Cơ sở khoa học của WebAtlas hỗ trợ quản lý hành chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng web atlas quản lý hành chính thành phố hà nội (Trang 81)

10. Cấu trúc của luận án

2.3.Cơ sở khoa học của WebAtlas hỗ trợ quản lý hành chính

2.3.1. Công tác qun lý hành chính nhà nước 2.3.1.1. Khái nim chung v Qun lý Hành chính

A. Khái niệm:

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động hành chính của các cơ quan thực thi quyền hành pháp để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo luật pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do các cơ quan trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước nhằm duy trì và phát triển cao các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của con người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [15], [48].

72

B. Bản chất:

+ Quản lý hành chính Nhà nước là một trong ba hoạt động của Quản lý Nhà nước (bao gồm quản lý hành chính, lập pháp và giám sát thi hành pháp luật), nhằm thực thi quyền hành pháp của Nhà nước tức là hoạt động chấp hành và điều hành.

+ Quản lý hành chính là một sự tác động có tổ chức và điều chỉnh - thể hiện bằng các quyết định quản lý về nguyên tắc, tiêu chuẩn, biện pháp nhằm tạo sự phù hợp của các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người.

+ Quản lý hành chính Nhà nước tác động bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế.

C. Quy trình hoạt động chủ yếu của quản lý hành chính

Quy hoạch, lập kế hoạch: dựa trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội quy định trong đường lối của Đảng và được Quốc hội thông qua; Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước; Sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ công chức; Ra các quyết định quản lý hành chính và tổ chức thực hiện quyết định; Phối hợp giữa các cơ quan với nhau để thực hiện nhiệm vụ; Sử dụng nguồn tài lực hiệu quả; Giám sát, kiểm tra, báo cáo, tổng kết, đánh giá [15], [48].

2.3.1.2. V trí ca nghiên cu không gian trong qun lý hành chính

Thực tế nghiên cứu các vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước cho thấy quản lý hành chính là một hoạt động gồm nhiều lĩnh vực: kinh tế tài chính, văn hoá-xã hội, khoa học công nghệ, tài nguyên - môi trường, hành chính chính trị [48], trong đó có nhiều nội dung và vận dụng linh hoạt cùng lúc các phương pháp.

Trong quản lý hành chính Nhà nước, bên cạnh những nguyên tắc rất cơ bản như Đảng lãnh đạo, quản lý bằng luật pháp và theo luật, tập trung dân chủ và tính công khai pháp lý thì còn có nguyên tắc rất quan trọng là quản lý hành chính theo

ngành và theo lãnh thổ [13]. Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ

là hai mặt không thể tách rời nhau trong quá trình quản lý hành chính: quản lý ngành có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng nó lại diễn ra trên một địa bàn cụ thể do đó phải xây dựng cơ chế phối hợp cho phù hợp. Quản lý hành chính theo ngành về mặt nhà nước bao gồm việc đề ra chủ trương chính sách xây dựng chiến lược, dự

73

án, kế hoạch sản xuất, xác định phương hướng, nhiệm vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ. Quản lý hành chính theo lãnh thổ (đơn vị hành chính) hay Quản lý theo địa giới hành chính là quản lý trên một phạm vi địa bàn nhất định theo sự phân chia địa giới hành chính của nhà nước. Quản lý theo địa giới hành chính ở nước ta được thực hiện ở bốn cấp:

- Cấp Trung ương (cấp nhà nước); - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; - Xã, phường, thị trấn;

Nội dung của hoạt động quản lý theo địa giới hành chính gồm đề ra các chủ trương, chính sách, có quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên một phạm vi toàn lãnh thổ. Bắt đầu từ qui hoạch xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng cho sản xuất, đời sống dân cư sống và làm việc trên lãnh thổ. Tiếp đó, có sự tổ chức điều hòa phối hợp sự hợp tác, quản lý thống nhất về khoa học công nghệ, liên kết, liên doanh các đơn vị kinh tế, văn hóa, xã hội trên lãnh thổ...

Như vậy, một mặt, quản lý hành chính Nhà nước là một hoạt động phức tạp về quy mô nội dung, phương pháp lẫn về lãnh thổ, một mặt khác để thực hiện tốt công tác quản lý hành chính đòi hỏi người quản lý hoặc các đơn vị tham mưu cần phải có đầy đủ các thông tin trên về các đơn vị hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình để phân tích, đánh giá và đưa ra các nhận định, xây dựng các định hướng quy hoạch phát triển cũng như quản lý các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn.

Thực tế này đưa đến hệ quả tất yếu là quản lý hành chính cần có công cụ hỗ trợ thích hợp nhằm đảm bảo tính khoa học - một trong các tính chất cơ bản của quản lý hành chính Nhà nước.

2.3.2. Xu hướng hin đại hóa công tác qun lý hành chính

2.3.2.1. Định hướng chiến lược ca nhà nước trong vic hin đại hóa công tác qun lý hành chính nhà nước.

Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã quan tâm đến việc sử dụng những công cụ hỗ trợ quản lý hành chính: Chương trình chính phủ điện tử (dự án tin học

74

hoá quản lý Hành chính nhà nước - Đề án 112) là một trong những tiền đề quan trọng nhất, làm nền tảng cho hàng loạt các chương trình dự án tiếp theo như: “Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ” của Bộ Tài nguyên và Môi trường...

Năm 2008 Chính phủ đã đưa chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008. Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009 – 2010 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009.

Như vậy, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý tại các cơ quan nhà nước đã và đang được trú trọng phát triển. Do đó việc ứng dụng Web Atlas trong công tác hỗ trợ quản lý đã và đang là những vấn đề mới cần được ưu tiên nghiên cứu và phát triển. Với khả năng của công nghệ thông tin như hiện nay thì việc xây dựng các hệ thống ứng dụng này sẽ chiếm được ưu thế trong thực tiễn.

Web Atlas với các tính năng ưu việt vượt trội so với Atlas truyền thống là một lời giải, một lối mở cho công tác QLHC đã khiến ta không thể không đặt ra việc ứng dụng công nghệ Web Atlas trong hỗ trợ công tác quản lý hành chính. Việc khai thác thông tin từ Web Atlas phục vụ công tác quản lý hành chính là vấn đề thực tiễn. Cán bộ quản lý nhà nước có thể khai thác thông tin có trên hệ thống Web Atlas và tổng hợp, phân tích thông tin nhờ các bài toán, giải pháp quản lý nhà nước phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước của mình.

2.3.2.2. Nn tng h tng k thut ca Vit Nam và Hà Ni

Để Web Atlas hoạt động tốt thì cơ sở hạ tầng mạng Internet là yêu cầu bắt buộc phải có. Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin như hiện nay thì yêu cầu về các thiết bị phần cứng không còn là vấn đề khó khăn. Mặt khác, năm 1997, Việt Nam chính thức kết nối Internet toàn cầu, trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển đến nay Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Hiện nay cả nước có trên 30 triệu người sử dụng internet. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

75

Từ những viên gạch đầu tiên với 64kbps kết nối quốc tế cho khoảng 300 người sử dụng với hai hướng kết nối chủ yếu qua Mỹ và Australia đến nay đã có rất nhiều các dịch vụ như: internet băng rộng ADSL, mạng lưới mạng không dây 3G phủ sóng rộng khắp với nhiều nhà cung cấp và đặc biệt việc phóng thành công vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam VINASAT-1 và VINASAT-2 đã góp phần tăng cường năng lực phủ sóng, cung cấp các dịch vụ tới vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, bảo đảm hạ tầng truyền dẫn tín hiệu điện thoại, Internet và truyền dẫn dữ liệu… cho những khu vực mà phương thức truyền dẫn mặt đất gặp khó khăn. Như vậy có thể nói cơ sở hạ tầng phần cứng và mạng Internet ngày càng được nâng cấp và cải thiện tốt hơn, đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển các ứng dụng bản đồ thông qua mạng internet.

Hà Nội là Thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước do đó hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung, hạ tầng cơ sở viễn thông và mạng Internet nói riêng luôn được quan tâm đầu tư xây dựng. Hiện nay, hạ tầng mạng viễn thông đã được triển khai tới 100% xã phường trên toàn thành phố với nhiều loại hình dịch vụ như: điện thoại, Internet, truyền hình, truyền số liệu và các dịch vụ gia tăng khác [90]. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối tháng 3/2012, số thuê bao Internet trên cả nước ước tính đạt 4,2 triệu thuê bao với số người sử dụng Internet đạt 32,1 triệu người [91] trong khi đó theo Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010 số lượng thuê bao mạng internet của thành phố là 1,78 triệu thuê bao [6]. Như vậy, có thể nói hệ thống mạng thông tin và truyền thông cũng như cơ sở hạ tầng mạng, số lượng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trên địa bàn Hà Nội sử dụng internet rất cao, chiếm trên 40% thuê bao của cả nước.

Mặt khác, UBND Thành phố Hà Nội cũng đã chú trọng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho các đơn vị hành chính các cấp. Đến nay, 100% các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã có mạng nội bộ (mạng LAN) và kết nối Internet băng thông rộng, mạng diện rộng (WAN) của Thành phố được triển khai và cung cấp dịch vụ tại 84 điểm, 90% công chức của Thành phố được trang bị máy tính kết nối LAN và Internet; 21 sở ngành và 29 quận huyện đã ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa; 100% đơn vị có trang web hoặc cổng thông tin điện tử [92].

76

Như vậy, có thể nói nền tảng kỹ thuật cho phát triển hệ thống Web Atlas của Hà Nội tương đối thuận lợi, vấn đề ở đây là tập trung xây dựng và thiết kế cơ sở dữ liệu phù hợp với điều kiện và yêu cầu của công tác hỗ trợ quản lý hành chính.

