Đánh giá chất lượng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt vùng nha hố, ninh thuận (Trang 77)

Tổng hợp tất cả các chỉ tiêu đã nghiên cứu của 17 mẫu đất nghiên cứu cho thấy đất nông nghiệp vùng Nha Hố có chất lượng đất dưới mức trung bình, độ phì nhiêu ở mức thấp. Hàm lượng các chất dinh dưỡng của đất ở mức thấp đặc biệt là hàm lượng hữu cơ và CEC của đất, chỉ có kali và lân tổng số

giàu. Vì vậy để trồng trọt tốt, việc bổ sung thêm phân bón các loại, đặc biệt phân hữu cơ là rất cần thiết. Do đất có dung tích hấp phụ thấp, nên khi bón phân không được bón tập trung nhiều lần cùng lúc, mà chia thành nhiều lần theo các thời kỳ sinh trưởng của cây trồng. Riêng đối với diện tích đất có hàm lượng Na+ cao (khu lô B, khu trạm bơm, khu cà giang, khu vườn chuối, khu nhà lầu, khu khí tượng, khu vườn nho, khu nhiên liệu) chỉ nên ưu tiên trồng bông vì pH và EC trên các lô đất này phù hợp với nhu cầu sinh lý của cây. Phân lân có xu hướng bị cố định trong đất vì vậy khi sử dụng phân lân, tốt nhất nên sử dụng kết hợp giữa Tecmophotphat, phân supe lân và phân hữu cơ

vi sinh (với chủng vi sinh vật phân giải lân). Đất chưa bị ô nhiễm Cd, Pb, Zn nhưng đã bị ô nhiễm đồng ở các khu Kênh bắc, khu Vườn Nho, khu lô B và khu lô E. Nhìn chung đất chưa bị ô nhiễm thuốc BVTV và thuốc trừ cỏ 2,4D.

3.5. Đánh giá chất lượng nước mặt vùng Nha Hố - Ninh Thuận

3.5.1. Các tính chất lý hoá học của nước mặt

Kết quả phân tích các tính chất lý hoá học của nước mặt Nha Hố - Ninh thuận được thể hiện ở bảng 13.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………69 69

pH

Chất lượng nước tưới ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất và cây trồng. Khi độ axit tăng sẽ làm tăng độ hoà tan của nhiều loại muối ít tan trong đất ảnh hưởng đến môi trường đất và hoạt động sống của sinh vật đất. So sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (TCVN 5942-1995 cột A, nước mặt dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt) và tiêu chuẩn nước dùng cho thủy lợi (TCVN 6773: 2000) thì pH của các mẫu nước nghiên cứu đều nằm trong khoảng cho phép (5,5 – 8,5).

Độ dẫn điện (EC) và Tổng số muối tan

Số liệu bảng 13 cho thấy giá trị EC của các mẫu nước nghiên cứu dao động từ 60,2 – 596,5 µS/cm. TSMT của nước dao động từ 60 đến 574 mg/l. So sánh với TCVN 6773: 2000 thì nước mặt của Nha Hố có thể dùng cho thủy lợi ở những vùng có hệ thống tưới tiêu tốt. Còn đối với những nơi tưới tiêu không chủ động thì độ mặn của nước lấy tại các điểm KB, TB không sử

dụng làm nguồn nước tưới.

BOD5

Giá trị BOD5 trong nước mặt vùng Nha Hố vào mùa khô dao động từ

2,9 đến 16,4 mg/l. Trừ các mẫu ĐT, K2 các mẫu nước còn lại đều có BOD5

vượt mức cho phép (TCVN 5942-1995 cột A). Kết quả này cũng phù hợp với hàm lượng chất hữu cơ khá cao trong các mẫu nước mặt nghiên cứu với OC dao động từ 11,1 đến 64,1 mg/l.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………70 70

Bảng 13. Các tính chất lý hoá học của nước mặt Nha Hố - Ninh Thuận Mẫu (đơn vị: mg/l) Chỉ tiêu ĐT K2 ĐN NL KB KT NhL LE TB VN TCVN 5942- 1995/cột A TCVN 6773-2000 pH 7,7 7,5 7,3 7,4 7,9 7,4 7,6 7,8 7,8 7,6 6 - 8,5 5,5 – 8,5 EC (µS/cm) 100,8 80,9 118,1 60,2 596,5 68,7 104,1 81,4 412,9 174,1 - 750 TSMT (mg/l) 100 84 74 90 488 60 120 60 574 254 - 1000* COD (mg/l) 20,0 28,0 24,0 52,0 56,0 124,0 48,0 36,0 136,0 148,0 > 10 - BOD5 (mg/l) 2,9 3,2 4,8 8,2 9,9 10,9 9,5 7,1 16,4 10,7 < 4 - NH4+ (mg/l) (tính theo N) 0,9 0,9 1,1 0,9 1,0 0,7 1,7 1,6 0,9 0,9 0,05 - NO3- (mg/l) (tính theo N) 0,02 0,00 0,00 0,07 0,05 0,05 0,02 0,05 0,02 0,05 10 - OC (mg/l) 11,1 16,7 40,9 20,4 34,4 64,1 25,1 14,9 60,4 55,7 - -

