Thiết kế Web Atlas

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng web atlas quản lý hành chính thành phố hà nội (Trang 42 - 58)

10. Cấu trúc của luận án

2.1.1.Thiết kế Web Atlas

Web Atlas là sản phẩm của bản đồ học ứng dụng tin học nói chung và Internet nói riêng. Do đó, khi thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu khoa học và tính năng kỹ thuật của cả ba lĩnh vực trên.

Công tác thiết kế bố cục bao gồm hai phần rõ rệt: phần thứ nhất là sắp xếp các chương, mục, trang bản đồ của Atlas, sắp đặt các nội dung của mỗi trang. Ở đây không những cần đảm bảo các yêu cầu của Bản đồ học truyền thống mà còn phải thỏa mãn các tính năng tin học khi đưa vào các thông tin dạng multimedia. Phần thứ hai là sắp đặt giao diện trang chủ và giao diện trang nội dung bản đồ. Ở phần này yêu cầu người thiết kế phải nắm vững và thỏa mãn các vấn đề về tin học, mạng Internet như: truyền dẫn, tra cứu và đọc bản đồ qua mạng internet.

Thiết kế nội dung của Web Atlas nặng hơn và phức tạp hơn Atlas truyền thống. Bởi vì, ngoài những nội dung cần có như một Atlas truyền thống, Web Atlas còn được bổ sung các nội dung đa phương tiện, các thông tin thuộc tính cho các đối tượng trên bản đồ (khi Atlas xây dựng kết hợp với công nghệ GIS). Các nội dung multimedia và thông tin thuộc tính được lựa chọn, chuẩn bị về mặt kỹ thuật và xuất hiện đúng vị trí, đúng thời điểm như thế nào là vấn đề mà người thiết kế cần giải quyết. Đây là một nhiệm vụ mới được đặt ra khi xây dựng Web Atlas, cần được soạn thảo thành tài liệu khoa học.

Thiết kế trình bày Web Atlas không chỉ đơn thuần là trình bày các ký hiệu nội dung bản đồ trên màn hình, mà còn bao gồm việc thể hiện âm thanh, hình ảnh tĩnh, động với tốc độ, thời gian, độ sáng, chất lượng như thế nào? Do đó nó phải thỏa mãn các tiêu chuẩn về bản đồ học, tin học và mạng Internet

33

Đối với các Atlas truyền thống xuất bản trên giấy thì bố cục của Atlas là toàn bộ sự sắp xếp các trang bản đồ, mỗi trang bản đồ lại có bố cục riêng biệt. Tuy nhiên, với Web Atlas thì bố cục toàn bộ của nó bao gồm giao diện trang bản đồ và các trang liên kết thành phần, mỗi trang thành phần lại có thể bố cục khác nhau tùy thuộc vào thiết kế và mục đích của Atlas. Mặc dù có nhiều kiểu bố cục cho Web Atlas nhưng nhìn chung đều có chung 2 hợp phần: Giao diện trang chủ tương ứng với bìa của Atlas truyền thống và giao diện của các trang bản đồ.

Giao diện trang chủ

Giao diện trang chủ được thiết kế mô phỏng tương ứng với trang bìa trong Atlas truyền thống, nó gồm có các nội dung: tên Atlas, lãnh thổ thể hiện, đơn vị sản xuất, lời giới thiệu chung về Atlas, có liên kết đến hướng dẫn sử dụng và trợ giúp, các liên kết hoặc đường dẫn tới các chương mục của Atlas tương ứng như mục lục của một quyển sách, có các công cụ phục vụ cho việc “mở” hoặc “đóng” Atlas.

Giao diện trang nội dung bản đồ

Giao diện của từng trang bản đồ được thiết kế như nhau cho tất cả các trang. Các trang nội dung chính thường được bố cục chung như sơ đồ sau:

Hình 2-1. Bố cục, giao diện chung của các Web Atlas Trong đó:

+ A: là phần giới thiệu chung của toàn bộ Atlas, gồm có tên Atlas, tên cơ quan thành lập, các đường dẫn, hướng dẫn sử dụng Web Atlas.

+ B: là mục lục hoặc là tên các chương của Atlas, đây cũng chính là đường dẫn liên kết đến các chương mục, các bản đồ của Web Atlas.

C A

E

34

+ C: Phần hiển thị các trang bản đồ (chiếm phần lớn diện tích của màn hình) là bản đồ dạng truyền thống với các bảng chú giải đi kèm hoặc phần chú giải được thể hiện trên một cửa sổ độc lập. Trong phần bản đồ có các công cụ để xem và phân tích bản đồ như: phóng to, thu nhỏ, in ấn, di chuyển, tìm kiếm, đo khoảng cách, xem thông tin,...

