Xu hướng hiện đại hóa công tác quản lý hành chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng web atlas quản lý hành chính thành phố hà nội (Trang 83 - 87)

10. Cấu trúc của luận án

2.3.2.Xu hướng hiện đại hóa công tác quản lý hành chính

2.3.2.1. Định hướng chiến lược ca nhà nước trong vic hin đại hóa công tác qun lý hành chính nhà nước.

Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã quan tâm đến việc sử dụng những công cụ hỗ trợ quản lý hành chính: Chương trình chính phủ điện tử (dự án tin học

74

hoá quản lý Hành chính nhà nước - Đề án 112) là một trong những tiền đề quan trọng nhất, làm nền tảng cho hàng loạt các chương trình dự án tiếp theo như: “Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ” của Bộ Tài nguyên và Môi trường...

Năm 2008 Chính phủ đã đưa chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008. Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009 – 2010 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009.

Như vậy, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý tại các cơ quan nhà nước đã và đang được trú trọng phát triển. Do đó việc ứng dụng Web Atlas trong công tác hỗ trợ quản lý đã và đang là những vấn đề mới cần được ưu tiên nghiên cứu và phát triển. Với khả năng của công nghệ thông tin như hiện nay thì việc xây dựng các hệ thống ứng dụng này sẽ chiếm được ưu thế trong thực tiễn.

Web Atlas với các tính năng ưu việt vượt trội so với Atlas truyền thống là một lời giải, một lối mở cho công tác QLHC đã khiến ta không thể không đặt ra việc ứng dụng công nghệ Web Atlas trong hỗ trợ công tác quản lý hành chính. Việc khai thác thông tin từ Web Atlas phục vụ công tác quản lý hành chính là vấn đề thực tiễn. Cán bộ quản lý nhà nước có thể khai thác thông tin có trên hệ thống Web Atlas và tổng hợp, phân tích thông tin nhờ các bài toán, giải pháp quản lý nhà nước phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước của mình.

2.3.2.2. Nn tng h tng k thut ca Vit Nam và Hà Ni

Để Web Atlas hoạt động tốt thì cơ sở hạ tầng mạng Internet là yêu cầu bắt buộc phải có. Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin như hiện nay thì yêu cầu về các thiết bị phần cứng không còn là vấn đề khó khăn. Mặt khác, năm 1997, Việt Nam chính thức kết nối Internet toàn cầu, trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển đến nay Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Hiện nay cả nước có trên 30 triệu người sử dụng internet.

75

Từ những viên gạch đầu tiên với 64kbps kết nối quốc tế cho khoảng 300 người sử dụng với hai hướng kết nối chủ yếu qua Mỹ và Australia đến nay đã có rất nhiều các dịch vụ như: internet băng rộng ADSL, mạng lưới mạng không dây 3G phủ sóng rộng khắp với nhiều nhà cung cấp và đặc biệt việc phóng thành công vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam VINASAT-1 và VINASAT-2 đã góp phần tăng cường năng lực phủ sóng, cung cấp các dịch vụ tới vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, bảo đảm hạ tầng truyền dẫn tín hiệu điện thoại, Internet và truyền dẫn dữ liệu… cho những khu vực mà phương thức truyền dẫn mặt đất gặp khó khăn. Như vậy có thể nói cơ sở hạ tầng phần cứng và mạng Internet ngày càng được nâng cấp và cải thiện tốt hơn, đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển các ứng dụng bản đồ thông qua mạng internet.

Hà Nội là Thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước do đó hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung, hạ tầng cơ sở viễn thông và mạng Internet nói riêng luôn được quan tâm đầu tư xây dựng. Hiện nay, hạ tầng mạng viễn thông đã được triển khai tới 100% xã phường trên toàn thành phố với nhiều loại hình dịch vụ như: điện thoại, Internet, truyền hình, truyền số liệu và các dịch vụ gia tăng khác [90]. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối tháng 3/2012, số thuê bao Internet trên cả nước ước tính đạt 4,2 triệu thuê bao với số người sử dụng Internet đạt 32,1 triệu người [91] trong khi đó theo Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010 số lượng thuê bao mạng internet của thành phố là 1,78 triệu thuê bao [6]. Như vậy, có thể nói hệ thống mạng thông tin và truyền thông cũng như cơ sở hạ tầng mạng, số lượng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trên địa bàn Hà Nội sử dụng internet rất cao, chiếm trên 40% thuê bao của cả nước.

Mặt khác, UBND Thành phố Hà Nội cũng đã chú trọng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho các đơn vị hành chính các cấp. Đến nay, 100% các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã có mạng nội bộ (mạng LAN) và kết nối Internet băng thông rộng, mạng diện rộng (WAN) của Thành phố được triển khai và cung cấp dịch vụ tại 84 điểm, 90% công chức của Thành phố được trang bị máy tính kết nối LAN và Internet; 21 sở ngành và 29 quận huyện đã ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa; 100% đơn vị có trang web hoặc cổng thông tin điện tử [92].

76

Như vậy, có thể nói nền tảng kỹ thuật cho phát triển hệ thống Web Atlas của Hà Nội tương đối thuận lợi, vấn đề ở đây là tập trung xây dựng và thiết kế cơ sở dữ liệu phù hợp với điều kiện và yêu cầu của công tác hỗ trợ quản lý hành chính.

2.3.2.3. Nn tng xã hi

Trong những năm qua, Nhà nước đã có những quan tâm thích đáng tới việc xây dựng các chính sách, dự án đào tạo và đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều mặt của đời sống xã hội trong đó có việc xây dựng chính phủ điện tử (xem mục 2.3.2.1). Với Hà Nội, trong thời gian qua cũng đã có nhiều quan tâm tới việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý như: ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, văn phòng một cửa,… Theo kế hoạch của sở Thông tin và truyền thông Hà Nội, năm 2013 sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tạo nền tảng xây dựng cơ quan điện tử; nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành của các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và cung cấp các dịch vụ công cơ bản mức độ 3,4 phục vụ công dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các UBND xã, phường, thị trấn; đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng CNTT và nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các cấp, cán bộ, công chức viên chức [93].

Bên cạnh việc xây dựng những thể chế, chính sách cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ quản lý hành chính thì việc đào tạo nguồn nhân lực là một vấn đề quan trọng. Hiện nay, hầu hết các cán bộ quản lý tại các đơn vị của Hà Nội đều là những người không có chuyên môn về Trắc địa - Bản đồ, khả năng công nghệ thông tin và mạng truyền thông chưa đồng đều, do vậy để triển khai và vận hành được tốt hệ thống Web Atlas cần có những phương án, cơ chế hỗ trợ cán bộ nâng cao trình độ, tham gia tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.

Mặt khác, ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thì việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng đặc biệt là đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý hành chính các cấp, các cán bộ kỹ thuật vận hành hệ thống cũng như đông đảo nhân dân hiểu và ứng dụng Web Atlas trong thực tế.

Như vậy, có thể nói ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật thì các thể chế, chính sách cũng như vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao dân trí là một trong những

77

nhân tố quan trọng có tính chất quyết định tới thành công trong việc xây dựng và triển khai ứng dụng Web Atlas hỗ trợ quản lý hành chính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng web atlas quản lý hành chính thành phố hà nội (Trang 83 - 87)