Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu các loại hình sử dụng đất và đề xuất hướng dẫn sử dụng đất nông nghiệp huyện hiệp hoà tỉnh bắc giang (Trang 46 - 48)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hiệp Hoà là một huyện trung du nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên 20.107,91 ha, chiếm 5,25% diện tích toàn tỉnh, có toạ độ địa lý từ 105052’40” đến 106002’20” độ kinh đông và từ 21013’20” đến 21026’10” độ vĩ Bắc. Về ranh giới hành chính:

- Phía Bắc giáp huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. - Phía Đông giáp huyện Tân Yên và Việt Yên. - Phía Nam giáp huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.

- Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội và huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.

Xét trên tổng thể, vị trí địa lí của huyện Hiệp Hoà khá thuận lợi so với các huyện khác của tỉnh Bắc Giang. Mạng l−ới giao thông trục chính phân bố hợp lý (01 quốc lộ, 4 tỉnh lộ) và đ−ờng thuỷ (sông Cầu) bao bọc phần phía Tây và tạo cho huyện có nhiều lợi thế trong việc giao l−u với các trung tâm kinh tế lớn ở đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh phía Bắc.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Địa hình của huyện thuộc vùng đồi thấp xen kẽ các đồng bằng, bị chia cắt ở mức trung bình và thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam hoặc từ Bắc xuống Nam.

Địa hình đồi thấp: phân bố rải rác ở tất cả các xã trong huyện, trong đó tập trung ở 11 xã miền núi. Địa hình này có độ chia cắt trung bình, địa hình l−ợn sóng, độ dốc bình quân từ 80 – 150 (cấp II), h−ớng dốc không ổn định. Độ cao trung bình so với mực n−ớc biển khoảng 120 – 150 m. Đất đai thuộc địa hình này phần lớn đã đ−ợc khai thác trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả.

Tuy nhiên, nhiều nơi việc khai thác, sử dụng đất không hợp lý đất đai bị xói mòn trơ sỏi đá.

Địa hình đồng bằng: dạng địa hình này khá bằng phẳng, l−ợn sóng nhẹ, th−ờng nằm ven các sông, suối. Độ dốc bình quân khoảng 00 – 80, độ cao trung bình từ 10 – 20 m so với mực n−ớc biển. Phần lớn diện tích đã đ−ợc khai thác sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, đất ở…

Nhìn chung địa hình toàn huyện khá thuận lợi trong việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

4.1.1.3. Khí hậu

Là huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và miền núi Bắc bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình nhiều năm 23,40C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) là 29,20C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 17,40C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 4,30C, cao nhất tuyệt đối 380C. Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình 6,20C (cao nhất 7,30C, thấp nhất 4,10C). Tổng tích ôn trong vùng thuận lợi cho việc phát triển các loại cây l−ơng thực – thực phẩm, cây công nghiệp, một số loại cây ăn quả nhiệt đới nh− vải thiều, nhãn, na, hồng…

- L−ợng m−a: xét theo chế độ m−a, vùng có 2 mùa: mùa m−a và mùa khô. Mùa m−a từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tổng l−ợng m−a trung bình đạt 1451,4 mm và tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 8) và chiếm khoảng 65 – 70% l−ợng m−a cả năm. Trung bình mỗi năm có 113 ngày m−a.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Lãnh thổ của huyện nằm trong l−u vực hệ thống sông Cầu (có 2 nhánh lớn là sông Công, sông Cà Lồ và 5 ngòi) và bị sự chi phối mạnh mẽ bởi chế độ thuỷ văn của hệ thống sông này. Ngoài ra, trong vùng còn có nhiều hồ ao (chiếm 3,45% diện tích tự nhiên) có khả năng điều tiết một phần n−ớc m−a chống ngập úng và trữ n−ớc cho mùa khô.

Về mùa m−a, n−ớc sông Cầu th−ờng dâng cao gây úng ngập các vùng đất ngoài đê, cản trở đến việc tiêu n−ớc nội đồng gây úng ngập cục bộ. M−a lũ và khai thác vật liệu ven sông không hợp lí đang gây ra tình trạng xói lở bờ sông và mất đất canh tác.

Mùa khô mực n−ớc sông Cầu Đanh có xu h−ớng ngày càng cạn kiệt do giảm diện tích rừng ở th−ợng nguồn và nhu cầu khai thác ngày một cao ở các vùng ven sông, do vậy tình trạng thiếu n−ớc phục vụ sản xuất, nhất là ở các vùng cuối các kênh t−ới ngày một gia tăng.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu các loại hình sử dụng đất và đề xuất hướng dẫn sử dụng đất nông nghiệp huyện hiệp hoà tỉnh bắc giang (Trang 46 - 48)