hãng MapInfo. Nó cho phép tạo các ứng dụng bản đồ tuỳ biến và ứng dụng bản đồ để triển khai ở hai môi trường web và desktop với Microsoft Windows.

MapXtreme là một sản phẩm đồng bộ với Mapinfo, là môi trường phát triển và

tạo ra các ứng dụng bản đồ để đưa lên mạng. Với chương trình này, người sử dụng có thể hiển thị, phân tích dữ liệu nhằm khám phá những mối quan hệ và xu hướng của thị trường mà nếu dùng các phương pháp như bảng tính và báo cáo sẽ không thể thấy được. MapXtreme hỗ trợ chuẩn IT bao gồm khả năng tích hợp Microsoft.NET, ADO.NET và SQL-3, hỗ trợ chuẩn không gian địa lý bao gồm OpenLS và giao thức Open GIS, truy cập đến vùng dữ liệu trong nội bộ cơ quan bằng cách sử dụng giao thức chuẩn bao gồm ADO.NET, ODB, Oracle Spatial, Microsoft SQL Server và nhiều dạng CSDL không gian và phi không gian khác nhau [65]. Ưu điểm của MapXtreme là quy trình thực hiện khá đơn giản, giá thành hạ. Rất thích hợp với các CSDL vừa và nhỏ còn đối với CSDL lớn khả năng quản lý của công nghệ này bị hạn chế hơn so với công nghệ của ESRI.

2.2.5.2. Phn mm mã ngun m

Phần mềm mã nguồn mở - OSS (Open – Source Software) là một khái niệm chung được sử dụng cho tất cả các phần mềm mà mã nguồn của nó được công bố rộng rãi và công khai, người sử dụng có thể phát triển phần mềm đó trên cơ sở mã nguồn đã có.

OSS cũng có thể được định nghĩa như là những phần mềm mà tác giả trao cho người dùng tất cả các quyền bao gồm cả việc có quyền xem xét cách thức mà phần mềm hoạt động để có thể hiệu chỉnh hay phát triển thêm theo ý mình, có thể sử dụng dưới nhiều mục đích, có thể phân phối lại tùy ý người dùng.

Phần mềm mã nguồn mở được công bố dưới rất nhiều điều kiện khác nhau. Trong đó một số phần mềm cho phép phát triển, sử dụng và bán tùy ý miễn là giữ

63

nguyên các dòng về nguồn gốc sản phẩm. Một số phần mềm khác bắt buộc tất cả các sản phẩm làm ra từ đó cũng phải là phần mềm mở. Một số khác đòi hỏi phải công bố trọn vẹn mã nguồn, một số khác lại không cho phép sử dụng vào mục đích thương mại, và cũng có một số phần mềm mã nguồn mở không có bất cứ một rằng buộc gì đáng kể,...

Điều thuận lợi chính của việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở là chúng được cung cấp miễn phí thay vì phải mua giấy phép như các phần mềm thương mại, tính uyển chuyển cao, có thể truy cập vào mã nguồn của chương trình và khả năng tích hợp tốt hơn vào những kỹ thuật chuẩn. Các phần mềm mã nguồn mở có khả năng tinh chỉnh cải tiến và thay đổi hệ thống cho các nhà phát triển ứng dụng, có thể thu hút tốt sự tham gia của cộng đồng lập trình viên.

Các phần mềm nói chung muốn phát triển tốt, phải có một tổ chức đầu tư nghiên cứu chuyên sâu. Các phần mềm mã nguồn mở thường do một nhóm các lập trình viên đủ mọi trình độ từ khắp nơi trên thế giới xây dựng, cho nên mặc dù được quảng cáo là có độ bảo mật tốt nhưng tính hoàn thiện chưa cao, vẫn còn kém về chất lượng so với các phần mềm thương mại. Các chức năng hạn chế hơn so với các phần mềm thương mại, có ít các tiện ích hỗ trợ hệ thống và còn nhiều vấn đề cần giải quyết khắc phục trong quá trình xây dựng. Các phần mềm này khá nghèo nàn các công cụ thiết kế trực quan, chỉ hỗ trợ một số các định dạng dữ liệu nhất định,... Các tài liệu mô tả và hướng dẫn phần mềm không chi tiết, rõ ràng như các phần mềm thương mại nên khó sử dụng và khó phát triển các ứng dụng [1].

Đối với công nghệ bản đồ mạng các phần mềm mã nguồn mở cũng được phát triển theo hai nhóm:

- Nhóm phần mềm chạy trên máy chủ (Map Server) có chức năng quản trị cơ sở dữ liệu (cả không gian và thuộc tính) dưới dạng các bản đồ và cho phép thực hiện một số chức năng phân tích và xử lý thông tin với các dịch vụ GIS.

- Nhóm phần mềm chạy trên máy trạm (Desktop OSG hay Client OSG) được sử dụng để người dùng truy nhập thông tin đồng thời phần tích và hiển thị dữ liệu trên các máy tính cá nhân.

64

Hiện nay có các phần mềm máy chủ bản đồ thông dụng sau có thể dùng để xây dựng Web Atlas: GeoServer và Deegree của OSGeo (Open source Geospatial Foundation), Mapserver (gọi tắt là MS4W) của trường đại học Minnesota thuộc bang Minnesota của Mỹ (UMN – University of Minnesota). Cả 3 phần mềm này đều hỗ trợ các chuẩn cơ bản của OGC, đều có khả năng kết nối và khai thác dữ liệu từ các hệ quản trị CSDL phổ biến như Oracle spatial, Postgre SQL, Access, ArcSDE. Các phần mềm cho máy trạm để khai thác dữ liệu là Mapbuilder, MapBender,...

Khi xây dựng Web Atlas bằng các phần mềm mã nguồn mở cần phải thực hiện những công việc như:

- Thiết kế các lớp dữ liệu bản đồ và xác lập thông số hiển thị dữ liệu; - Thể hiện các nội dung chuyên đề bằng các phương pháp trình bày bản đồ; - Thiết kế các công cụ và chức năng sử dụng bản đồ cho Atlas; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác lập các lệnh truy vấn SQL để người sử dụng khai thác thông tin; - Quản lý toàn bộ các liên kết trong Atlas;

- Quản lý tài khoản và quyền truy cập của người sử dụng;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng web atlas quản lý hành chính thành phố hà nội (Trang 71 - 74)