+ D: phần thông tin thể hiện cho bản đồ đang thể hiện, đây là đường dẫn đến các thông tin bổ sung như tài liệu thành lập bản đồ, các thuyết minh, hình ảnh, video, đường dẫn đến các bản đồ và thông tin liên quan khác. Phần nội dung này có thể ẩn đi khi không cần thiết và hiển thị khi người dùng gọi ra.

+ E: đường dẫn để xem tiếp hoặc quay lại các trang bản đồ trước.

Vị trí các phần bố cục trang bản đồ có thể thay đổi nhưng các nội dung trên đều được cố gắng thể hiện để người sử dụng có thể thao tác nhanh và tìm kiếm các thông tin cần thiết trên trang bản đồ.

2.1.1.3. Nguyên tc thiết kế bn đồđa t l

Hiện nay các Atlas điện tử nói chung và Web Atlas nói riêng thường được thiết kế đa tỷ lệ với khổ và tỷ lệ của các bản đồ có thể biến đổi một cách linh hoạt.

Khi thành lập Web Atlas thường phải tính toán lựa chọn các loại tỷ lệ như tỷ lệ của bản đồ nền địa hình, tỷ lệ cho các bản đồ chuyên đề và tỷ lệ bản đồ hiển thị trên màn hình cho từng bản đồ [44].

Bản đồ nền cơ sở nên sử dụng hệ thống bản đồ địa hình số tỷ lệ lớn nhất đã có. Tỷ lệ bản đồ chuyên đề là mức độ xác định nội dung các thông tin cần thu thập và tỷ lệ bản đồ hiển thị là tỷ lệ các bản đồ được thể hiện trên màn hình. Tỷ lệ hiển thị của Web Atlas phụ thuộc vào độ phân giải, kích thước của màn hình và phụ thuộc vào các mức nhìn khác nhau [44].

Để đảm bảo tính thống nhất về nội dung của Web Atlas và đáp ứng khả năng hiển thị nội dung thông tin, lựa chọn các mức nhìn và dãy tỷ lệ cho Web Atlas cần căn cứ vào một số tiêu chí sau:

+ Tỷ lệ thu phóng cho phép của công nghệ thiết kế. + Kích thước cửa sổ bản đồ trong giao diện được thiết kế.

35

+ Diện tích lãnh thổ và giới hạn lớn nhất về tỷ lệ của dữ liệu đầu vào. Tuy nhiên cần phải đảm bảo 3 loại tỷ lệ hiển thị:

+ Tỷ lệ nhỏ nhất cần phải thể hiện được toàn vẹn lãnh thổ trong khuôn khổ kích thước thiết kế cho bản đồ.

+ Tỷ lệ lớn nhất đúng với tỷ lệ của bản đồ gốc cho phép hiển thị chi tiết hóa các thông tin của bản đồ.

+ Tỷ lệ trung bình là mức thu phóng giữa hai loại tỷ lệ trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1.4. Thiết kế các thành phn đa phương tin

Các thành phần đa phương tiện bao gồm: hình ảnh, bài viết, âm thanh, video, các yếu tố mô phỏng,… có vai trò rất quan trọng trong việc mang lại cái nhìn trực quan của các đối tượng nội dung tới người dùng bản đồ.

Việc thiết kế kỹ thuật các thành phần đa phương tiện bao gồm các công việc như: thu thập, phân tích xử lý dữ liệu và tạo lập CSDL các thành phần đa phương tiện. Công tác này bao gồm cả việc lựa chọn kích thước, khuôn dạng và chức năng của từng cửa sổ xuất hiện các yếu tố đa phương tiện và biên tập, tổ chức các thành phần đa phương tiện theo yêu cầu của bản đồ. Do đó, các thành phần đa phương tiện khi đưa vào Web Atlas cần phải được sử dụng một cách hợp lý, cần lựa chọn những hình ảnh rõ nét, tạo hứng thú cho người xem khi đọc bản đồ. Cần sắp xếp các video thích hợp và nội dung truyền tải của video phải thực sự liên quan đến nội dung bản đồ thể hiện. Tất cả các hình ảnh, video, bài viết,…phải có kiểu chữ, hiệu ứng màu sắc, kích thước, độ phân giải phù hợp với bố cục và màu sắc trên bản đồ web.

