Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội xã Tân Hiệp B 3.1 Thuận lợ

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005 – 2015 (Trang 27 - 29)

I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI 1 Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

4. Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội xã Tân Hiệp B 3.1 Thuận lợ

3.1 Thuận lợi

Với vị trí thuận lợi tiếp giáp với trung tâm văn hoá- kinh tế - chính trị của huyện Tân Hiệp, rất thuận lợi về giao thông thuỷ, giáp với huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ, và Thoại Sơn tỉnh An Giang (là hai địa phương có nền kinh tế tăng trưởng khá). Đây là môt lợi thế rất lớn thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã.

Có nguồn tài nguyên đất đai tốt, hàng năm được phù sa từ lũ mang về, nguồn nước ngọt quanh năm. Công tác thuỷ lợi luôn được quan tâm đầu tư, xây dựng kế hoạch sản xuất và chủ động lịch thời vụ nên đã góp phần đa dạng hoá cây trồng hiện tại và tương lai đưa xã Tân hiệp B trở thành nơi góp phần cung cấp nông sản hàng hoá quan trọng của Huyện.

Có nguồn lao động dồi dào, tiềm năng lao động trẻ, khoẻ, cần cù, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật của người dân về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp được nâng lên rõ rệt trong sản xuất nông nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình tập huấn của phòng nông nghiệp Huyện và các phòng chuyên môn, việc cải tạo giống cây trồng vật nuôi theo

chiều hướng tiến bộ đang từng bước hội nhập vào đời sống nhân dân, luôn được nhân dân chấp thuận và hưởng ứng tích cực.

Cơ sở hạ tầng được củng cố, công tác thuỷ lợi kết hợp với giao thông nông thôn luôn được quan tâm.

Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hoá ở khu dân cư” và “ Xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng” đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo chiều hướng tích cực, đời sống nhân dân được nâng lên, mức hưởng thụ văn hoá ngày càng cao.

Đó là nền tảng vững chắc cho xã Tân Hiệp B nói riêng và huyện Tân Hiệp nói chung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

3.2 Khó khăn

Mật độ dân số 289 ngườ/km2, có nguồn lao động dồi dào, trẻ khoẻ, nhưng lao động có trình độ tay nghề còn hạn chế. Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động và khai thác đúng mức lao động trong thời gian nông nhàn , mức thu nhập người dân chưa cao.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ cũng như các ngành nghề khác có phát triển nhưng chưa đồng bộ. Ngành nghề truyền thống chưa mang tính chất công nghiệp cao, hầu hết ở hình thức hộ gia đình.

Nền địa chất yếu, gây trở ngại khá lớn cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: xây dựng, giao thông, thuỷ lợi…

Kinh tế xã tập trung chủ yếu vào nông nghiệp, trong đó ngành nghề trồng trọt chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng cộng nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ vẫn còn thấp, do ảnh hưởng của giá cả (vật tư, phân bón, xăng dầu, giống...), cơ chế chính sách, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp còn khó khăn, hệ thống thuỷ lợi chưa đảm bảo cho phát triển cây màu. Bên cạnh đó xã Tân Hiệp B vẫn chưa phát huy hết thế mạnh sẵn có tại đại phương, chưa tận dụng những sản phẩm phụ từ trồng trọt và chăn nuôi cũng như chưa tận dụng tốt diện tích nuôi trồng thuỷ sản và chủ yếu vẫn là sản xuất lúa 2 vụ. Mô hình dịch chuyển cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, vẫn chưa rõ ràng.

Sự phát triển khu dân cư, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phúc lợi xã hội chưa được đầu tư đúng mức, hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, tự phát, chưa theo quy định chung và

chưa đáp ứng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của xã, chưa thoả mãn nhu cầu đi lại của người dân.

Tóm lại với vị trí đại lý, điều kiện tự nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội cho thấy kinh tế tăng trưởng chưa nhanh, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống phát triển với quy mô nhỏ chưa đủ sức cạnh tranh ở thị trường lớn. Hoạt động kinh doanh dịch vụ còn nhỏ và tự phát, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là công trình phúc lợi xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Do đó để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh của xã đến năm 2015, cần phải đầu tư lớn vào các lĩnh vực xây dựng cơ bản, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của người dân. Qua đó công tác quy hoạch sử dụng đất đai là vấn đề cần thiết và cấp bách.

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005 – 2015 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w