2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.5.3. Chuyển đổi hệ thống cây trồng
Việc xác định hệ thống cây trồng cho một vùng, cho một khu vực đảm bảo hiệu quả kinh tế, ngoài việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa hệ thống cây trồng với các điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, quần thể sinh vật, tập quán canh tác còn có mối quan hệ chặt chẽ với ph−ơng h−ớng sản xuất ở vùng, khu vực đó. Ph−ơng h−ớng sản xuất quyết định cơ cấu cây trồng, ng−ợc lại cơ cấu cây trồng làm cơ sở để xác định ph−ơng h−ớng sản xuất. Nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng có cơ sở khoa học sẽ có ý nghĩa hết sức quan
trọng giúp cho các nhà quản lý xác định ph−ơng h−ớng sản xuất một cách đúng đắn.
Chuyển đổi hệ thống cây trồng cần phải theo h−ớng tăng nhanh các sản phẩm có tính hàng hoá, song song với việc nâng cao chất l−ợng nông sản. Tr−ớc hết phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu ngày càng tăng của thị tr−ờng trong n−ớc, đồng thời phải quan tâm tới khả năng cạnh tranh trên thị tr−ờng quốc tế. Đầu t− phát triển và nâng cao chất l−ợng sản phẩm các loại nông sản, nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến.
Định h−ớng chuyển đổi hệ thống cây trồng trên cơ sở phát triển nông nghiệp sinh thái, đa dạng hoá sản phẩm. Lựa chọn và đầu t− tập trung phát triển nhanh các sản phẩm mũi nhọn, các vùng sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả kinh tế cao, đóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy các vùng khác, các loại sản phẩm khác. Khai thác hợp lý, hiệu quả và bền vững tiềm năng đất đai, gắn sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, thuỷ sản và các ngành khác. Khai thác tiềm năng và lợi thế của từng vùng, bảo vệ môi tr−ờng, giữ gìn cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học.
Quan điểm chuyển đổi hệ thống cây trồng:
- Chuyển đổi hệ thống cây trồng trên quan điểm sản xuất hàng hóa và đạt hiệu quả cao.
- Sản xuất phải luôn gắn với thị tr−ờng, do đó trong cơ chế của kinh tế thị tr−ờng, yếu tố sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải có một hệ thống cây trồng phù hợp. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng sẽ quyết định việc chuyển đổi hệ thống cây trồng. Quá trình sản xuất nông nghiệp phải gắn với chuyên môn hoá và tập trung hoá. Chuyên môn hoá đòi hỏi ng−ời sản xuất phải đạt trình độ cao, tập trung vào một vài sản phẩm chủ yếu, những sản phẩm đó chứa đựng một dạng tri thức khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý nhằm nâng cao năng suất, chất l−ợng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ đ−ợc sản phẩm (Nguyễn Duy Tính) [35].
- Chuyển đổi hệ thống cây trồng theo h−ớng đa dạng hoá sản phẩm trong điều kiện kinh tế hộ nông dân ở vùng ít dân.
Trong nền kinh tế thị tr−ờng, hộ gia đình trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ độc lập, ng−ời dân tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh. Những điều đó đã kích thích hộ gia đình khai thác hết mọi tiềm năng về đất đai, vốn và con ng−ời của mình để tạo ra đ−ợc hiệu quả cao, nâng cao đ−ợc tỉ suất hàng hoá thông qua việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đa dạng hoá cây trồng. Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, do đó vấn đề áp đặt một hệ thống cây trồng là không hợp lý mà chỉ khuyến khích vận động để họ chủ động nắm bắt và nhanh chóng áp dụng những mô hình canh tác tiến bộ. Các chủ hộ nông dân căn cứ vào khả năng của gia đình mình để quyết định lựa chọn hệ thống cây trồng thích hợp (theo Nguyễn Duy Tính) [35].
- Chuyển đổi hệ thống cây trồng đi đôi với việc bảo vệ môi tr−ờng sinh thái, xây dựng một hệ thống nông nghiệp bền vững và an toàn l−ơng thực.
Khái niệm về hệ sinh thái do Tansley A đề xuất năm 1935 là một đơn vị bao gồm các vật sống và ngoại cảnh không sống của chúng.
Hệ sinh thái gồm 2 thành phần chủ yếu:
+ Các quần thể sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) với các mối quan hệ dinh d−ỡng và vị trí của chúng.