Cần phải đảm bảo khả năng truy cập và điều khiển đồng bộ được các thành phần đa phương tiện khi kết nối với các ký hiệu bản đồ hoặc các nút liên kết. Cần thiết kế kịch bản và nội dung bản đồ sao cho các yếu tố hỗ trợ không làm lấn át nội dung chính của bản đồ. Các thành phần đa phương tiện sau khi thiết kế và liên kết vào hệ thống Web Atlas sẽ chỉ hiển thị lên giao diện khi người dùng yêu cầu, vị trí hiển thị cần được thiết kế linh hoạt trên giao diện và có thể tắt đi khi không cần thiết.

36

2.1.1.5. Thiết kế ni dung

Trong Web Atlas các yếu tố nội dung được thiết kế giống như các yêu cầu đối với Atlas truyền thống như: thiết kế cơ sở toán học, nền cơ sở địa lý, nội dung chính, phụ cũng như các nội dung bổ trợ khác,…

Để đảm bảo tính thống nhất nội tại cao, khi thiết kế cơ sở toán học của Web Atlas cần căn cứ vào chủ đề, mục đích sử dụng và lãnh thổ thành lập bản đồ mà lựa chọn các phép chiếu bản đồ thích hợp, số lượng phép chiếu không nên quá nhiều, cố gắng thống nhất cho tất cả lãnh thổ và tỷ lệ bản đồ.

Sử dụng nền cơ sở địa lý thống nhất là điều kiện quan trọng đảm bảo tính thống nhất nội tại trong Atlas. Tỷ lệ của các bản đồ cần lựa chọn hợp lý trên cơ sở đặc điểm của lãnh thổ thành lập Atlas.

Các yếu tố nội dung chính được thiết kế tùy thuộc vào từng chuyên đề cụ thể, tuy nhiên do công tác xây dựng Web Atlas theo công nghệ GIS nên ngoài việc xác định các yếu tố nội dung trên bản đồ như trong Atlas truyền thống thì cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu các thông tin thuộc tính phục vụ cho việc tìm kiếm và phân tích thông tin trên nền GIS sau này. Các thông tin thuộc tính được xây dựng tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích của từng chuyên đề, nội dung cụ thể.

Trình tự sắp xếp nhóm chương mục bản đồ và các bản đồ nên dựa trên nguyên tắc đi từ cái chung đến cái riêng, đi từ tự nhiên đến kinh tế xã hội. Từ bản đồ phân tích đến bản đồ tổng hợp. Thiết kế nội dung bản đồ cần dựa trên nguyên tắc thống nhất. Những hiện tượng cùng loại thể hiện trên các bản đồ khác nhau cần phải sử dụng các phương pháp giống nhau và các chỉ tiêu thể hiện thống nhất. Những nội dung địa lý thay đổi nhanh cần sử dụng thống nhất số liệu thống kê trong cùng một thời gian nhất định để so sánh.

Nguyên tắc tổng quát hóa nội dung bản đồ phải nhất quán từ bản đồ đầu đến bản đồ cuối cùng. Cần sự thống nhất trong quá trình tổng quát hóa nội dung, trên tất cả các bản đồ trong Atlas, thống nhất sự phân loại, phân cấp các chỉ tiêu chất lượng, số lượng thống nhất trong các bảng chú giải.

Cần thống nhất các phương pháp trình bày trên các bản đồ. Sử dụng màu sắc, ký hiệu, kiểu chữ thống nhất đối với các đối tượng cùng loại ở các bản đồ khác nhau.

37

Sử dụng nguồn tài liệu mới nhất giúp cho việc thành lập bản đồ đạt tiêu chuẩn hiện đại, đảm bảo được tính cập nhật của Atlas.

Việc thiết kế màu sắc, ký hiệu cũng như ghi chú cho bản đồ hiển thị trên màn hình máy tính cần đảm bảo hiệu quả cảm thụ về màu sắc, ký hiệu và ghi chú của các đối tượng thể hiện trên bản đồ trong quá trình tương tác giữa người sử dụng Web Atlas với máy tính, và đặc điểm độ phân giải của thiết bị màn hình.

2.1.1.6. Phương pháp trình bày th hin ni dung bn đồ

Bản đồ hành chính có vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế đất nước. Xây dựng bản đồ hành chính có những nguyên tắc nghiêm ngặt. Tuỳ theo từng tỷ lệ, mục đích của bản đồ, số liệu thu thập được để chọn phương pháp áp dụng biểu thị nội dung trên bản đồ một cách tối ưu nhất.