2.3.2.3. Nn tng xã hi

Trong những năm qua, Nhà nước đã có những quan tâm thích đáng tới việc xây dựng các chính sách, dự án đào tạo và đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều mặt của đời sống xã hội trong đó có việc xây dựng chính phủ điện tử (xem mục 2.3.2.1). Với Hà Nội, trong thời gian qua cũng đã có nhiều quan tâm tới việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý như: ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, văn phòng một cửa,… Theo kế hoạch của sở Thông tin và truyền thông Hà Nội, năm 2013 sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tạo nền tảng xây dựng cơ quan điện tử; nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành của các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và cung cấp các dịch vụ công cơ bản mức độ 3,4 phục vụ công dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các UBND xã, phường, thị trấn; đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng CNTT và nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các cấp, cán bộ, công chức viên chức [93].

Bên cạnh việc xây dựng những thể chế, chính sách cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ quản lý hành chính thì việc đào tạo nguồn nhân lực là một vấn đề quan trọng. Hiện nay, hầu hết các cán bộ quản lý tại các đơn vị của Hà Nội đều là những người không có chuyên môn về Trắc địa - Bản đồ, khả năng công nghệ thông tin và mạng truyền thông chưa đồng đều, do vậy để triển khai và vận hành được tốt hệ thống Web Atlas cần có những phương án, cơ chế hỗ trợ cán bộ nâng cao trình độ, tham gia tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.

Mặt khác, ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thì việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng đặc biệt là đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý hành chính các cấp, các cán bộ kỹ thuật vận hành hệ thống cũng như đông đảo nhân dân hiểu và ứng dụng Web Atlas trong thực tế.

Như vậy, có thể nói ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật thì các thể chế, chính sách cũng như vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao dân trí là một trong những

77

nhân tố quan trọng có tính chất quyết định tới thành công trong việc xây dựng và triển khai ứng dụng Web Atlas hỗ trợ quản lý hành chính.

2.3.3. Đặc đim Web Atlas trong công tác QLHC

2.3.3.1. Kh năng s dng Web Atlas trong công tác QLHC

Web Atlas là một dạng của Atlas điện tử, được thiết kế và xây dựng cho mục đích phát hành trên mạng Internet. Các hệ thống Web Atlas sau khi thiết kế và xây dựng hoàn thiện có thể sử dụng thông qua các trình duyệt Internet như: Firefox, Internet Explore, Google Chrome,...

Web Atlas hành chính là một dạng Atlas điện tử gồm các bản đồ hành chính và các thông tin cần thiết được thiết kế và xây dựng cho việc sử dụng và tra cứu các thông tin trên bản đồ hành chính thông qua mạng Internet.

Web Atlas hành chính với các bản đồ hành chính - là một mô hình không gian của lãnh thổ, tích hợp các thông tin đa dạng về nội dung theo lãnh thổ - đã, đang và chắc chắn vẫn sẽ là một trong những công cụ hiện đại hỗ trợ quản lý hành chính theo lãnh thổ một cách hiệu quả.

Trong các bản đồ hành chính, mô hình bản đồ không chỉ phản ánh hình thức bên ngoài mà cả bản chất bên trong của các hiện tượng. Ngay từ thời kỳ đầu của việc sử dụng bản đồ, các nhà nghiên cứu đã thấy rõ ưu điểm của bản đồ là tính bao quát: khả trong bao quát cái không thể bao quát, trình bày dưới dạng nhìn thấy được cái vốn ẩn khuất khi quan sát trực tiếp, ghi nhận và hệ thống hóa tri thức và các quy luật không gian [16], [74].

Web Atlas hành chính với các tính năng của nó có khả năng hỗ trợ cho các cấp quản lý hành chính thực hiện các công việc như:

- Quan sát trực quan toàn cảnh hoặc chi tiết 1 khu vực, một địa điểm để xác định đặc điểm của địa bàn, thay cho việc phải xuống tận nơi thị sát.

- Thu nhận các thông tin thuộc tính nhanh chóng, đầy đủ, chi tiết đã được tích hợp trong Web Atlas thay cho việc phải tìm kiếm trên giấy hoặc chờ báo cáo bằng văn bản.

- Mô hình hóa bản đồ, xây dựng các bản đồ phân tích, đánh giá tổng hợp, hoặc tính ra các chỉ số phân tích tổng hợp, xây dựng các biểu đồ tổng hợp để hỗ trợ ra quyết định.

78

- Web Atlas với khả năng tập trung dữ liệu tại một đầu mối, là nơi lưu trữ thông tin lý tưởng: dễ dàng cập nhật, sửa chữa, tra cứu nhanh chóng ở mọi khía cạnh.

- Lập các báo cáo tổng hợp dựa trên cơ sở dữ liệu lưu trữ trong Web Atlas một cách nhanh chóng.

- Trao đổi thông tin nhanh chóng giữa các cấp quản lý hành chính thông qua các hòm thư điện tử được xây dựng trong hệ thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng web atlas quản lý hành chính thành phố hà nội (Trang 81)