Cảnh quan môi tr−ờng

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu các loại hình sử dụng đất và đề xuất hướng dẫn sử dụng đất nông nghiệp huyện hiệp hoà tỉnh bắc giang (Trang 52)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.3. Cảnh quan môi tr−ờng

Với đặc điểm là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng Bắc bộ và vùng miền núi phía Bắc lại có dòng sông Cầu bao quanh phía tây và phía nam tạo cho Hiệp Hoà có một cảnh quan đa dạng với nhiều hệ sinh thái khác nhau: hệ sinh thái v−ờn đồi, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái d−ới n−ớc…

Quá trình khai thác đất đai vào sản xuất ch−a hợp lý đã làm cho đất một số vùng bị bạc màu, bị xói mòn, rửa trôi thành đất trống đồi trọc. Việc tăng c−ờng sử dụng hóa chất vào sản xuất nông nghiệp ch−a hợp lý ít nhiều đã gây

ô nhiễm nguồn n−ớc, tuy ch−a có điều tra đánh giá cụ thể song thực tế đã cho thấy số l−ợng thuỷ sản trên đồng ruộng, ao hồ tự nhiên giảm nhiều so với tr−ớc đây.

Môi tr−ờng không khí cũng đã bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau ở các khu vực khai thác và sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, dọc các tuyến đ−ờng giao thông là đ−ờng đất cấp phối.

Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi tr−ờng ở đây mới chỉ là b−ớc đầu, ch−a gây ra hậu quả nghiêm trọng, nh−ng nhất thiết cần có các biện pháp kịp thời để ngăn chặn và hạn chế những tác động bất lợi, nhất là vấn đề tăng c−ờng quản lý tài nguyên, quản lý quy trình sản xuất, vệ sinh môi tr−ờng khu vực nông thôn.

4.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi tr−ờng

- Lợi thế:

+ Hiệp Hoà có các điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phép phát triển một nền nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp phong phú đa dạng. Tiềm năng nguồn n−ớc có thể phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong huyện. Với lợi thế về vị trí địa lý tạo cho huyện tiềm năng lớn để đẩy mạnh sản xuất sản phẩm hàng hoá cung cấp cho các đô thị lớn ở đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh phía Bắc.

+ Nguồn tài nguyên khoáng sản tuy ít và trữ l−ợng nhỏ nh−ng đây là một tài nguyên đáng kể để phát triển ngành vật liệu xây dựng cung cấp cho nhu cầu xây dựng nội vùng.

- Hạn chế:

+ Đất đai ở một số vùng do điều kiện đất chật ng−ời đông, quá trình khai thác ch−a hợp lý đã bị biến chất, bạc màu, ở một số vùng đồi bị xói mòn, rửa trôi làm đất trơ sỏi đá, đất trống đồi trọc.

+ Chế độ m−a phân bố không đều trong năm gây tình trạng ngập úng, lũ lụt vào mùa m−a, khô hạn vào mùa khô.

4.2. Điều kiện kinh tế x∙ hội

4.2.1. Dân số và lao động

4.2.1.1. Dân số

Dân số huyện Hiệp Hoà năm 2004 có 211677 ng−ời (niên giám thống kê huyện Hiệp Hoà 2000 – 2005). Dân số đô thị chiếm 2,4%, dân số nông thôn chiếm 97,6%. Nh− vậy, nguồn lao động nông nghiệp của huyện khá dồi dào, đó là thế mạnh và làm tiền đề để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi theo h−ớng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao.

Thực hiện cuộc vận động kế hoạch hoá gia đình, huyện Hiệp Hoà đã giảm đáng kể tốc độ tăng dân số từ 1,75% năm 1999 xuống còn 1,1% năm 2004.

Tuy tốc độ tăng dân số giảm vài năm gần đây, song do đất chật ng−ời đông, mật độ dân số vẫn ở mức cao, khoảng 1053 ng−ời/km2, gấp 2,65 lần bình quân của tỉnh và gấp 4 lần bình quân cả n−ớc. Hiệp Hoà là huyện có dân số trẻ (số ng−ời d−ới 40 tuổi chiếm 77% và số dân từ 15 – 39 tuổi chiếm 43% tổng dân số). Đặc điểm này là một lợi thế trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, song cũng là một áp lực lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm, trong giáo dục và đào tạo một đội ngũ lao động trẻ, đáp ứng đ−ợc yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội.