Thực tế trong bản đồ học có rất nhiều các quan điểm khác nhau về phương pháp thể hiện nội dung bản đồ. Theo quan niệm của các nhà bản đồ học phương tây thì họ không hệ thống hóa các thành phương pháp thể hiện nội dung bản đồ mà họ thường liệt kê các mô tả về các cách thức biểu thị hơn. Trong khi đó, các nhà bản học Đông Âu (Nga) thì lại chú trọng đến việc hệ thống hóa thành các phương pháp cụ thể. Tuy nhiên, ngay bản thân các nhà bản đồ học Nga cũng có những sự khác biệt trong việc phân loại các phương pháp biểu thị nội dung bản đồ, ngành bản đồ nước ta chịu ảnh hưởng khá nhiều quan điểm của các nhà bản đồ học Nga. Do đó, các giáo trình, bài giảng thường mô tả 10 phương pháp biểu thị nội dung bản đồ [46] như sau:

1. Phương pháp nền chất lượng; 2. Phương pháp nền đồ giải; 3. Phương pháp khoanh vùng; 4. Phương pháp đường đẳng trị; 5. Phương pháp kí hiệu tuyến; 6. Phương pháp kí hiệu điểm; 7. Phương pháp chấm điểm;

8. Phương pháp đường chuyển động; 9. Phương pháp biểu đồ;

38

Tuy nhiên, không phải bất cứ bản đồ nào cũng áp dụng tất cả các phương pháp trên, vì vậy trước khi sử dụng các phương pháp để biểu thị nội dung bản đồ chúng ta phải nghiên cứu đặc điểm của từng đối tượng và phương pháp thể hiện để sử dụng phương pháp thể hiện sao cho hợp lý, khoa học. Thông thường khi thành lập các bản đồ hành chính người ta thường sử dụng một số phương pháp dưới đây.

A. Phương pháp nền chất lượng

Là phương pháp dùng để biểu thị sự phân chia lãnh thổ ra những vùng đồng nhất về mặt chất lượng theo những dấu hiệu chuyên môn của tự nhiên, kinh tế hoặc là hành chính, chính trị. Đây là phương pháp chính được sử dụng trong Atlas hành chính, để phân biệt các đối tượng là vùng hành chính trong mỗi cấp (Xã, phường, thị trấn; Quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

Yêu cầu quan trọng nhất là các vùng hành chính liền kề sử dụng các nền màu có sự đối lập để tăng độ tương phản; các vùng có diện tích hẹp thì độ đậm tăng lên một chút so với các vùng có diện tích rộng.

* Đặc điểm: Được sử dụng với những hiện tượng có tính chất phân bố đều, lan truyền khắp lãnh thổ.

* Phương pháp thành lập

Về nguyên tắc: Có 2 nguyên tắc để thành lập bản đồ theo phương pháp này là nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc khoanh vùng riêng biệt.

+ Nguyên tắc cơ bản: là phân chia các đối tượng thành lập bản đồ theo một bảng phân loại xác định. Dựa trên dấu hiệu định tính cụ thể, hoặc cũng có thể xây dựng trên cơ sở hàng loạt các dấu hiệu chuyên đề từ đó soạn thảo ra bảng phân loại có nhiều cấp hạng đối với từng chuyên ngành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nguyên tắc khoanh vùng riêng biệt: là phương pháp thể hiện các đối tượng vùng không có hệ phân loại tự nhiên, mà phụ thuộc vào mục đích quản lý của con người, ví dụ như bản đồ hành chính. Do đó, nó có thể biến đổi theo quyết định chủ quan của các nhà quản lý, các nhà quy hoạch,…Chẳng hạn như cấu trúc của các đơn vị hành chính của Hà Nội khi thì là: Thành phố - khu – tiểu khu, huyện, xã,.. khi thì: Thành phố -Quận, huyện, thị xã – Xã, phường, thị trấn,…

39

Về phương tiện đồ hoạ:

+ Dùng màu sắc, nét chải, ký hiệu hoặc màu sắc kết hợp với nét chải để thể hiện hai hoặc ba hệ thống nền chất lượng.

+ Màu nền: Theo màu quang phổ: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, tràm, tím, ưu tiên sử dụng phương tiện biểu thị mạnh cho những hiện tượng phân bố khắp nơi trên một diện rộng với diện tích lớn.

* Ưu, nhược điểm Về nhược điểm:

+ Ít khi thể hiện động lực phát triển của hiện tượng.

+ Dễ nhầm lẫn với phân tầng màu độ cao trên bản đồ địa hình. Về ưu điểm:

Dễ dàng phối hợp với các phương pháp biểu thị khác.

B. Phương pháp biểu đồ.

Phương pháp này dùng để biểu thị tổng giá trị của hiện tượng trên một đơn vị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng web atlas quản lý hành chính thành phố hà nội (Trang 42 - 58)