Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2005-2015 của xã Tân Hiệp B.

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005 – 2015 (Trang 48 - 51)

IV. QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 1 Quy hoạch sử dụng đất đai phương án 1.

2. Quy hoạch sử dụng đất đai theo phương án

2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2005-2015 của xã Tân Hiệp B.

Trong giai đoạn 2005-2015 ngành nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của huyện Tân Hiệp nói chung và xã Tân Hiệp B nói riêng, được tập trung phát triển một cách toàn diện và có hiệu quả. Việc phát triển nông nghiệp gắn liền với phát triển nông thôn mới, không ngừng nâng cao mức sống người dân, đưa công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp vào nông thôn, nhằm tạo thu nhập và tận dụng nguồn lao động trong nông nghiệp, thu ngắn dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.

Nhiệm vụ trọng tâm phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn liền với chế biến và tiêu thụ hàng hoá. Phát triển các mô hình hộ sản xuất theo hướng đa canh tổng hợp, kết hợp với phát triển các hợp tác xã nông nghiệp và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến nông sản phẩm.

Đẩy mạnh mô hình sản xuất 2 lúa - 1 màu, 2 lúa – cá, chuyên cá. Muốn đạt hiệu quả kinh tế cao cần phải bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp, khuyến khích phát triển các HTX nông nghiệp, kinh tế trang trại, mô hình sản xuất đa canh tổng hợp. Cần lưu ý lựa chọn các mô hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế , phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng, nhằm sử dụng đất có hiệu quả kinh tế.

+ Đất trồng lúa tăng đến năm 2005, sau đó giảm dần và ổn định đất lúa, màu, thủy sản tăng lên, đất trồng cây lâu năm giảm.

+ Cây ăn quả: Quy hoạch và bố trí tăng diện tích trồng các loại cây ăn quả trên đất vườn tạp để phát triển các loại cây ăn quả như: xoài cát Hoà Lộc, Mãng cầu, Đu đủ,

Chuối,... kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình kinh tế hộ gia đình đa canh tổng hợp.

Cây lâu năm khác: Quy hoạch và bố trí trồng các loại cây cặp theo các tuyến kênh chính vừa chống gió vừa chống xói mòn, sạt lở .Diện tích trồng cây lâu năm khác được tính trong đất đê bao thuỷ lợi và lộ giới giao thông.

Nuôi trồng thuỷ sản: Xã Tân Hiệp B có điều kiện nuôi trồng thuỷ sản khá thuận lợi với nguồn nước ngọt quanh năm, có hệ thống đê bao ngăn lũ tương đối hoàn chỉnh. Dự kiến đến năm 2015 diện tích ao nuôi cá là 75 ha .

Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp: Trong thời kỳ 2005 - 2015, cùng với sự phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, là tập trung phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Chú ý phát triển các nhóm, ngành có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và lao động, đa dạng hoá theo hướng phục vụ tích cực cho sản xuất nông nghiệp nông thôn, khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến hàng hoá nông, thuỷ sản với quy mô vừa và nhỏ, khôi phục và duy trì các ngành nghề truyền thống của địa phương. Dự kiến cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ấp Tân An là 20 ha; ấp Tân Phú 05 ha; cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp kênh Đòn Dông là 10 ha.

Thuỷ lợi: Mặc dù có hệ thống kênh mương phân bố đều và tương đối hoàn chỉnh nhưng lâu ngày có thể bị bồi lấp làm hạn chế việc dẫn nước vào đồng ruộng phục vụ sản xuất và đời sống cũng như tiêu úng trong mùa lũ. Vì vậy cần được nạo vét và đắp lại bờ bao để đề phòng lũ, kết hợp thuỷ lợi với giao thông sao cho các tuyến giao thông trọng yếu không bị ngập đồng thời bố trí hệ thống thoát lũ thích hợp. Phải kết hợp việc nạo vét các kênh với việc đắp cao nền nhà tạo thành các khu dân cư không ngập lũ, an toàn và ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân an tâm sản xuất.

Giao thông : Phấn đấu hòan chỉnh và kiên cố hóa hệ thống giao thông nông thôn từ UBND xã đến các ấp.

Ưu khuyết điểm của phương án 2

• Ưu điểm

- Có vị trí thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản - Đảm bảo an ninh lương thực

- Giải quyết công ăn việc làm của người dân - Đảm bảo cơ sở hạ tầng

- Phù hợp với sự biến động thị trường dễ phát triển theo hướng bền vững, phù hợp với tiềm năng đất đai tại địa phương.

- Đáp ứng mục tiêu chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp. • Hạn chế

- Cần đầu tư vốn và kỹ thuật trong quá trình mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản

- Cần tìm thị trường ổn định tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản khi năng suất và sản lượng ngày càng tăng.

- Còm gặp nhiều rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

- Người dân không thấy được lợi ích lâu dài nên người dân không đồng tình với việc chuyển dịch diện tích đất nông nghiệp

- Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ nên đòi hỏi vốn đầu tư cao. - Trình độ dân trí của người dân còn hạn chế.

- Người dân thiếu vốn trong việc đầu tư.

2.2 Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch phương án 2

- Nhu cầu đất ở tăng 16,80 ha (trong đó: Đất ở nông thôn tăng 16,80 ha, diện tích thực tăng 13,21 do chuyển sang đất chuyên dùng)

- Nhu cầu đất chuyên dùng tăng 126,85 ha, cụ thể như sau:

+ Nhu cầu đất sử dụng cho việc xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng là 7,30 ha.

+ Nhu cầu đất sử dụng cho việc sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp gồm khu công nghiệp và cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 35,00 ha.

+ Nhu cầu đất sử dụng vào mục đích công cộng tăng là 84,55 ha.

- Nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp khác tăng 0.6 ha ( xây dựng trạm cung cấp nước sạch)

- Đất chuyên nuôi trồng thủy sản tăng : 75 ha - Đất hàng năm khác (trồng màu) tăng: 8 ha - Đất lâm nghiệp tăng: 9 ha

Do quỹ đất 5% của xã không có, không bù đủ diện tích đất nông nghiệp đã mất đi (diện tích đất chưa sử dụng hiện nay của xã chỉ đáp ứng 38,58 ha, bố trí sản xuất nông nghiệp 38,58 ha).

2. 4 Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất xã Tân Hiệp B phương án 22.4.1 Quy hoạch đất nông nghiệp phương án 2

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005 – 2015 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w