II. BIẾN ĐỘNG VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐA
3. Chọn lọc kiểu sử dụng đất đa
3.1 Cơ sở chọn lọc
Kết quả khảo sát hiện trạng sử dụng đất xã Tân Hiệp B cho thấy có 5 cơ cấu sử dụng đất:
- Cơ cấu 2 lúa (Đông xuân – Hè thu): Chiếm khoản 95% diện tích canh tác đất cây hàng năm, phân bố đều khắp trên tất cả các vùng của xã.
- Cơ cấu 2 lúa – 1 màu: Chiếm diện tích rất nhỏ, chỉ một số ít hộ nông dân áp dụng. Vụ màu trồng chủ yếu là đậu nành, bắp lai, …
- Cơ cấu 2 lúa – cá - Cơ cấu chuyên màu
- Cơ cấu trồng cây lâu năm tạp: Tập trung ở các dãi đất ven sông, xen lẫn khu dân cư, cây trồng chủ yếu là xoài, đu đủ….
3.2 Mục tiêu phát triển của xã Tân Hiệp B
- Gia tăng hiệu quả sử dụng và quản lý đất đai, để cải thiện đời sống của người dân.
- Đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của đại phương mà chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, mục tiêu là:
+ Phát triển các cơ cấu mới đạt hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân
+ Phải đảm bảo an ninh lương thực, có dự trữ, đẩy mạnh diện tích trồng lúa xuất khẩu.
3.3 Điều kiện tự nhiên
Nhìn chung đất đai của xã Tân Hiệp B rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp như: Khí hậu thuận lợi cho phát triển cây trồng, kết hợp với đất đai tốt, nguồn nước ngọt quanh năm, hệ thống sông ngòi cung cấp đủ nước cho sản xuất. Đó là những điều kiện tối ưu cho việc đầu tư thâm canh tăng vụ đa dạng hóa cây trồng.
3.4 Chọn lọc kiểu sử dụng đất đai có chọn lọc
Từ các căn cứ trên có 6 kiểu sử dụng có triển vọng được chọn để đánh giá đất đai:
- LUT 1: Cơ cấu 3 vụ lúa (Lúa Đông xuân – Lúa Hè thu – Lúa Thu đông) - LUT 2: Cơ cấu 2 lúa: (Lúa Đông xuân – Lúa Hè thu)
- LUT 3: Cơ cấu 2 lúa – 1 vụ màu (Lúa Đông xuân – Màu Xuân hè – Lúa Thu đông).
- LUT 4: Cơ cấu 2 lúa – 1 vụ cá - LUT 5: Cơ cấu chuyên màu - LUT 6: Cơ cấu chuyên cá
Mô tả kiểu sử dụng đất đai
- LUT 1: Cơ cấu 3 vụ lúa (Lúa Đông xuân – Lúa Hè thu – Lúa Thu đông) Đối với kiểu sử dụng đất này hiện nay được canh tác với diện tích lớn. Vì mục tiêu an toàn lương thực nên sự đầu tư của nhà nước cho sản xuất lúa phải hoàn chỉnh (về thủy lợi, kỹ thuật canh tác, giống…) cơ cấu này đòi hỏi phải thực hiện nghiêm ngặt lịch thời vụ, nhằm hạn chế tác động xấu của thời tiết và có thời gian đủ đảm bảo cho khâu làn đất, phơi đất. Sử dụng giống lúa ngắn ngày, kháng sâu bệnh, cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt, có hệ thống đê bao đảm bảo không ngập lũ.
Nhìn chung cơ cấu này phần nào giải quyết được ngày công lao động nhàn rỗi, người dân họ thích trồng lúa vì đấy là cơ cấu canh tác truyền thống, họ đã có nhiều kinh nghiệm, có thị trường tiêu thụ khá ổn định, nguồn vốn không cao và được nhà nước hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp, được tập huấn các chương trình khuyến nông và phần lớn nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào canh tác.
Nhưng về lâu dài thì cơ cấu này sẽ làm cho đất bị suy thoái, do ngập nước liên tục, khai thác quá mức, tập quán sử dụng phân bón thuốc hóa học còn nhiều, ít sử dụng phân hữu cơ
- LUT 2: Cơ cấu 2 lúa (Lúa Đông xuân – Lúa Hè thu)
Cơ cấu này chiếm diện tích lớn của địa phương, chủ yếu nằm trong vùng ngập lũ sâu.Cơ cấu này có ưu điểm là vốn đầu tư thấp, thích nghi với những vùng có điều kiện tự nhiên hạn chế, không làm bất lợi đến môi trường và người dân có tập quán sản xuất lúa 2 vụ, năng suất lúa vụ Đông xuân là 6,8 tấn/ ha, thời gian này giá lúa cao, đất đai phì nhiêu do đươc mùa lũ mang về nên chi phí thấp hơn so với vụ Hè thu, năng suất vụ hè thu 4,7 tấn/ ha. Để gia tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp cần phải có những chính sách đầu tư hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất giảm chi phí, nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng gạo, sử dụng các giống lúa có giá tri kinh tế…
- LUT 3: Cơ cấu 2 lúa – 1 vụ màu (Lúa Đông xuân – Màu Xuân hè – Lúa Thu đông).
Đây là mô hình nhằm phá thế độc canh cây lúa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu ngập cho người dân, làm đa dạng hóa mặt hàng nông sản của địa phương, giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến môi trường, duy trì và làm tăng độ phì của đất. Các cây màu luân canh với lúa như: đậu nành, đậu que, dưa leo, khổ qua, rau cải…Mô hình này phải nằm trong vùng có đê bao ngăn lũ, chủ động được nguồn nước tưới, thị trường tiêu thụ ổn định vì đây là loại nông sản bán ngay.
- LUT 4: Cơ cấu 2 lúa – 1 vụ cá
Là mô hình tăng thu nhập của người dân. Có nhiều ưu điểm là giúp lúa phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, tận dụng được diện tích canh tác, hạn chế ô nhiễm môi trường do dư lượng phân, thuốc trừ sâu….Trong vùng nuôi cá chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, ít cho ăn bổ sung. Do ít cho ăn bổ sung nên hiệu quả từ việc nuôi cá trên ruộng lúa của người dân chưa cao. Để cho cá tăng trưởng nhanh và năng suất cao thì việc cho ăn bổ sung là cần thiết. Một trong những khó khăn lớn nhất cho nông dân khi thực hiện mô hình này là quản lý nước. Các ao nuôi đòi hỏi mực nước thường xuyên cao trong khi canh tác lúa thì yêu cầu nước theo từng giai đoạn. Do đó cần đào ao đủ độ sâu để cung cấp thức ăn cho cá, đồng thời để cá trú ẩn.
- LUT 5: Cơ cấu chuyên màu
Cây màu phân bố trên những vùng đất cao, không bị ngập, chủ động được nguồn nước tưới. Cây màu có nhiều loại như: dưa leo, rau cải, các cây họ đậu, khổ qua…Sản phẩm từ mô hình này có thể tiêu thụ ngay tại phương và các vùng phụ cận. Trồng màu đòi hỏi nhiều công chăm sóc, chi phi cao, nhưng thời gian thu hoạch ngắn, lợi nhuận cao.
- LUT 6: Cơ cấu chuyên cá
Kiểu sử dụng này đòi hỏi nhiều công chăm sóc, kỹ thuật cao, chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng nếu canh tác đúng kỹ thuật thì lợi nhuận từ mô hình này rất cao.