Sơ lược về hành chính Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng web atlas quản lý hành chính thành phố hà nội (Trang 99)

10. Cấu trúc của luận án

3.2.Sơ lược về hành chính Hà Nội

3.2.1. Hành chính Hà Ni trước 01 tháng 08 năm 2008

Hình 3-2. Hà Nội giai đoạn 2003 đến 8/2008 (a) và Hà Nội từ 8/2008 đến nay (b)

(a)

90

Trước ngày 01 tháng 08 năm 2008 Hà Nội đã qua nhiều lần mở rộng địa giới rồi lại thu hẹp lại. Quá trình mở rộng rồi lại thu hẹp địa giới hành chính trong lịch sử của Hà Nội như sau:

- Ngày 22/11/1945: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định Hà Nội gồm 5 khu phố nội thành: Lãng Bạc, Đống Đa, Mê Linh, Đại La, Đề Thám và 120 xã ngoại thành.

- Năm 1945-1946: Hà Nội có 17 khu phố nội thành (Trúc Bạch, Đồng Xuân, Thăng Long, Đông Thành, Đông Kinh Nghĩa Thục, Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Quán Sứ, Đại Học, Bảy Mẫu, Chợ Hôm, Lò Đúc, Hồng Hà, Long Biên, Đồng Nhân, Vạn Thái, Bạch Mai) và 5 khu hành chính ngoại thành (Lãng Bạc, Đại La, Đống Đa, Đề Thám, Mê Linh).

- Năm 1954: Hà Nội ta khi tiếp quản gồm 4 quận nội thành (34 khu phố, 37 vạn dân) và 4 quận ngoại thành (45 xã, 16 vạn dân), đánh số từ I đến VIII, với diện tích 152 km².

- Ngày 13/12/1954, sáp nhập khu vực phố Gia Lâm (gồm phố Gia Lâm, khu nhà ga Gia Lâm, sân bay Gia Lâm, và 4 xã Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy) của tỉnh Bắc Ninh vào Hà Nội.

- Tháng 3/1958: Bỏ 4 quận nội thành, thay bằng 12 khu phố: Hoàn Kiếm, Hàng Cỏ, Hai Bà Trưng, Hàng Bông, Cửa Đông, Hàng Đào, Trúc Bạch, Văn Miếu, Ba Đình, Bạch Mai, Bảy Mẫu, Ô Chợ Dừa.

- Năm 1959: Hà Nội được chia lại thành 8 khu phố nội thành: Hoàn Kiếm, Hàng Cỏ, Hai Bà Trưng, Trúc Bạch, Ba Đình, Đồng Xuân, Đống Đa, Bạch Mai và 4 quận ngoại thành (có 43 xã).

- Ngày 20/4/1961: Tại Kỳ họp khóa II, kỳ 2, Quốc hội đã quyết định mở rộng Hà Nội (lần thứ nhất) với diện tích 584 km², 91 vạn dân. Hà Nội sáp nhập 18 xã, 6 thôn và 1 thị trấn (Văn Điển) thuộc các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì (tỉnh Hà Đông); cả huyện Gia Lâm (gồm 15 xã), 14 xã khác và 1 thị trấn (Yên Viên) thuộc các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh); cả huyện Đông Anh (gồm 16 xã), 1 xã thuộc huyện Yên Lãng và nửa thôn thuộc huyện Kim Anh (tỉnh Vĩnh Phúc); 1 xã thuộc huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên).

91

- Ngày 31/5/1961: Thành lập 4 khu phố nội thành (Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa) và 4 huyện ngoại thành (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm).

Khi chiến tranh ở miền Nam trở nên ác liệt, Mỹ đánh phá miền Bắc, việc phát triển không gian không chỉ được các nhà lãnh đạo, quản lý chú trọng bảo đảm, bảo vệ các mục tiêu kinh tế mà còn tính đến yêu cầu an ninh, quốc phòng.

- Tháng 12/1978: Sắp xếp lại các tiểu khu: khu Hoàn Kiếm có 18 tiểu khu, khu Ba Đình có 15 tiểu khu, khu Đống Đa có 23 tiểu khu, khu Hai Bà Trưng có 22 tiểu khu, tổng cộng là 78 tiểu khu.