4.2.1.2. Lao động

Tổng số lao động của huyện Hiệp Hoà tính đến năm 2004 có 118539 ng−ời, chiếm 56% tổng dân số, trong đó khu vực nông thôn 113.797 ng−ời, chiếm 96%, lao động khu vực đô thị 4742 ng−ời, chiếm 4%. T−ơng ứng với tỉ lệ trên, lao động trong ngành nông – lâm nghiệp chiếm hơn 95%. Với cơ cấu lao động nông thôn nh− vậy, tình trạng d− thừa lao động thời vụ sẽ là một áp lực lớn đối với huyện Hiệp Hoà. Do phần lớn là lao động nông nghiệp, trình độ ch−a cao sẽ ảnh h−ởng đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện trong t−ơng lai, tr−ớc mắt hạn chế khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

4.2.2. Tình hình sản xuất của các ngành

4.2.2.1. Ngành nông nghiệp

Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp liên tục tăng từ 389.408 triệu đồng năm 2000 lên 455.461 triệu đồng năm 2004. tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp đạt 455.461 triệu đồng năm 2004 (tính theo giá cố định năm 1994), trong đó trồng trọt 268.283 triệu đồng, chiếm 59,56%.

Theo thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi tr−ờng huyện Hiệp Hoà, diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm, nhất là diện tích đất trồng cây hàng năm: từ 11.226,5 ha năm 2000 xuống còn 11.146,0 ha năm 2004, giảm 80,5 ha trong vòng 4 năm. Vì vậy, huyện phải có những giải pháp quản lý, sử dụng đất một cách hợp lý, có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp trong những năm tới.

- Trồng trọt: lúa là cây l−ơng thực chủ yếu của huyện, diện tích gieo trồng cả năm 2004 là 17.113 ha, năng suất lúa cũng liên tục tăng từ 42 tạ/ha năm 2000 lên 48,2 tạ/ha năm 2004. Tổng sản l−ợng l−ơng thực quy thóc năm 2004 đạt 82.527 tấn, tăng 13,33% so với năm 2000 (72.819 tấn), bình quân l−ơng thực đầu ng−ời 390 kg/năm.

Sản xuất l−ơng thực hiện còn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành trồng trọt. Ngoài ra các cây trồng khác cũng có xu h−ớng phát triển với quy mô ngày càng lớn.

Nhìn chung sản xuất trồng trọt của huyện Hiệp Hoà đang thể hiện xu thế phát triển theo h−ớng thâm canh, đa dạng hoá cây trồng, đặc biệt với cây trồng có ý nghĩa hàng hoá.

- Chăn nuôi: chăn nuôi của huyện phát triển t−ơng đối ổn định, quy mô đàn gia súc năm 2004 nh− sau:

Đàn trâu 6.121 con, giảm 618 con so với năm 2000. Đàn bò 22.156 con, tăng 6269 con so với năm 2000. Đàn lợn 136.027 con, tăng 17.224 con so với năm 2000.

Chăn nuôi gia cầm, thuỷ sản phát triển đáng kể. Tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi năm 2004 đạt 149.685,4 triệu đồng (trong đó đàn gia súc đạt 90.060 triệu đồng, chiếm 60,17%), chiếm 32,86% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp.

- Nuôi trồng thuỷ sản:

Ngành nuôi trồng thuỷ sản của huyện phát triển ch−a mạnh, diện tích mặt n−ớc nông nghiệp hiện nay là 454,5 ha. Diện tích này đã đ−ợc giao cho cá nhân và tổ chức quản lý sản xuất, nên việc sử dụng đất hiệu quả cao hơn. Tuy đã xuất hiện một số mô hình nuôi đặc sản nh− ba ba, l−ơn, ếch… nh−ng chủ yếu vẫn là nuôi cá, tôm năng suất và sản l−ợng không ổn định. Sản l−ợng thuỷ sản chủ yếu (cá, tôm) năm 2004 đạt 1.374 tấn, trong đó cá là 1.146 tấn (chiếm 83,41% sản l−ợng thuỷ sản trong toàn huyện).

4.2.2.2. Ngành lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp đ−ợc chú trọng đầu t− qua ch−ơng trình 327, phát triển v−ờn đồi và trồng cây phân tán. Diện tích đất lâm nghiệp năm 2000 là 190,3 ha giảm xuống còn 162,7 ha năm 2004. Sản phẩm chủ yếu của ngành là củi và gỗ tròn, sản l−ợng hàng năm không đáng kể. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2004 là 4.935,5 triệu đồng (tính theo giá cố định năm 1994).

4.2.2.3. Ngành công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp

Trên địa bàn huyện có 1.420 xí nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở địa ph−ơng đã có b−ớc phát triển đáng kể với các ngành nghề đa dạng nh− cơ khí sửa chữa, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, dệt may, sản xuất sản phẩm cao su và Plastic…

Giá trị tổng sản l−ợng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hàng năm tăng (từ 9.406 triệu đồng năm 2000 lên đến 19.754 triệu đồng năm 2003 và 23.425 triệu đồng năm 2004).

4.2.3. Tình hình sử dụng đất

Nghiên cứu tình hình sử dụng đất là vấn đề cần thiết để đảm bảo cho việc đánh giá tiềm năng đất đai, từ đó đề ra h−ớng bố trí sử dụng hợp lý và có hiệu quả quỹ đất trong địa bàn huyện.

