Một cách tổng quát, có thể chia các kết quả nghiên cứu đất ở nước ta theo các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn trước cách mạng tháng tám năm 1945
Sau khi chiếm được Việt Nam, thực dân Pháp đã bắt đầu tiến hành các nghiên cứu về đất nhằm phục vụ công cuộc khai thác tài nguyên tại thuộc địa. Trên toàn lãnh thổ Đông Dương, Viện Nghiên cứu Nông - Lâm nghiệp Đông Dương (Institute of Research on Agriculture and Forestry in Indochina) đã thực hiện một số nghiên cứu tổng quát về đất ở Đông Dương, trong đó tập trung vào các vùng đất mới nhằm thiết lập được các đồn điền trồng cây ngắn ngày và cây dài ngày. Ngoài ra, một số cơ quan khác của thực dân Pháp cũng thực hiện những cuộc khảo sát hoặc nghiên cứu về đất, như Nha Canh nông và Thương mại Đông Dương, Nha Canh nông Nam Kỳ, Phòng Phân tích hóa học Nông nghiệp và Kỹ nghệ Sài Gòn... Năm 1886, nhóm khảo sát Pavie đã tiến hành những cuộc khảo sát khu vực Trung Lào - Trung Bộ và Đông Nam Bộ Việt Nam. Kết quả khảo sát này được công bố vào năm 1890 và được xem như tài liệu nghiên cứu đất đầu tiên của Việt Nam và cả Đông Dương. Từ
những năm đầu của thế kỷ 20 này, nhiều công trình nghiên cứu khác do các nhà khoa học Pháp tiến hành cũng đóng góp nền tảng đầu tiên về nghiên cứu đất ở nước ta (như J. Lan, F. Rroule, R. Dumont, M. Guillaume, P. Gourou, Y. Henry). Một số công trình nghiên cứu đất tiêu biểu ở giai đoạn này như
"Đất Đông Dương" (Le Sol) của E. M. Castagnol (1942), "Vấn đề và sử dụng đất ở Đông Dương" (1950) hay công trình nghiên cứu đất đỏ ở miền Nam đã được Tkatchenko thực hiện nhằm phát triển các đồn điền cao su ở Việt Nam (Trần An Phong, 2000) [26].
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………17 17
+ Giai đoạn từ tháng Tám năm 1945 đến năm 1954
Trong giai đoạn này, do đất nước trải qua cuộc chiến tranh vệ quốc, những nghiên cứu về đất bị đình trệ và hầu như không có công trình có giá trị
nào được công bố.
+ Giai đoạn từ năm 1955 đến 1975
Đất nước bị chia cắt, do vậy các công trình nghiên cứu nói chung được thực hiện riêng lẻ trên từng miền.
Các công trình nghiên cứu ở miền Bắc
Fridland (1957) cùng cộng sự đã khảo sát và xây dựng sơ đồ thổ
nhưỡng miền Bắc Việt Nam (tỷ lệ 1/1.000.000). Năm 1963, "Các quá trình thổ nhưỡng ở miền Bắc Việt Nam" cũng đã được Fridland và cộng sự nghiên cứu. Fridland và Lê Duy Thước (1963) đã nghiên cứu phân vùng địa lý thổ
nhưỡng miền Bắc Việt Nam. Cao Liêm và cộng sự đã lập Bản đồ đất miền Bắc Việt Nam (tỷ lệ 1/500.000) thông qua tổng kết các kết quả điều tra từ cấp tỉnh, huyện và các nông trường - trạm trại. Công trình nghiên cứu của Fridland và cộng sự (1973) về "Đất vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm Việt Nam" cũng đã được công bố (Trần An Phong, 2000) [26].
Các công trình nghiên cứu ở miền Nam
Bản đồ đất tổng quát miền Nam (tỷ lệ 1/1.000.000) do Moorman (1961) thực hiện là tài liệu đầu tiên có tính chất tổng quát về nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng ở phía Nam nước ta. Năm 1972, các bản đồ đất ở qui mô tỉnh (tỷ lệ 1/1.000.000 và 1/200.000) cũng đã được Sở Địa học Sài Gòn ấn hành. Đồng thời, các công trình như "Đất đai miền châu thổ sông Cửu Long", "Đất đai miền Đông Nam Bộ",... cũng được Thái Công Tụng và cộng sự thực
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………18 18
hiện, đây được xem là nguồn tài liệu cơ bản đầu tiên về đất ở miền Nam dùng cho việc qui hoạch sử dụng đất đai (Trần An Phong, 2000) [26].
