KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005 – 2015 (Trang 65 - 67)

V. Các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kết quả quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B đã rút ra kết luận như sau: - Công tác quy hoạch sử dụng đất đai là công tác đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ 3 cơ sở : Khoa học, pháp lý, thực tiễn.

- Phương án quy hoạch sử dụng đất của xã được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội, dựa vào nhu cầu thực tế của xã, huyện trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất đai, cân đối giữa khả năng đáp ứng và lấy ý kiến của các ngành nhằm xây dựng phương án quy hoạch khả thi cao hơn.

- Phương án quy hoạch của xã được xây dựng phù hợp với quy hoạch chung của huyện, tỉnh phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương.

- Kết quả quy hoạch là cơ sở pháp lý giúp cho xã quản lý - sử dụng tốt quỹ đất đai theo Luật Đất đai và pháp luật hiện hành.

- Phương án quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2015 có cơ cấu diện tích đất nông nghiệp giảm thay vào đó là các loại đất phi nông nghiệp.

+ Phương án 1:

- Đất nông nghiệp đến năm 2015 là 6.302,11 ha chiếm 91,35% tổng diện tích đất tự nhiên, giảm 103,94 ha so với năm 2004. Trong đó đất trồng lúa 50,3 ha; Đất trồng cây lâu năm giảm 53,64 ha. Mặt dù đất nông nghiệp giảm, song cơ cấu đất nông nghiệp được giảm theo cơ cấu tích cực.

- Đất phi nông nghiệp đến năm 2015 là 596,94 chiếm 8,65% tổng diện tích đất tự nhiên, tăng 142,52 ha so với năm 2004. Trong đó đất ở thực tăng12,82 ha, đất chuyên dùng tăng 126,85 ha, đất tôn giáo tín ngưỡng không tăng không giảm là 13,44 ha, đất nghĩa trang , nghĩa địa tăng 2,2 ha, đất phi nông nghiệp khác tăng 0,6 ha.

- Diện tích đất chưa sử dụng được sử được sử dụng triệt để, đến năm 2015 diện tích đất chưa sử dụng không còn nữa.

+ Phương án 2:

- Đất nông nghiệp đến năm 2015 là 6.310,77 ha chiếm 91,47% tổng diện tích đất tự nhiên, giảm 95,28 ha so với năm hiện trạng. Có thêm diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 75 ha, diện tích đất hàng năm khác tăng thêm 8 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 9 ha. Trong đó đất trồng lúa giảm 71,44 ha; Đất trồng cây lâu năm giảm 115,84 ha.

- Đất phi nông nghiệp năm 2015 là 588,28 ha, chiếm 8,53% tổng diện tích đất tự nhiên ,tăng 133,86 ha so với năm hiện trạng. Trong đó đất ở thực tăng 13,21 ha, đất chuyên dùng tăng 117,85 ha, đất tôn giáo tín ngưỡng không tăng không giảm là 13,44 ha, đất nghĩa trang , nghĩa địa tăng 2,2 ha, đất phi nông nghiệp khác tăng 0,6 ha.

- Diện tích đất chưa sử dụng được sử được sử dụng triệt để, đến năm 2015 diện tích đất chưa sử dụng không còn nữa.

2. Kiến nghị

- Quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B đề nghị theo phương án 2

- Trong phương pháp quy họach, kế họach sử dụng đất phải khai thác triệt để quỹ đất, làm giàu đất, bảo vệ môi trường và thấy được giá trị của đất.

- Do xã Tân Hiệp B có nền nông nghiệp là chủ yếu, do đó cần phát huy truyền thống và thế mạnh sản xuất nông nghiệp lâu đời của xã. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất đai nên thực hiện theo phương án 2.

- Lực lượng lao động trên địa bàn dồi dào, tuy nhiên chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ tay nghề kém, vì vậy cần đầu tư, đào tạo nâng cao tay nghề lao động của người dân, giúp người dân áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

- Tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai, công khai quy hoạch sử dụng đất đai để mọi người dân thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã đề ra.

- Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ về công tác chuyên môn để thực hiện quy hoạch đạt hiệu quả cao.

- Tạo điều kiện về vốn, chính sách hổ trợ cho việc thực hiện quy hoạch khi quy hoạch đó được phê duyệt. Hổ trợ về mặt kỹ thuật, đặc biệt là trong nông nghiệp, giúp địa phương chuyển dịch cơ cấu đạt hiệu quả cao nhất.

- Chính quyền các cấp cần có các văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra và giám sát kết quả quy hoạch.

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005 – 2015 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w