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………71 71 Mẫu (đơn vị: mg/l) Chỉ tiêu ĐT K2 ĐN NL KB KT NhL LE TB VN TCVN 5942- 1995/cột A TCVN 6773-2000 P2O5 (mg/l) 0,03 0,04 0,01 0,03 0,05 0,02 0,04 0,02 0,05 0,22 - - K2O (mg/l) 1,8 1,7 1,0 1,8 4,5 31,7 4,0 1,0 3,7 11,6 - - Na+ (mg/l) 12,75 11,37 15,53 7,16 66,77 8,07 5,75 9,30 52,36 36,28 - - Ca++ (mg/l) 1,1 2,4 1,4 0,7 34,6 0,1 8,9 0,3 3,2 1,6 - - Mg++ (mg/l) 1,83 1,27 1,10 0,35 1,82 0,23 1,88 0,61 2,14 1,01 - - Tỷ số SAR của nước 10,53 8,39 13,89 9,88 15,64 19,86 2,47 16,79 32,04 31,76 - ≤18**

Ghi chú: - TCVN 5942-1995 cột A: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định).

- TCVN 6773: 2000: Chất lượng nước dùng cho thủy lợi; - *: TSMT <1000 mg/l: áp dụng cho vùng có hệ thống tưới tiêu tốt; - **: SAR ≤ 18: áp dụng cho vùng có hệ thống tưới tiêu tốt.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………72 72

COD (chemical oxygen demand)

Giá trị COD của nước mặt Nha Hố dao động từ 20 – 148 mg/l đều cao hơn ngưỡng cho phép theo cột A/TCVN 5942-1995, nước dùng cho nguồn nước cấp sinh hoạt. Ba mẫu có giá trị COD thấp nhất (20 đến 28 mg/l) là các mẫu ĐT, ĐN, và K2 lấy tại đầu nguồn đập Nha Trinh hoặc đầu kênh cấp 2 và khu Đỗ Tùng. Ba mẫu có giá trị COD cao nhất là các mẫu KT lấy ở khu Khí tượng có COD bằng 124 mg/l, mẫu TB lấy tại khu Trạm bơm có COD bằng 136 mg/l và mẫu VN lấy ở khu Vườn Nho có COD bằng 148 mg/l.

Amoni và Nitrat trong nước

Phân tích chỉ tiêu NH4+ trong nước tưới hay nước ruộng có ý nghĩa trong việc đánh giá dinh dưỡng N của nước tưới cũng như giúp cho việc xem xét mức độ rửa trôi NH4 - N trên đồng ruộng khi bón phân nitơ. Tại vùng nghiên cứu hàm lượng NH4+ (tính theo N) trong nước mặt dao động từ 0,9 – 1,7 mg/l vào mùa khô, chỉ có mẫu nước lấy ở khu Khí tượng hàm lượng NH4+

đạt 0,7 mg/l. So với giới hạn cho phép của cột A/TCVN 5942-1995, nước dùng cho nguồn nước cấp sinh hoạt thì nước mặt Nha Hố vượt gấp từ 14 đến 34 lần. Chứng tỏ nước mặt của Nha Hố bị phú dưỡng nặng do việc sử dụng phân đạm quá cao của nông dân trong vùng.

Khác với ion amoni, hàm lượng nitrat trong nước mặt của Nha Hố rất thấp chỉ dao động từ 0 đến 0,07 mg/l (tính theo N), thấp hơn nhiều so với ngưỡng cho phép theo TCVN 1542-1995/cột A. Có lẽ do tình trạng khử mạnh dẫn đến lượng N trong nước chủ yếu tồn tại ở dạng NH4+,một phần khác bị

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………73 73

Lân dễ tiêu hoà tan trong nước

Lân là một nguyên tố rất quan trọng đối với sự sinh trưởng của sinh vật. Nguồn nước tưới có thể là nguồn cung cấp thêm P cho cây trồng, là một chỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiêu dinh dưỡng của nước tưới. Số liệu bảng 13 cho thấy hàm lượng lân dễ

tiêu trong nước mặt dao động trong khoảng 0,01 – 0,22 mg/l.