- Ngày 29/12/1978: Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 (tháng 12 năm 1978) đã quyết định mở rộng Thủ đô Hà Nội (lần thứ hai) với diện tích tự nhiên là 2136 km², dân số 2,5 triệu người gồm bốn khu phố nội thành, một thị xã và 11 huyện ngoại thành. Hà Nội lấy thêm 5 huyện và 1 thị xã của tỉnh Hà Sơn Bình (Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, thị xã Sơn Tây), 2 huyện của tỉnh Vĩnh Phú (Mê Linh, Sóc Sơn).

- Tháng 6/1981: Đổi khu thành quận và tiểu khu thành phường.

- Ngày 12/8/1991, Quốc hội khóa VIII, tại kỳ thứ 9, đã điều chỉnh ranh giới Thủ đô Hà Nội lần thứ 3. Trả 5 huyện và 1 thị xã đã lấy năm 1978 cho tỉnh Hà Tây và 1 huyện (Mê Linh) cho tỉnh Vĩnh Phú. Hà Nội còn lại bốn quận nội thành và năm huyện ngoại thành, với diện tích tự nhiên 924 km².

- Tháng 10/1995: Thành lập quận Tây Hồ - Tháng 11/1996: Thành lập quận Cầu Giấy

- Tháng 11/2003: Thành lập 2 quận Long Biên và Hoàng Mai.

Như vậy, trước ngày 01 tháng 08 năm 2009 Hà Nội có 14 đơn vị hành chính cấp Quận, Huyện (trong đó có 9 Quận và 5 Huyện) và 230 xã, phường, thị trấn. Trải qua một quá trình lịch sử tương đối dài, Hà Nội đã qua rất nhiều lần thay đổi địa giới nhưng với tầm vóc một thủ đô trong giai đoạn mới – giai đoạn phát triển và hội nhập với thế giới, Hà Nội đã và đang phải gồng mình trong một không gian chật hẹp với một lượng dân số quá đông gây ra không ít khó khăn cho quá trình hội nhập

92

và phát triển. Đứng trước tình hình thực tế đó Đảng và Nhà nước đã chủ trương điều chỉnh địa giới Hà Nội một lần nữa nhằm mở rộng không gian phát triển cho một thủ đô ngàn năm văn hiến, phát triển, vươn lên và hội nhập thế giới trong thời đại mới.

3.2.2. Hành chính Hà Ni sau 01 tháng 08 năm 2008

Được sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành cùng UBND Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh và bổ sung quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ ra không gian và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiện hữu của Hà Nội không thể đáp ứng được tốc độ đô thị hóa. Sức hút đầu tư ngày càng lớn và sự gia tăng dân số làm cho mật độ dân số thường trú và dân số vãng lai tăng lên rất nhiều (khoảng 5.000 người một km2 và riêng khu vực nội đô là 11.600 người một km2).

Việc mở rộng địa giới hành chính vừa bảo đảm không gian cho Hà Nội phát triển bền vững trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai lâu dài, vừa tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển toàn diện, xứng đáng là trung tâm đa chức năng là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Tựa vào dãy núi Ba Vì và hướng ra dòng sông Hồng, Hà Nội sẽ luôn giữ được thế rồng cuộn hổ ngồi tiện hướng nhìn sông dựa núi; tiếp nối được giá trị khoa học và nghệ thuật trong lịch sử hình thành và phát triển đô thị Việt Nam là luôn gắn môi trường sống của con người với môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

Được sự nhất trí cao của các đại biểu, Quốc hội đã quyết định mở rộng địa giới hành chính Hà Nội vào ngày 01 tháng 08 năm 2008. Sau ngày 01 tháng 08 năm 2008 Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua và quyết định mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội. Địa giới hành chính Hà Nội mở rộng bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của Hà Nội cũ, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số Huyện Mê Linh và toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn – tỉnh Hoà Bình (hình 3-2).

93

Như vậy, sau khi mở rộng, diện tích mới của Hà Nội là 3328,9 km2 và dân số là 6.699.600 người [8]. Hà Nội phía Bắc giáp Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; phía Nam giáp Hà Nam và Hòa Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ.