Số liệu thống kê về đất đai, hiện trạng sử dụng đất của huyện Hiệp Hoà năm 2004 đ−ợc thể hiện trong bảng 4.2.

Qua bảng 4.2 cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 20.107,9 ha, đứng thứ 8 trong số 10 huyện, thị của tỉnh Bắc Giang, trong tổng diện tích đất tự nhiên này có 18.526,7 ha (92,13%) đã đ−ợc đ−a vào sử dụng. Tỉ lệ sử dụng này rất cao so với bình quân toàn tỉnh chỉ đạt 79,6%.

Diện tích đất đang sử dụng trong nông nghiệp toàn huyện là 13.493,3 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm là 11.146,0 ha, chiếm 82,6%; đất trồng cây lâu năm 1892,8 ha, chiếm 6,62%; đất có mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản 454,5 ha, chiếm 3,68%. Phần lớn diện tích đất trồng cây hàng năm là đất ruộng lúa – lúa màu với 10.280,1 ha, chiếm 92,23% diện tích đất trồng cây hàng năm, còn lại là cây trồng khác.

Diện tích đất đ−ợc sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp khá cao (67,10%), nh−ng bình quân đất nông nghiệp của huyện chỉ đạt 637 m2/ng−ời thấp hơn so với mức trung bình của cả n−ớc (1100m2/ng−ời). Năm 2004 tổng diện tích đất gieo trồng cây hàng năm là 28.459,2 ha, hệ số sử dụng đất là 2,55 lần.

Hiện tại cơ sở hạ tầng huyện Hiệp Hoà còn ch−a đ−ợc đầu t− phát triển nên trong t−ơng lai đất nông nghiệp của huyện sẽ phải chịu nhiều áp lực của những hoạt động này (mở đ−ờng giao thông, xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp…). Để đáp ứng đ−ợc mục tiêu sản xuất nông nghiệp và an ninh l−ơng thực cho huyện, trong giai đoạn sắp tới một mặt đòi hỏi cần có chính sách đầu t− thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, mặc khác phải mở rộng và khai thác nguồn đất hoang ch−a sử dụng để bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp, khắc phục diện tích đất bình quân đầu ng−ời thấp.

Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2004 huyện Hiệp Hoà

Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 20.107,9 100,00

I. Đất nông nghiệp 13.656,0 67,91

1. Đất trồng cây hàng năm 11.146,0 55,43

- Đất ruộng lúa, lúa màu 10.280,1 51,12

+ Ruộng 3 vụ 2.206,1 10,97 + Ruộng 2 vụ 5.844,0 29,06 + Ruộng 1 vụ 2220,0 11,04 - Đất trồng cây hàng năm khác 865,8 4.30 + Đất chuyên màu và CCNHN 623,0 3,09 + Đất chuyên rau 7,0 0,04 + Đất trồng cây hàng năm khác 235,8 1,17

3. Đất trồng cây lâu năm 1892,8 9,40

- Đất trồng CCN lâu năm 6,0 0,02

- Đất trồng cây ăn quả 1115,0 5,55

- Đất trồng cây lâu năm khác 771,8 3,83

4. Đất có mặt n−ớc NTTS 454,5 2.26

- Chuyên nuôi cá 295,8 1,47

- Nuôi trồng thuỷ sản khác 158,7 0,79

5. Đất lâm nghiệp 162,7 0,81

II. Đất phi nông nghiệp 4.870,9 24,22

1. Đất chuyên dùng 3.125,6 15,54

2. Đất ở 1.745,3 8,68

III. Đất ch−a sử dụng 1.581,2 7,87

24% 8%

68%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất ch−a sử dụng

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu diện tích đất huyện Hiệp Hoà năm 2004 4.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông: ngoài Quốc lộ 37, 3 tuyến đ−ờng tỉnh lộ với tổng chiều dài là 53 km đã đ−ợc Nhà n−ớc đầu t− mở rộng nâng cấp. Thực hiện ch−ơng trình cứng hoá đ−ờng giao thông, đến nay toàn huyện đã lát gạch hoặc đổ bê tông 256 km đạt trên 50% số tuyến đ−ờng. Các trục đ−ờng liên xã đều đ−ợc tu sửa. (Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Hiệp Hoà)

- Hệ thống thuỷ lợi: huyện đã có hệ thống tự chảy kênh nổi, kênh 1A, 1B, 1C và hệ thống kênh nội đồng, nếu nguồn n−ớc từ Thác Huống và Hồ Núi Cốc đảm bảo sẽ chủ động t−ới tiêu trên 70% tổng diện tích toàn huyện. Do địa hình phức tạp và nguồn không đủ cung cấp n−ớc khi tập trung vào mùa vụ (nhất là gieo cấy vụ đông xuân). Ngoài 3 trạm tiêu úng là Ngọ Khổng 1, Ngọ Khổng 2, Cẩm Bào với tổng công suất là 85.600m3/giờ sẽ đảm bảo tiêu úng cho các vùng hạ huyện (Mai Đình, Xuân Cẩm, H−ơng Lâm, Châu Minh).

