Nhận xét chung về tình hình sử dụng đất đa

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005 – 2015 (Trang 34 - 36)

II. BIẾN ĐỘNG VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐA

3.Nhận xét chung về tình hình sử dụng đất đa

Từ những phân tích đánh giá trên cho ta thấy việc quản lý và sử dụng đất đai của xã trong thời gian qua có những thuận lợi và hạn chế sau:

3.1 Thuận lợi

Đất đai được khai thác triệt để, diện tích đất đang sử dụng chiếm tỷ lệ cao 99,44% tổng diện tích đất tự nhiên, sử dụng tốt cho mục đích nông nghiệp chiếm 92,85% diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp chiếm 6,59% diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng còn rất ít chiếm 0,56% tổng diện tích tự nhiên.

Đất đai đã giao cho các đối tượng sử dụng, đặc biệt là hộ gia đình cá nhân chiếm tỷ lệ lớn trong đất nông nghiệp, kết hợp với tỷ lệ đăng ký cấp giấy khá cao, tạo điều kiện cho người sử dụng đất an tâm sản xuất khai thác tiềm năng đất đai ngày càng hiệu quả hơn.

Trong cơ cấu sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B đến năm 2004 đất phi nông nghiệp tăng so với năm 2000, điều này chứng tỏ xã có dấu hiệu phát triển tích cực, trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là tiền đề để thay đổi bộ mặt nông thôn và đời sống của người dân nông thôn ngày càng cải thiện hơn.

3.2 Hạn chế

Do là một xã thuộc vùng nông thôn, việc đầu tư các công trình phục vụ sự nghiệp phúc lợi xã không nhiều.

Nhu cầu đất ở, đất chuyên dùng ngày càng cao, tạo sức ép mạnh vào đất nông nghiệp. Khả năng khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp bị hạn chế.

Hiện tượng chuyển quyền sử dụng đất trái phép, thực hiện các quyền của người sử dụng đất chưa đúng quy địnhh của pháp luật về thủ tục, do đó còn nhiều hạn chế

trong việc xét cấp giấy CNQSDĐ, dẫn đến hạn chế khả năng đầu tư. Còn xảy ra hiện tượng tranh chấp do việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ.

Đất đai phần lớn đã giao cho các đối tượng sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp và đất ở chủ yếu giao cho các hộ gia đình – cá nhân chiếm tỷ lệ lớn so với các đối tượng khác. Để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương từ nay đến năm 2015, nhu cầu sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật chủ yếu lấy vào đất thuộc hộ gia đình – cá nhân hiện đã được giao sử dụng nên việc thu hồi đất, giảo toả, bồi hoàn đất là vấn đề cần quan tâm trong định hướng quy hoạch sử dụng đất đai.

Với những thuận lợi và hạn chế trong việc quản lý và sử dụng đất đai nêu trên, cho thấy mặc dù chính quyền các cấp và các ngành chức năng đã có nhiều cố gắng thực hiện vai trò nhiệm vụ quản lý đất đai của mình, nhưng vẫn còn không ít khó khăn trước mắt.

Tóm lại, qua phân tích về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã trong thời gian qua cho thấy xã Tân Hiệp B - huyện Tân Hiệp là một trong những xã có tiềm năng phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh, trên cơ sở công nghiệp hoá nông nghiệp. Tuy nhiên để tạo hành lang pháp lý cho người sử dụng đất, UBND xã cần thiết phải thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là đối với công tác quy hoạch sử dụng đất đai, bởi các lý do sau:

- Có quy hoạch sử dụng đất đai tốt mới tạo điều kiện và cơ sở cho người dân thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh tế đề ra cũng như thực hiện tốt công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp.

- Đảm bảo được việc quản lý và sử dụng đất đai một cách có hiệu quả và tiết kiệm. Giúp cho người dân mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, các ngành nghề truyền thống của địa phưong. Đồng thời góp phần tạo ra việc làm cho người lao động trong xã, đặc biệt là thời gian nông nhàn đối với xã thuần nông. Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nôngnghiệp, tăng thu nhập của người dân. Đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn. Từ đó sẽ nâng cao giá trị kinh tế đất đai, khai thác hợp lý ưu thế của từng loại đất mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng đất và xã hội.

- Thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh – xã hội của xã và tạo ra việc làm cho người lao động từ những dịch vụ, sản xuất cũng như tạo ra nhiều hàng hoá cho xã hội.

III.ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI1. Tiềm năng đất đai 1. Tiềm năng đất đai

Xã Tân Hiệp B có tổng diện tích tự nhiên là 6.899,05 ha, đất đã sử dụng hiện có là 99,44% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng sông rạch có diện tích 38,58 ha chiếm 0,56% diện tích đất tự nhiên. Qua đó cho thấy quá trình khai thác và sử dụng đất đã được tận dụng gần hết, diện tích đất chưa sử dụng là đất gò hoặc những vùng trũng.

Có nguồn đất nông nghiệp lớn, đây là yếu tố quan trọng về an toàn lương thực và xuất khẩu rất cao, nguồn nước ngọt dồi dào, các công trình thủy lợi được nâng cấp xây dựng, đang là điều kiện tốt cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, cung cấp lương thực thực phẩm, phát triển vùng lúa chất lượng cao.

Với vị trí thuận lợi, điều kiện khí hậu hài hòa, ít bị thiên tai, thủy lợi ngày càng chú trọng. Từ đó người dân chủ động được các hoạt động sản xuất và đời sống.

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005 – 2015 (Trang 34 - 36)