Nhìn từ góc độ thành phố Hà Nội, mở rộng là tất yếu do quá trình bức xúc về giới hạn địa lý, cơ cấu hành chính, dân cư... Mở rộng diện tích và các đơn vị hành chính, Hà Nội sẽ có một không gian phát triển hoàn chỉnh hơn, nhiều tiềm năng hơn để tự nó có thể là động lực phát triển cho chính nó. Với việc tăng hơn 3 lần diện tích và dân số cũng tăng lên nhiều lần đã làm cho thị trường bên trong sẽ mở rộng hơn, tạo ra động lực tốt cho phát triển Hà Nội trong tương lai. Hơn nữa, Hà Nội cũng sẽ bớt đi sức ép không đáng có và cũng rất nguy hiểm trong tương lai nếu không mở rộng diện tích như: quá trình đô thị hoá do thiếu mặt bằng; quá tải về cơ sở hạ tầng, đường sá hẹp và kém chất lượng; đất đai chật chội; sức ép từ các tỉnh xung quanh ''nén'' vào Hà Nội, nhất là các khu công nghiệp đặt không đúng chỗ... Hà Nội mở rộng sẽ có lợi thế bố trí lại khu công nghiệp cho phù hợp với môi trường, cảnh quan và phát triển. Hơn nữa, do giảm bớt sức ép về giá cả đất đai nên môi trường đầu tư sẽ có sức cạnh tranh cao hơn vì giảm chi phí cho các nhà đầu tư. Như vậy, cho phép quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, mở rộng đô thị có triển vọng cải thiện tốt hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, sau khi mở rộng địa giới thì Hà Nội cũng gặp rất nhiều khó khăn trong thực tiễn quản lý và điều hành hệ thống chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Về tổ chức, Hà Nội phải đối diện với khá nhiều bài toán không đơn giản, không phải chỉ bằng quyết định hành chính. Các bộ máy tổ chức và sự sát nhập của các đơn vị liên quan giữa hai tỉnh như thế nào để tránh lãng phí tài sản xã hội; như hiện tượng chạy quỹ, tẩu tán tài sản công... xuất hiện. Bộ máy hành chính nhà nước trên địa bàn Hà Nội cũng phải đứng trước nhu cầu đồng hoá, cấu trúc lại trên cơ sở sát nhập, kiện toàn, hài hoà mối quan hệ cả về tâm lý, kinh tế, văn hóa, kỷ cương Nhà nước...

Mặt khác, Hà Nội mở rộng trước hết phải rà soát lại toàn bộ quy hoạch, chỉ tiêu, định hướng chiến lược phát triển, trong đó cơ cấu kinh tế Hà Nội sẽ thay đổi

94

lớn vì nó sẽ cộng các cơ cấu địa phương vào. Như vậy, cơ cấu tiên tiến hiện nay sẽ bị giảm bớt đi, tỷ trọng nông nghiệp tăng lên, tỷ trọng công nghiệp không tăng, trình độ phát triển, mức độ đô thị hoá kém hơn. Hà Nội sẽ đứng trước một loạt các nhu cầu to lớn về cải thiện căn bản và cấp bách những cơ sở ở vùng lạc hậu hơn vừa nhập vào. Đồng thời, Hà Nội cũng đứng trước nhu cầu về cải thiện cuộc sống, cũng như đào tạo nhân lực của khu vực mới.

Trong công tác chỉ đạo điều hành cơ quan chính quyền các cấp, nhất là chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế, có những lĩnh vực thiếu năng động, quyết liệt, nhất là trong chỉ đạo điều hành thực hiện Cải cách hành chính, quy hoạch và quản lý theo quy hoạch. Ngoài ra, công tác sắp xếp, bố trí cán bộ và xử lý trách nhiệm cán bộ, bộ máy tham mưu, giúp việc của Thành ủy và UBND TP chưa nhạy bén, thiếu năng động. Tình trạng ngại khó, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không tập trung giải quyết triệt để những vụ việc nổi cộm, bức xúc ngay từ khi mới phát sinh ở cơ sở, chậm được khắc phục...

Như vậy, Hà Nội mở rộng cần ý thức một cách đầy đủ những khó khăn, thách thức sẽ đặt ra trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác tổ chức bộ máy hành chính, cán bộ và công tác xây dựng tổ chức Đảng.

Sau khi sát nhập một tỉnh và nhiều đơn vị hành chính cấp huyện, xã vào Hà Nội, các khu công nghiệp; các doanh nghiệp sản xuất được thành lập nhiều lên, dẫn tới sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp, người nông dân của các đơn vị hành chính mới sát nhập mất công ăn việc làm; Việc đào tạo nghề mới và giải quyết việc làm trở thành một vấn đề lớn và phức tạp – Tệ nạn xã hội do đó mà phát sinh. Điều này đòi hỏi Nhà nước và lãnh đạo Thành phố cần có những biện pháp và kế hoạch cụ thể để từng bước cải thiện sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân; Trong đó những công cụ và phương pháp hiện đại có giá trị rất lớn, Web Atlas hành chính Hà Nội là một trong những công cụ có thể góp phần cải tiến quản lý hành chính từng bước ổn định tổ chức và hệ thống đơn vị hành chính; góp phần hỗ trợ các cơ quan quản lý, các nhà quản lý có thêm một công cụ hữu hiệu, một cơ sở khoa học để phân tích làm hoạch định các chính sách và ra các quyết định.

