Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã tạm quên đi các tác động ảnh hưởng đến môi trường sống của mình. Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước. Vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp để gia tăng lương thực thực phẩm, phát triển công nghiệp để gia tăng hàng hóa và gia tăng thêm nhiều hình thức dịch vụ…Theo đó nhu cầu nước ngày càng tăng cao, con người vừa khai thác quá mức vừa trực tiếp hoặc gián tiếp đem đến nguy cơ ô nhiễm cho nguồn tài nguyên không thay đổi này dẫn đến suy giảm nghiêm trọng cả về chất và lượng. Hầu hết nước thải đô thị đều chưa được xử lý trước khi xả thải ra môi trường. Theo thống kê sơ bộ cả nước có khoảng 70 khu công nghiệp thì chỉ khoảng 4,26% lượng nước thải công nghiệp được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Có khoảng hơn 4.000 cơ sở gây ô nhiễm, trong đó có 439 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, cần phải di dời, đóng cửa hoặc phải chấp nhận áp dụng các công nghiệp sạch và tiến hành xử lý nước thải (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003) [4]. Nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước rỉ từ các bãi chôn lấp rác thải ngấm xuống đất và xâm nhập gây ô nhiễm các tầng chứa nước dưới đất. Đây là nguy cơ chính gây ra ô nhiễm kim loại nặng asen, nitơ,… trong nước ngầm. Bên cạnh đó trong sản
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………27 27
xuất nông nghiệp sử dụng các loại phân hoá học cũng như việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ không đúng quy cách cũng góp phần làm nhiễm bẩn, suy thoái chất lượng đất, nước. Hàng năm, lượng hoá chất bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp khoảng 0,5-3,5 kg/ha/vụ, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật và phân khoáng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng gây ra phú dưỡng hoặc nhiễm độc nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005) [5]. Lượng phân bón bị phân hủy, rửa trôi (phân đạm ure, lân, phân tổng hợp NPK) hoặc tạo thành dạng không tan, nhất thời cây trồng không thể hấp thụ
được như đối với phân lân. Phân ure khi bón cho lúa nước có thể mất mát tới 30 - 40% do bị rửa trôi, thấm vào đất hay bị phân hủy ngoài môi trường. Lượng nitơ trong phân đạm ure chiếm 46%, mỗi ha lúa nước sử dụng khoảng 12 kg, với lượng phân đạm sử dụng hàng năm ở nước ta khoảng 2 triệu tấn thì lượng nitơ thải vào môi trường là khá lớn (Lê Văn Cát, 2007) [8]. Bên cạnh đó cũng phải kể đến việc ô nhiễm NO3- trong nước ngầm do sử dụng phân bón (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003) [4].
Ngoài ra, chất thải của các làng nghề trên cả nước xả trực tiếp vào môi trường không qua xử lý gây nên tình trạng ô nhiễm trầm trọng nguồn nước tại nhiều điểm, đặc biệt là các làng nghề làm giấy, giết mổ gia súc, dệt nhuộm, đúc,… (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003) [4].
Hoạt động nuôi tôm trên đất cát vùng ven biển (đặc biệt là các tỉnh miền Trung) đang gây ô nhiễm và tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập vào các tầng nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003) [4].
Còn phải kể đến những nguyên nhân tự nhiên như: bão, lũ, động đất, sóng thần…, những nguyên nhân khác như sự cố tràn dầu, các chất thải từ
hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch, dịch vụ; từ chất độc hoá học trong chiến tranh để lại cũng đã gây suy thoái chất lượng nước.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………28 28