Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu các loại hình sử dụng đất và đề xuất hướng dẫn sử dụng đất nông nghiệp huyện hiệp hoà tỉnh bắc giang (Trang 48 - 52)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2.Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất [54]

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 20.107,91 ha, trong đó diện tích đất sông suối, mặt n−ớc, núi đá 1.708,38 ha, còn lại 18.399,53 ha đất đ−ợc điều tra thổ nh−ỡng. Theo kết quả điều tra thổ nh−ỡng toàn tỉnh năm 1963 và điều tra bổ sung cho thấy, toàn huyện có 7 loại hình thổ nh−ỡng, trong đó các loại đất chiếm đa số là đất bạc màu trên phù sa cổ, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất phù sa không đ−ợc bồi… (thể hiện qua bảng 4.1)

- Đất phù sa đ−ợc bồi hàng năm (Pb): diện tích 720,53 ha, chiếm 3,93% diện tích điều tra. Loại đất này đ−ợc hình thành do sản phẩm bồi hàng năm, phân bố ở các vùng bãi dọc theo sông Cầu. Đất có phản ứng chua ít, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. Các chất mùn, đạm, lân, kali tổng số ở mức trung bình đến khá, lân dễ tiêu nghèo. Loại đất này đang đ−ợc sử dụng trồng hoa màu… Đây là loại đất phân bố ở ngoài đê có độ phì cao, thích hợp với nhiều cây hoa màu và một số cây ăn quả, trong quá trình khai thác sử dụng chú ý bố trí mùa vụ thích hợp để tránh lũ lụt.

- Đất phù sa không đ−ợc bồi (P): diện tích 3.265,00 ha, chiếm 17,76% diện tích điều tra. Loại đất này chủ yếu phân bố ở các cánh đồng phía trong đê. Đất có phản ứng từ chua đến ít chua, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. Các chất mùn, đạm, lân kali tổng số từ trung bình đến khá, kali dễ

tiêu trung bình, lân dễ tiêu nghèo. Nhìn chung loại đất này có hàm l−ợng dinh d−ỡng khá, thích hợp với nhiều loại cây trồng.

- Đất phù sa Gley (Pg): diện tích 445,00 ha, chiếm 2,48% diện tích điều tra. Loại đất này chủ yếu phân bố trên các chân vàn trũng vùng trong đê ở các xã Đại Thành, Hợp Thịnh và Mai Trung. Đất này đ−ợc hình thành do phù sa của sông Cầu, song do th−ờng xuyên bị ngập n−ớc với quá trình khử là chính, tạo nên hiện t−ợng gley. Đất có phản ứng chua ít, thành phần cơ giới đa phần là thịt trung bình. Hiện nay, loại đất này đang đ−ợc sử dụng canh tác lúa là chính, tuy nhiên để khai thác đất này có hiệu quả cần tăng c−ờng công tác tiêu úng và bón phân hợp lý tăng năng suất cây trồng.

- Đất phù sa úng n−ớc (Pj): diện tích 1.808,00 ha, chiếm 9,84% diện tích điều tra. Loại đất này chủ yếu phân bố trên các chân vàn trũng và trũng ở các xã phía nam huyện nh− Xuân Cẩm, H−ơng Lâm, Mai Đình và Đông Lỗ… Đất này đ−ợc hình thành do sản phẩm phù sa nh−ng do bị ngập n−ớc th−ờng xuyên, đất bị glei nặng. Đất có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nặng đến sét. Hiện nay, loại đất này đang đ−ợc sử dụng canh tác 2 vụ lúa, ở những vùng quá trũng chỉ trồng đ−ợc 1 vụ lúa. Do đất bị bí và lầy thụt, mùa màng bấp bênh do ngập úng, nên biện pháp cơ bản là giải quyết vấn đề tiêu n−ớc.

- Đất bạc màu trên phù sa cổ (B): diện tích 6.909,00 ha, chiếm 37,42% diện tích điều tra. Loại đất này đ−ợc phân bố trên diện rộng, tập trung chủ yếu ở các xã phía bắc và trung huyện. Đất này đ−ợc hình thành trên sản phẩm phù sa cổ ở địa hình bậc thang, đất bị rửa trôi sét, bị bạc màu. Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, có phản ứng từ chua đến chua ít, các chất dinh d−ỡng mùn, đạm, lân, kali đều từ nghèo đến rất nghèo. Do vậy, nếu đ−ợc đầu t− phân bón và đủ n−ớc t−ới có thể tăng năng suất cây trồng. Loại đất này phù hợp cho nhiều loại cây trồng sinh tr−ởng và phát triển nh− lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và các loại rau quả…

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): diện tích 5.190,00 ha, chiếm 28,22% diện tích điều tra. Đất này đ−ợc hình thành trên sản phẩm phù sa cổ trên địa hình đồi thấp thoải, l−ợn sóng ở phía bắc và trung huyện xen kẽ với đất bạc màu. Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ. Hiện nay hầu hết diện tích này là các khu dân c−, ngoài ra còn đ−ợc sử dụng trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp… Đất phù sa cổ tơi, thoáng phù hợp cho các loại cây ăn quả phát triển. Cần tăng c−ờng phân bón, đặc biệt là phân hữu cơ để cải tạo đất.

- Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): diện tích 62,00 ha, chiếm 0,35% diện tích điều tra. Đất này phân bố ở một số đồi xã Hoà Sơn. Đất chua và nghèo dinh d−ỡng, độ dốc khá lớn nên đã đ−ợc khai thác trồng cây lâm nghiệp.