95

3.3. Xây dựng Web Atlas hỗ trợ công tác quản lý hành chính TP Hà Nội

3.3.1. Mc đích và yêu cu ca Web Atlas hành chính Hà Ni 3.3.1.1. Mc đích

Quản lý hành chính Nhà nước là một lĩnh vực hết sức quan trọng và có tác động rất lớn đối với sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội của một Quốc gia, địa phương. Cuộc sống và xã hội rất phong phú và không ngừng phát triển, do đó công tác quản lý hành chính Nhà nước cũng phải được thường xuyên cải tiến, nâng cao và hoàn thiện để đáp ứng những yêu cầu của từng thời kì phát triển đất nước. Với vai trò và chức năng của mình, Bản đồ và GIS đã không ngừng được nâng cao và hoàn thiện về công nghệ thành lập và phương pháp sử dụng, nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ cho công tác quản lý và hỗ trợ ra quyết định đối với các cấp chính quyền. Xây dựng các hệ thống Web Atlas hỗ trợ cho công tác quản lý hành chính là một việc cấp thiết, đặc biệt là khi cơ sở hạ tầng mạng Internet đã và đang phát triển nhanh chóng như hiện nay.

Web Atlas hỗ trợ quản lý hành chính thành phố Hà Nội được đặt tên là Web Atlas Hành chính Hà Nội được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ công tác quản lý hành chính của các cấp hành chính thành phố Hà Nội ở các công việc như:

- Nắm bắt và theo dõi địa bàn QLHC bao gồm ranh giới khu vực (xã, phường, thị trấn; Quận, huyện, thị xã; các điểm dân cư, các cơ sở kinh tế - văn hóa – xã hội thuộc phạm vi QLHC) cùng đặc điểm địa lý cần thiết.

- Tra cứu các thông tin cần thiết trong quá trình quản lý, theo dõi và giải quyết công tác QLHC.

- Truyền đạt và thông tin các nội dung QLHC liên quan đến không gian và vị trí địa lý của các đối tượng bản đồ đến các cấp QLHC, các tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Nghiên cứu địa lý, phân tích không gian, mô hình hóa các thông tin quản lý để đi đến những quyết định chính xác và khách quan.

- Xây dựng các báo cáo ở các dạng bản đồ, biểu đồ, bảng biểu, văn bản để chuyển đến các cấp có thẩm quyền.

96

Sản phẩm thực nghiệm là công trình có tính ứng dụng, nó vừa là tư liệu giúp cho quá trình giảng dạy trực quan sinh động, vừa là sản phẩm mang tính khuôn mẫu cho các công trình xây dựng Web Atlas về sau này. Ngoài ra, sản phẩm thực nghiệm còn giúp cho các cán bộ quản lý hành chính Nhà nước các cấp của thành phố Hà Nội cũng như người dân trong và ngoài Thành phố có được những thông tin hành chính toàn diện về Hà Nội trên nền GIS được thể hiện trong các bản đồ của Web Atlas.

Web Atlas Hành chính Hà Nội được xây dựng theo loại hình Atlas tương tác, người dùng có thể truy vấn các thông tin từ cơ sở dữ liệu của hệ thống, hiển thị và so sánh các thông tin ngay trên giao diện của Web Atlas, đặc biệt có thể tạo các bản đồ chuyên đề từ CSDL của hệ thống.

3.3.1.2. Yêu cu

a. Yêu cầu chung

Web Atlas Hành chính Hà Nội là tập hợp có hệ thống và tổng hợp các bản đồ Hành chính theo những quy luật và nguyên tắc chặt chẽ, trong đó có các thông tin thuộc tính của từng đối tượng nghiên cứu, lập bản đồ.

Web Atlas Hành chính Hà Nội phải đáp ứng được các yêu cầu sử dụng và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng web atlas quản lý hành chính thành phố hà nội (Trang 99)