+ Từ năm 1975 đến 1995
Trong giai đoạn 1975 – 1995, các nghiên cứu đánh giá chất lượng đất cũng đã bắt đầu được thực hiện cùng với chương trình điều tra cơ bản các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (Trần An Phong, 2000) [26].
Năm 1993, Viện Qui hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã nghiên cứu đánh giá đất trên cả 9 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ 1/250.000. Kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng và khẳng định việc vận dụng nội dung, phương pháp đánh giá đất của FAO theo tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay (dẫn theo Nguyễn Hữu Đạt, 2002) [15].
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa là Viện nghiên cứu đầu ngành về lĩnh vực đất, phân bón và môi trường. Trong gần 40 năm hoạt động đã có nhiều công trình nghiên cứu về đất như:
- Điều tra cơ bản về tài nguyên đất, xây dựng phương pháp phân loại, lập bản đồ đất. Đã xây dựng bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam 1/500.000, bản đồ thổ nhưỡng toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000, bản đồ đất 1/100.000 và 1/25.000 cho các tỉnh, bản đồ đất thích hợp cho cà phê, cao su, dâu tằm cho một số vùng. Nghiên cứu phân loại đất theo FAO – UNESCO - WRB và USDA.
- Nghiên cứu các quá trình thổ nhưỡng đặc thù của đất nhiệt đới ẩm Việt Nam, phục vụ thâm canh sử dụng đất lâu bền.
- Nghiên cứu diễn biến độ phì nhiêu đất, đề xuất các biện pháp khai hoang phục hóa, hạn chế xói mòn, cải tạo và sử dụng có hiệu quả đất đai.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………19 19
- Nghiên cứu hiệu lực phân bón, biện pháp bón phân cân đối, đề xuất quy trình bón phân hợp lý cho các cây trồng chính.
- Sản xuất thử nghiệm, chuyển giao kỹ thuật sử dụng các loại phân bón, chế phẩm nông hóa mới.
- Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp phân tích đất, phân bón và cây trồng. Xây dựng các mẫu chuẩn quốc gia về đất, phân bón và cây trồng.
- Nghiên cứu tính chất lý, hóa, sinh học và khoáng học đất (Hồ Quang Đức, 2008) [17].
+ Giai đoạn gần đây
Nhiều công trình nghiên cứu quan trọng về đất đã có những đóng góp đáng kể vào ngành khoa học đất như:
- Đề tài cấp Nhà nước KH 01 – 10 “Nghiên cứu khắc phục yếu tố hạn chế, cải thiện độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm phân bón trên đất canh tác cây lượng thực thực phẩm”.
- Đề tài KHCN 08.07 “Xây dựng qui trình công nghệ cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất dốc cho sản xuất nông lâm nghiệp bền vững”.
- Đề tài 08.08 “Nghiên cứu phân vùng sinh thái hiệu lực sử dụng phân bón”.
- Thực hiện các công trình nghiên cứu về điều tra phân loại đánh giá đất ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Ngoài những phần nghiên cứu trong các chương trình đề tài cấp Nhà nước, nhiều cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã triển khai nghiên cứu những đề tài có qui mô hẹp hơn như:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………20 20
- Nghiên cứu phân loại đất Việt nam theo phương pháp định lượng của FAO – UNESCO.
- Nghiên cứu ô nhiễm môi trường đất.
- Vai trò của phân hữu cơ trong sản xuất rau sạch.
- Xây dựng tiêu chuẩn ngành về phương pháp phân tích đất và phân bón.
- Lập bộ sưu tập tiêu bản đất quốc gia,…(Tôn Thất Chiểu, 2000) [10]. Như vậy, qua quá trình nghiên cứu về tài nguyên đất và hiện trạng sử
dụng đất trên ta có thể nói rằng ngành khoa học đất Việt Nam không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đóng vai trò hết sức quan trọng cho quá trình phát triển đất nước nói chung và ngành nông, lâm nghiệp nói riêng. Cùng với hiện trạng sử dụng đất trên ta thấy Việt Nam là một trong những nước thiếu đất sản xuất nông nghiệp. Với quĩ đất hiện có thì việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước phải luôn gắn liền với chiến lược sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất đai có hạn này.