Bảng 4.1 : Tổng hợp diện tích các loại đất huyện Hiệp Hoà

Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

1. Đất phù sa đ−ợc bồi (Pb) 720,53 3,93 2. Đất phù sa không đ−ợc bồi (P) 3265,00 17,76 3. Đất phù Glây (Pg) 445,00 2,48 4. Đất phù sa úng n−ớc (Pj) 1808,00 9,84 5. Đất bạc màu trên phù sa cổ (B) 6909,00 37,42 6. Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) 5190,00 28,22 7. Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) 62,00 0,35

Tổng diện tích điều tra 18399,53 100,00

- Sống suối, n−ớc mặt 1696,12 9,22

- Núi đá 12,26 0,07

Tổng diện tích tự nhiên 20.107,91

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001 – 2010)

Đánh giá chung về điều kiện thổ nh−ỡng:

- Lợi thế:

+ Đất đai trong vùng đa dạng, phân bố ở cả địa hình bằng và đồi thấp, cho phép phát triển hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại cây trồng khác nhau.

+ Phần lớn diện tích đất có độ dốc thấp (<80) thuận lợi cho phát triển cây l−ơng thực, hoa màu, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị, đồng thời với nhiều đồi thấp thích nghi cho phát triển các cây công nghiệp, cây ăn quả, lâm nghiệp.

- Hạn chế:

+ Chất l−ợng đất (độ phì) không cao (đất bạc màu), khi sử dụng cho mục đích nông nghiệp cần có chế độ cải tạo đất thích hợp nhằm bồi bổ cho đất để sử dụng lâu bền.

+ Các vùng đất ven sông ngòi dễ bị ngập úng ảnh h−ởng đến năng suất cây trồng. Hiện t−ợng xói mòn, rửa trôi còn xẩy ra ở các vùng đồi thấp làm suy giảm chất l−ợng đất.

4.1.2.2. Tài nguyên nớc

- Nguồn n−ớc mặt: hệ thống sông ngòi quan trọng trong vùng gồm:

+ Sông Cầu có diện tích l−u vực khoảng 6000 km2, chảy qua địa bàn huyện dài khoảng 51 km; Sông Công có diện tích l−u vực khoảng 951 km2, hợp l−u với sông Cầu tại xã Hợp Thịnh; Sông Cà Lồ có diện tích l−u vực khoảng 881 km2, hợp l−u với sông Cầu tại xã Mai Đình; Ngòi Yên Ninh 1 (Cầu Trang) bắt nguồn từ xã Thái Sơn, diện tích l−u vực khoảng 4027 ha; ngòi Yên Ninh 2 (Cầu Chi) bắt nguồn từ xã Ngọc Sơn, diện tích l−u vực khoảng 4200 ha; ngòi Ngọ Không bắt nguồn từ xã Xuân Cẩm chạy ra cống Ngọ Không, diện tích l−u vực khoảng 2088 ha; ngòi Đại La bắt nguồn từ xã Hoà Sơn chạy ra cống Đại La, diện tích l−u vực khoảng 2750 ha; ngòi Cầu Hang bắt nguồn từ xã An Cập chạy ra cống Cầu Hang, diện tích l−u vực khoảng 1318 ha.

Hệ thống ngòi làm nhiệm vụ chính là tiêu thoát n−ớc cung cấp một phần nguồn n−ớc t−ới ở một số vùng hạ nguồn. Ngoài ra trong vùng còn có nhiều hồ ao (khoảng hơn 650 ha) có khả năng l−u trữ n−ớc phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Nguồn n−ớc ngầm: hiện tại ch−a có điều tra khảo sát kỹ để đánh giá trữ l−ợng n−ớc ngầm, nh−ng qua điều tra sơ bộ các giếng n−ớc trong vùng cho

thấy mực n−ớc ngầm th−ờng không quá sâu (15-25 m), chất l−ợng n−ớc khá tốt có thể khai thác phục vụ đời sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.3. Tài nguyên rừng

Hiệp Hoà không có vốn rừng tự nhiên, hiện tại huyện chỉ còn khoảng 160 ha đất rừng trồng. Quỹ đất lâm nghiệp hiện nay đang có xu h−ớng khai thác để chuyển sang trồng cây ăn quả hoặc theo mô hình v−ờn - rừng để nâng cao hiệu quả kinh tế.

4.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra đánh giá về khoáng sản trên địa bàn toàn tỉnh, trên lãnh thổ huyện không có khoáng sản quý hiếm mà chỉ có một số nguồn nguyên vật liệu xây dựng ở dạng mỏ nhỏ nh− sét, sỏi, cuội kết ở các vùng ven sông Cầu.

4.1.2.5. Tài nguyên nhân văn

Là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc, là huyện đứng thứ 2 trong tỉnh về số l−ợng di tích lịch sử văn hoá đã đ−ợc xếp hạng (16 di tích). Những di tích lịch sử này cùng với cùng với cảnh quan tự nhiên nh− khu vực núi Y Sơn, di tích lịch sử ATK II… kết hợp với nhân văn (lễ hội truyền thống, văn hoá dân gian…) sẽ tạo ra nguồn lực đáng kể để phát triển ngành du lịch của tỉnh, đồng bằng bắc bộ và cả n−ớc cũng nh− thu hút đầu t− của các ngành nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội với nhịp độ cao.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu các loại hình sử dụng đất và đề xuất hướng dẫn sử dụng đất nông nghiệp huyện hiệp hoà tỉnh bắc giang (Trang 48 - 52)