- Hệ thống điện: hệ thống điện đ−ợc phát triển nhanh trên địa bàn huyện, đến nay 100% số xã trên địa bàn huyện đã có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Toàn huyện có 129 trạm biến áp, 110 km đ−ờng dây 35 kw, 367 km đ−ờng trục chính sau máy biến áp.

Mạng l−ới b−u chính viễn thông đ−ợc đầu t− phát triển, hiện tại 100% số xã, thị trấn có máy điện thoại, 23/26 xã có điểm b−u điện văn hoá xã.

4.3. Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp đất nông nghiệp

4.3.1. Khái quát các đơn vị đất đai huyện Hiệp Hoà

Căn cứ vào tài liệu của Viện Nông hoá Thổ nh−ỡng, số liệu của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, sau khi điều tra thực địa bổ sung, Khoa Địa chính tr−ờng Cao đẳng Nông – Lâm đã xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Hiệp Hoà.

Kết quả nghiên cứu của tr−ờng Cao đẳng Nông – Lâm, trên diện tích đ−ợc điều tra khảo sát là 15.259,65 ha, số đơn vị đất đai là 30, bao gồm 81 khoanh đất, diện tích trung bình một khoanh là 188,39 ha. Đặc tính các đơn vị đất đai huyện Hiệp Hoà đ−ợc tổng hợp trong bảng 4.4.

4.3.2. Đánh giá hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

Cây trồng của mỗi vùng đã chịu chi phối của nhiều quy luật tự nhiên và tạo nên khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh. Mỗi vùng là một điều kiện sinh thái đặc thù cho vùng ấy. Mỗi loại cây trồng có yêu cầu về sinh thái riêng nên mỗi loại cây trồng chỉ sử dụng một phần nhỏ tài nguyên thiên nhiên của một vùng nông nghiệp. Mặt khác một tổ hợp cây trồng của vùng ngoài việc chịu sự chi phối của điều kiện sinh thái, còn chịu ảnh h−ởng của tập quán canh tác. Nhận thức này đã khẳng định một tổ hợp cây trồng với các biện pháp kỹ thuật kèm theo là một nét đặc thù của môi tr−ờng tự nhiên và môi tr−ờng xã hội.

Qua kết quả nghiên cứu đánh giá hiện trạng đất đai ở huyện Hiệp Hoà cho thấy: theo địa hình huyện có 3 vùng đất chính: đất đồi núi, đất đồng bằng (đất ruộng) và đất trũng ngập n−ớc.

Trên cơ sở đặc điểm của từng loại đất với điều kiện khí hậu và tập quán canh tác của nông dân nên mỗi vùng đất có các loại hình sử dụng đất khác nhau.

Bảng 4.3: Chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai

TT Chỉ tiêu Phân cấp Kí hiệu

Đất phù sa đ−ợc bồi hàng năm G1 Đất phù sa không đ−ợc bồi hàng năm G2

Đất phù sa Glei G3 Đất phù sa úng n−ớc G4 Đất bạc màu trên phù sa cổ G5 Đất nâu vàng trên phù sa cổ G6 1 Loại đất (G) Đất đỏ vàng trên đá sét G7 Cao E1 Vàn E2 2 Địa hình t−ơng đối (E)

Trũng E3 3 Thành phần cơ giới (T) Thành phần cơ giới nhẹ T1

Thành phần cơ giới trung bình T2 Thành phần cơ giới nặng T3 Độ dày tầng đất >100 cm D1 Độ dày tầng đất từ 50 - 100 cm D2 4 Độ dày tầng đất (D) Độ dày tầng đất < 50 cm D3 T−ới chủ động I1 T−ới hạn chế I2 5 Chế độ t−ới (I) Phụ thuộc n−ớc trời I3 Tiêu chủ động F1 6 Chế độ tiêu (F) Tiêu hạn chế F2 Từ 0 độ – 8 độ S1 Từ 8 độ – 15 độ S2 Từ 15 độ – 25 độ S3 7 Độ dốc (S) Độ dốc > 25 độ S4

4.3.2.1. Vùng đất đồi núi

Hiệp hoà là huyện miền núi nh−ng không có núi cao, chỉ toàn núi đất, song địa hình cũng khá phức tạp, xen kẽ đồi núi có những vùng đất trũng, đất

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu các loại hình sử dụng đất và đề xuất hướng dẫn sử dụng đất nông nghiệp huyện hiệp hoà tỉnh bắc giang (Trang 52)