Tỷ số SAR của nước

Tỷ số SAR đặc trưng cho mối quan hệ giữa Na với Ca và Mg trong nước. Tỷ lệ này càng lớn, lượng Na trong nước tưới càng cao. Tỷ số SAR của nước mặt Nha Hố dao động từ 2,47 đến 32,04. So với tiêu chuẩn nước dùng cho thủy lợi (TCVN 6773-2000) các mẫu KT, VN, TB có SAR tương ứng đạt 19,86; 31,76 và 32,04 vượt quá ngưỡng cho phép dùng làm nước tưới ngay cả

khi vùng nghiên cứu có hệ thống tưới tiêu tốt. Trong trường hợp hệ thống tưới tiêu không chủ động thì các mẫu ĐT, ĐN, KB và LE cũng không được sử

dụng làm nước tưới cho cây trồng do tỷ lệ SAR lớn hơn 10.

3.5.2. Kim loại nặng trong nước

Các nguyên tố kim loại nặng được nghiên cứu bao gồm chì (Pb), cácdimi (Cd), kẽm (Zn), đồng (Cu).

Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 14 cho thấy tất cả các nguyên kim loại nặng được phân tích đều có mặt trong nước: Chì có trong 4/10 mẫu nước, hàm lượng dao động từ 0,0003 đến 0,045 mg/l đều chưa vượt ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn chất lượng mặt là nguồn cấp nước sinh hoạt (TCVN 5942-1995/cột A) và tiêu chuẩn nước dùng cho thuỷ lợi (TCVN 6773-2000).

Tất cả 10/10 mẫu nước phân tích đều có mặt Cd với hàm lượng dao động từ 0,006 – 0,008 mg/l, thấp hơn so với ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, cột A TCVN 5942-1995 và tiêu chuẩn nước dùng cho

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………74 74

thuỷ lợi (TCVN 6773-2000). Tuy chưa bị ô nhiễm song các mẫu KT, NhL có hàm lượng Cd xấp xỉ ngưỡng ô nhiễm.

Cũng giống như cadimi, 10/10 mẫu nước mặt đều có hàm lượng kẽm dao động từ 0,05 – 0,67 mg/l. So sánh với ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, cột A TCVN 5942-1995 và tiêu chuẩn nước dùng cho thuỷ lợi (TCVN 6773-2000) tất cả các mẫu nước mặt đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

Tương tự đối với nguyên tố đồng, kết quả bảng 14 cho thấy 10/10 mẫu nước mặt đều có đồng với hàm lượng dao động từ 0,022 đến 0,100 mg/l. So sánh với ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, cột A TCVN 5942-1995 và tiêu chuẩn nước dùng cho thuỷ lợi (TCVN 6773-2000) tất cả

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………75 75

Bảng 14. Kim loại nặng trong nước mặt tại Nha Hố - Ninh thuận Mẫu (đơn vị: mg/l) Nguyên tố ĐT K2 ĐN NL KB KT NhL LE TB VN TCVN 5942-1995/ cột A TCVN 6773- 2000 Pb 0,0000 0,0000 0,0450 0,0000 0,0000 0,0280 0,0000 0,0000 0,0003 0,0053 0,05 ≤ 0,1 Cd 0,007 0,006 0,006 0,006 0,006 0,008 0,008 0,006 0,007 0,007 0,01 0,005 - 0,1 Zn 0,050 0,080 0,150 0,060 0,050 0,670 0,060 0,050 0,270 0,100 1,00 < 5* Cu 0,040 0,060 0,080 0,060 0,040 0,022 0,100 0,040 0,070 0,070 0,10 - *: nếu pH đất >6,5

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………76 76

3.5.3. Dư lượng thuốc BVTV trong nước

Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV và 2,4D được trình bày ở

bảng 15. Kết qủa bảng 15 cho thấy, sáu mẫu KB, KT, NhL, LE, TB, VN có chứa 2,4D với hàm lượng dao động từ 0,0014 ppm đến 0,0047 ppm và không phát hiện dư lượng các loại thuốc khác. Theo tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi (TCVN 6773-2000) cả sáu mẫu nước trên đều vượt mức cho phép về hàm lượng 2,4D.

