Tổng quan về hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh tác

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu các loại hình sử dụng đất và đề xuất hướng dẫn sử dụng đất nông nghiệp huyện hiệp hoà tỉnh bắc giang (Trang 30 - 32)

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.5. Tổng quan về hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh tác

tác

Theo Phạm Chí Thành [39], hệ thống là một tổng thể các trật tự có các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác định nh− một tập hợp các đối t−ợng hoặc các thuộc tính đ−ợc liên kết bằng nhiều mối t−ơng tác.

Quan điểm hệ thống không phải đơn thuần là phép cộng mà là xem xét các phần tử trong hệ thống, mối t−ơng tác của từng thành phần, các cấu trúc thứ bậc trong hệ thống, tính toàn cục và tính trội của nó.

Để hệ thống phát triển bền vững cần nghiên cứu bản chất và đặc điểm của mối t−ơng tác qua lại giữa các yếu tố trong hệ thống đó, điều tiết các mối t−ơng tác chính là điều khiển hệ thống một cách có quy luật.

Hệ thống nông nghiệp:

Theo Shaner [56], hệ thống nông nghiệp là một phức hợp của đất đai, nguồn n−ớc, cây trồng, vật nuôi, lao động và các nguồn lợi và đặc tr−ng khác

trong một ngoại cảnh mà nông hộ quản lý tuỳ theo sở thích, khả năng và kỹ thuật có thể có.

Nhìn chung hệ thống nông nghiệp là một hệ thống hữu hạn, trong đó con ng−ời đóng vai trò trung tâm, con ng−ời quản lý và điều khiển các hệ thống theo những quy luật nhất định, nhằm mang lại hiệu quả cao cho hệ thống nông nghiệp.

Hệ thống nông nghiệp có 3 đặc điểm đáng quan tâm sau:

- Tiếp cận “d−ới lên” và xem hệ thống mắc ở điểm nào tìm cách can thiệp để giải quyết cản trở.

- Coi trọng mối quan hệ xã hội nh− những nhân tố của hệ thống. - Coi trọng sự phân tích động thái của sự phát triển.

Hệ thống canh tác:

Theo Sectisan (1987) [24], hệ thống canh tác là sản phẩm của 4 nhóm biến số: môi tr−ờng vật lý; kỹ thuật sản xuất; chi phối của nguồn tài nguyên và điều kiện kinh tế xã hội. Trong hệ thống canh tác, vai trò của con ng−ời đặt vị trí trung tâm của hệ thống và quan trọng hơn bất kì nguồn tài nguyên nào kể cả đất canh tác. Theo Zandstra H.G. [58], muốn phát triển một vùng nông nghiệp, kỹ năng của nông dân có tác dụng hơn độ phì của đất. Hệ thống canh tác đ−ợc quản lý bởi hộ gia đình trong môi tr−ờng tự nhiên, sinh học và kinh tế xã hội phù hợp với mục tiêu, sự mong muốn và nguồn lực của nông hộ.

Trong nghiên cứu và xây dựng hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam, Phạm Chí Thành [36] đề xuất xây dựng chế độ canh tác ở miền Bắc theo hệ thống phân vị các biến sinh thái và hệ thống phân ra các vi sinh thái của Valenza (1982) thay thế cho cách làm xây dựng chế độ canh tác ra làm từng thửa ruộng cụ thể cho từng hợp tác xã. Các biện pháp kỹ thuật có thể thay đổi theo thị tr−ờng, điều kiện kinh tế kỹ thuật, phong tục và các kỹ năng lao động của nông dân đ−ợc coi là phần mềm của hệ thống.

Nông nghiệp hàng hoá:

Theo Đêvandra [14], nông nghiệp hàng hóa là nền nông nghiệp h−ớng theo thị tr−ờng. Thị tr−ờng cần về số l−ợng và chất l−ợng nh− thế nào thì phải sản xuất đáp ứng nh− vậy. Nông nghiệp hàng hoá phải đảm bảo sử dụng tài nguyên có hiệu quả, đầu t− theo chiều sâu.

Theo Phạm Chí Thành [40], nông nghiệp hàng hoá là sản phẩm của lịch sử từ nông nghiệp truyền thống với các đặc điểm là đầu t− thấp, đa dạng để giảm rủi ro, hiệu quả thấp và áp dụng kỹ thuật không th−ờng xuyên, sang nền nông nghiệp trung gian, với đặc điểm phát triển nông nghiệp theo xu h−ớng hệ thống, sau đó mới hình thành nông nghiệp hàng hoá. Giai đoạn trung gian là giai đoạn tập duyệt với kỹ thuật mới là giai đoạn tạo nguồn tích luỹ vốn cho tái sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu các loại hình sử dụng đất và đề xuất hướng dẫn sử dụng đất nông nghiệp huyện hiệp hoà tỉnh bắc giang (Trang 30 - 32)