2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.5.2. Một số đặc tr−ng của hệ thống cây trồng
- Hệ thống cây trồng mang tính khách quan và đ−ợc hình thành do trình độ phát triển của lực l−ợng sản xuất và phân công lao động xã hội. Các Mác cho rằng “Trong sự phân công lao động xã hội thì con số tỉ lệ là một sự tất yếu không sao tránh khỏi, một sự thầm kín yên lặng”. Điều đó có nghĩa là không nên và không thể áp đặt chủ quan một hệ thống cây trồng không phù hợp với thực tế khách quan mà phải nghiên cứu đầy đủ các điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể, đánh giá cho xu h−ớng chuyển dịch cơ cấu để tác động thúc đẩy cơ cấu mới chuyển dịch nhanh hơn, có hiệu quả hơn.
- Hệ thống cây trồng phải đảm bảo các mối quan hệ cân đối và đồng bộ giữa các bộ phận trong tổng thể mà tổng thể đó là một hệ thống lớn bao gồm những hệ thống con và mỗi hệ thống còn lại bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hơn, gắn bó với nhau một cách chặt chẽ trong mối quan hệ cân đối và đồng bộ. Nếu thiên lệch về một hệ thống nào cũng dẫn tới sự phá vỡ tính cân đối, đồng bộ của toàn hệ thống.
- Hệ thống cây trồng bao giờ cũng là sản phẩm của một giai đoạn lịch sử nhất định, do vậy nó mang tính lịch sử cụ thể. Không thể đem nội dung của một hệ thống cây trồng của một thời kì phát triển áp đặt vào một đất n−ớc, một vùng hoặc một thời kì mà ở đó trình độ lực l−ợng sản xuất còn lạc hậu, phân công lao động xã hội đơn giản hoặc ng−ợc lại. Nguyên tắc trên hoàn toàn không cản trở việc thử nghiệm, áp dụng từng b−ớc các mô hình tiên tiến đan xen phù hợp với những điều kiện cụ thể.
- Hệ thống cây trồng không ngừng vận động, biến đổi và phát triển theo xu h−ớng ngày càng hoàn thiện hơn, mở rộng hơn và có hiệu quả hơn. Quá
trình vận động, biến đổi chính là quá trình điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và quá trình chuyển dịch đó luôn luôn gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển của lực l−ợng sản xuất và sự phân công lao động xã hội càng phát triển cao hơn, tỉ mỉ hơn, theo quy luật quan hệ sản xuất luôn phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực l−ợng sản xuất. Nh− vậy hệ thống cây trồng dần đ−ợc hoàn thiện hơn, hiệu quả cao hơn. Mặt khác hệ thống cây trồng không thể luôn luôn thay đổi theo ý muốn chủ quan của con ng−ời mà phải t−ơng đối ổn định phù hợp với sự phát triển của lực l−ợng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự ổn định t−ơng đối phản ánh tính khách quan khoa học trong quá trình hình thành hệ thống cây trồng và đảm bảo tính hiệu quả cao trong kinh doanh và trong đời sống xã hội của đất n−ớc.
- Chuyển đổi hệ thống cây trồng là một quá trình, không có sẵn một cơ cấu kinh tế hoàn thiện và cũng không có một cơ cấu cây trồng chứa đựng trong nó tất cả những sai lầm, lạc hậu.
- Hệ thống cây trồng mới đ−ợc bắt nguồn, chuyển dịch từ hệ thống tr−ớc nó. Từ sự tích luỹ về l−ợng đủ mức sẽ dẫn tới sự biến đổi về chất. Sự chuyển dịch đòi hỏi phải có thời gian, là một quá trình cũng tất yếu khách quan nh− bản thân nội dung của hệ thống cây trồng. Quá trình chuyển đổi hệ thống cây trồng đòi hỏi sự tác động bằng một hệ thống chính sách và biện pháp đồng bộ tác động hợp quy luật, thúc đẩy quá trình hình thành.