Bảng 15. Dư lượng thuốc BVTV trong nước mặt tại Nha Hố - Ninh Thuận Mẫu (đơn vị: mg/l) Chỉ tiêu ĐT K2 ĐN NL KB KT NhL LE TB VN TCVN 6773- 2000 2,4D 0 0 0 0 0,0014 0,0016 0,0021 0,0019 0,0021 0,0047 ≤0,001 Dư lượng thuốc khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………77 77 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận › › › › Về đất

1) Tiềm năng dinh dưỡng của đất không cao thể hiện ở những điểm sau: + Thành phần cơ giới đất chủ yếu là thịt pha cát thịt.

+ Nghèo chất hữu cơ, phần lớn các mẫu đất nghiên cứu đều có OC< 1,26%.

+ Nghèo đạm tổng số, phần lớn các mẫu đất nghiên cứu có Nts< 0,126%.

+ CEC của đất thấp, phần lớn các mẫu đất có CEC< 13 lđl/100g đất. 2) Hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu có xu hướng tăng cao do ảnh hưởng của

phân bón.

3) Đất chua nhẹ đến kiềm nhẹ, hàm lượng Na+ ở mức cao đến rất cao, đất Nha Hố đã bị ô nhiễm đồng.

4) Đất Nha Hố không bị ô nhiễm 2,4D, một mẫu đất (VC) bị ô nhiễm dư

lượng thuốc BVTV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

› › ›

Về nước

5) Nước mặt vùng Nha Hố có một số tính chất như sau:

+ Phần lớn các mẫu nước có COD và BOD5 vượt mức cho phép.

+ Hàm lượng đạm amoni (tính theo N) vượt gấp từ 14 đến 34 lần tiêu chuẩn cho phép.

+ Ba mẫu KT, TB và VN có tỷ số SAR của nước vượt ngưỡng cho phép. Các mẫu nước còn lại có thể dùng làm nước tưới cho cây trồng.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………78 78

+ Phần lớn mẫu nước phát hiện hàm lượng 2,4D vượt ngưỡng cho phép.

Đề nghị

1) Tăng cường bón phân hữu cơ, không bón tập trung phân hóa học mà bón thành nhiều lần.

2) Các khu lô B, Trạm bơm, Cà giang, Vườn chuối, Nhà lầu, Khí tượng, Vườn nho, Nhiên liệu nên ưu tiên trồng bông.

3) Cần được tiếp tục theo dõi ô nhiễm đồng ở các khu Kênh Bắc, Vườn nho, lô B và lô E.

4) Có thể dùng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, không dùng nước vào việc nuôi trồng thủy sản.

5) Cần tiếp tục nghiên cứu về động thái di chuyển các chất trong đất và diễn biến chất lượng nước mặt trong thời gian tới.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………79 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Đỗ Ánh, Nguyễn Văn Bộ, Lê Văn Tiềm, Công Doãn Sắt (2000), ″Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng″, Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 179-219.

2. Đỗ Ánh (2001), Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Lê Thái Bạt (2002), Tài liệu tập huấn về môi trường, Cục Bảo vệ Môi trường.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đất nền môi trường đất phù sa của Việt Nam, Hà Nội. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo Hiện trạng môi trường

quốc gia 2005, Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Suy thoái và ô nhiễm đất, web: http://www.agenda21.monre.gov.vn/default.aspx?tabid=362&idmid =&ItemID=2776

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường và các quy định mới nhất về bảo vệ môi trường, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

8. Lê Văn Cát (2007), Xử lý nước thải giàu chất Nitơ và Phốtpho, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr. 23.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………80 80

10. Tôn Thất Chiểu (2000), ″Tổng quan về nghiên cứu đất Việt Nam″, Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 5-18.

11. Trần Văn Chính và cộng sự (2006), Giáo trình Thổ nhưỡng học, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

12. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà (2000), Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp.

13. Nguyễn Hữu Dụ và ctv (1974), Nghiên cứu đất phân tập IV, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

14. Trần Thanh Dũng, Nguyễn Văn Tạm, Dương Thị Việt Hà, Lâm Đại Tú (2005), Hỏi đáp về kỹ thuật trồng bông, Viện Nghiên cứu cây bông và cây có sợi, Ninh Thuận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Nguyễn Hữu Đạt (2002), Đặc tính lý hóa của đất dưới các trạng thái thực bì khác nhau. Luận văn Thạc sỹ lâm nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Thế Đặng và cộng sự (2003), Đất đồi núi Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Hồ Quang Đức (2008), “Kinh nghiệm về xác định cơ sở khoa học và thực tiễn trong xây dựng chỉ dẫn địa lý cho nông sản”, Hội thảo xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý, Buôn Ma Thuột ngày 06/07/2008. 18. Võ Thị Gương (2000), Các trở ngại của đất trong sản xuất nông nghiệp,

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt vùng nha hố, ninh thuận (Trang 77)