+ Các nhân tố ngoại cảnh: khí hậu, đất, n−ớc…
Theo chức năng, hoạt động của hệ sinh thái đ−ợc phân theo dòng năng l−ợng, chuỗi thức ăn, sự phân bố theo không gian và thời gian tuần hoàn vật chất, phát triển, tiến hoá và điều khiển. Trong sinh quyển có 3 loại hệ sinh thái chủ yếu:
+ Các hệ sinh thái tự nhiên: rừng, đồng cỏ, sông, hồ, biển. + Các hệ sinh thái nông nghiệp.
Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nhân tạo do lao động của con ng−ời tạo ra. Cây trồng, vật nuôi và các thành phần sống của hệ sinh thái nông nghiệp có quan hệ rất chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh.
Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ thống các hệ sinh thái phụ nh− đồng ruộng trồng cây lâu năm, v−ờn cây lâu năm hay rừng nông nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi, ao hồ thả cá, các khu dân c−. Trong đó hệ sinh thái đồng ruộng là thành phần trung tâm quan trọng của hệ sinh thái nông nghiệp. Hệ sinh thái nông nghiệp là các vùng sản xuất nông nghiệp nh− nông tr−ờng, nông trại, hợp tác xã nông nghiệp (theo Đào Thế Tuấn) [50].
2.5.4. Nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp và các hệ thống sử dụng đất thích hợp ở Việt Nam
Những nghiên cứu mang tính hệ thống theo các vùng sinh thái: điều kiện sinh thái và sản xuất nông nghiệp ở vùng trung du và miền núi nhằm sử dụng, quản lý đất dốc và bảo vệ môi tr−ờng (Thái Phiên, 1995) [27]. Đánh giá đề xuất sử dụng đất theo quan điểm sinh thái bền vững cho vùng Tây Bắc (Lê Thái Bạt, 1995) [2]. Phân chia các tiềm năng nông nghiệp cho vùng trung du, miền núi phía bắc (Ngô Văn Nhuận, 1985) [25]. Đánh giá tiềm năng và h−ớng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái thích hợp đối với sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Viết Phổ, Trần An Phong, D−ơng Văn Xanh, 1986 - 1996) [30]. Điều tra phân vùng sinh thái nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng (Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà, 1990) [21]. Đánh giá tiềm năng sinh thái đất bạc màu Hà Nội để xác định các hệ thống sử dụng đất hợp lý cho đất bạc màu (Đào Châu Thu, Đỗ Nguyên Hải, 1990) [41].
Những nghiên cứu đánh giá tổng quát về môi tr−ờng và hiện t−ợng suy thoái đất có liên quan tới các điều kiện tự nhiên và quá trình sử dụng đất (Tôn Thất Chiểu, 1992) [8], (Trần An Phong, 1996) [28], [29]. Những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề ô nhiễm môi tr−ờng đất Việt Nam (Lê Văn Khoa, 1992) [18]… đã phản ánh đ−ợc nhiều vấn đề về môi tr−ờng nhằm đ−a ra các giải
pháp chiến l−ợc cũng nh− các giải pháp khắc phục cho sử dụng đất trên quan điểm sinh thái lâu bền.
Vùng đồng bằng sông Hồng là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn thứ 2 của Việt Nam, với nhiều loại hình sử dụng đất đa dạng (2 – 4 vụ/ năm), đây cũng là nơi tập trung nhiều chủng loại cây trồng nông nghiệp, thu hút đ−ợc rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học về đánh giá, phân tích các hệ thống sử dụng đất và duy trì khả năng sử dụng đất bền vững. Những công trình nghiên cứu hệ thống sử dụng đất nông nghiệp đã làm cơ sở khoa học cho việc xác định các hệ thống sử dụng đất của vùng đồng bằng sông Hồng (Đào Thế Tuấn, 1987) [50]. Tạ Minh Sơn với nghiên cứu điều tra và đánh giá một cách toàn diện các hệ thống cây trồng trên các nhóm đất đã góp phần định h−ớng các hệ thống sản xuất cây trồng thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp lâu bền trên các nhóm đất chính (Tạ Minh Sơn, 1996) [32]. Ngoài ra, một số nhà khoa học n−ớc ngoài nh− Eric Lequere, Jean – Marc Babier (1998) [14] cũng đã tiến hành nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp ở l−u vực sông Hồng và tập trung vào cây lúa hoặc một số ph−ơng thức canh tác khác nhau của khu vực…