ph−ơng pháp nghiên cứu
3.1. Đối t−ợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối t−ợng nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về hiệu quả một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính, các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến sử dụng đất nông nghiệp. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đề xuất các giải pháp chủ yếu trong sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài đ−ợc thực hiện trên địa bàn huyện Hiệp Hoà bao gồm việc nghiên cứu các loại đất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
- Bản đồ đất, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất tham khảo từ kết quả nghiên cứu của khoa Địa chính tr−ờng Cao đẳng Nông – Lâm (Việt Yên – Bắc Giang).
3.1.3. Giới hạn về thời gian
Các số liệu thống kê đ−ợc lấy từ năm 2000 đến năm 2004 về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đất đai của huyện. Số liệu về giá cả vật t−, nông sản phẩm hàng hoá lấy theo giá thị tr−ờng năm 2004, giá cố định năm 1994.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội có liên quan đến đất đai và sản xuất nông nghiệp hàng hoá của huyện
Nghiên cứu, đánh giá về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, thời tiết, địa hình, các nguồn tài nguyên thiên nhiên…, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện (thực trạng phát triển kinh tế, dân số, lao động, trình độ dân trí, tình hình quản lý và sử dụng đất đai, tình hình sử dụng đất vào mục đích sản
xuất nông nghiệp… từ đó đánh giá những thuận lợi và hạn chế trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện).
- Điều tra, nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và phân bố hệ thống cây trồng
Điều tra, nghiên cứu các loại hình sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất nông nghiệp trên các loại đất, các đơn vị đất đai, diện tích và sự phân bố các loại hình sử dụng đất trên 3 tiểu vùng: vùng th−ợng huyện, trung huyện và hạ huyện.
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính trên các loại đất, các vùng đất khác nhau và lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp (LUT) có triển vọng trong điều kiện sản xuất của huyện.
- Một số chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế: + Tổng giá trị sản phẩm/ha.
+ Tổng chi phí/ha.
+ Thu nhập thuần: thu nhập thuần = tổng giá trị sản phẩm – tổng chi phí. - Một số chỉ tiêu xác định hiệu quả về mặt xã hội:
+ Mức độ thu hút lao động.
+ Khả năng đảm bảo an toàn l−ơng thực. - Đánh giá sơ bộ tác động đến môi tr−ờng:
+ Mức độ thích hợp với điều kiện tự nhiên (đánh giá mức độ thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất).
+ Một số ảnh h−ởng của quá trình canh tác đến môi tr−ờng thông qua điều tra, phỏng vấn nông hộ, hỏi ý kiến chuyên gia về sử dụng các chất hoá học, thời gian đất đ−ợc che phủ, chế độ n−ớc, xói mòn đất…
- Các đề xuất sử dụng đất và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện
Từ thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính ở các đơn vị đất đai khác nhau trên cơ sở đánh giá khả
năng thích hợp đất đai đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo h−ớng hiệu quả và bền vững.
3.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Ph−ơng pháp thống kê
Điều tra thu thập số liệu trên cơ sở quan sát số liệu bảo đảm yêu cầu: chính xác, đầy đủ, kịp thời. Cụ thể:
- Chọn điểm nghiên cứu: các điểm nghiên cứu là các xã đại diện cho các loại đất, các vùng sinh thái và kinh tế trong huyện. Căn cứ đặc điểm về đất đai, địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng, hiệu quả kinh tế, huyện Hiệp Hoà đ−ợc chia thành tiểu 3 vùng, tại mỗi tiểu vùng chúng tôi chọn 4 xã đại diện và điều tra theo 3 vùng địa hình đặc tr−ng: vùng đất đồi núi; vùng đất bằng (đất ruộng); vùng đất trũng ngập n−ớc.
Các xã đại diện cho tiểu vùng 1 (vùng hạ huyện và các xã nằm giáp sông Cầu): Hợp Thịnh, Mai Đình, Đông Lỗ, Hoàng Vân.
Các xã đại diện cho tiểu vùng 2 (vùng trung huyện): Đức Thắng, L−ơng Phong, Danh Thắng, Đoan Bái
Các xã đại diện cho tiểu vùng 3 (vùng th−ợng huyện): Đồng Tân, Hoàng An, Hoàng Thanh, Thanh Vân.
Chọn các hộ điều tra đại diện cho các tiểu vùng theo ph−ơng pháp chọn mẫu có hệ thống, thứ tự lấy mẫu là ngẫu nhiên. Tổng số hộ điều tra là 450 hộ.
- Thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ: tham khảo, kế thừa có chọn lọc các tài liệu có liên quan: Bản đồ đất, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Điều tra thực địa để khẳng định tính hiện thực của các số liệu thứ cấp đã thu thập đ−ợc.
- Tổng hợp và phân tích tài liệu: trên cơ sở số liệu thu thập đ−ợc chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích nhiều loại chỉ tiêu, so sánh các chỉ tiêu qua các năm để nắm đ−ợc quy luật biến động qua các năm và rút ra kết luận.
Các số liệu thống kê đ−ợc xử lý bằng phần mềm EXCEL, số liệu bản đồ đ−ợc quét, số hoá và xử lý bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS).
3.3.2. Ph−ơng pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của ng−ời dân (PRA – Participattory Rapid Appraisal)
Cùng làm việc với nông dân và lãnh đạo địa ph−ơng, dựa vào sự hiểu biết, kinh nghiệm và nguyện vọng của ng−ời dân với lãnh đạo địa ph−ơng để thu thập các số liệu sơ cấp về tình hình sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp để nhanh chóng đánh giá nhu cầu phát triển nông nghiệp, các vấn đề −u tiên, xem xét tính khả thi của các biện pháp đề xuất, làm cơ sở đề xuất h−ớng sử dụng đất thích hợp.
3.3.3. Các ph−ơng pháp khác
- Ph−ơng pháp kế thừa chọn lọc các tài liệu sẵn có. Các kết quả nghiên cứu trong vùng liên quan đến vấn đề nghiên cứu đ−ợc lựa chọn theo yêu cầu của đề tài.
- Ph−ơng pháp so sánh đ−ợc sử dụng để lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
- Ph−ơng pháp chuyên gia, chuyên khảo: từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia cũng nh− các mô hình điển hình sản xuất nông dân giỏi để đề xuất h−ớng sử dụng đất và đ−a ra các giải pháp thực hiện.
- Ph−ơng pháp minh họa trên bản đồ đ−ợc ứng dụng để thể hiện các kết quả nghiên cứu bằng công nghệ số.