Hàm lượng lân trong đất

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt vùng nha hố, ninh thuận (Trang 64 - 66)

3.4.5.1. Hàm lượng P2O5 tổng số

Số liệu phân tích lân tổng số thể hiện ở bảng 8 cho thấy đất Nha Hố khá giàu lân, trừ mẫu KB2 có hàm lượng P2O5 tổng số 0,09 %, các mẫu đất còn lại đều có hàm lượng P2O5 tổng số lớn hơn hoặc bằng 0,11%.

3.4.5.2. Hàm lượng P2O5 dễ tiêu

Lân dễ tiêu bao gồm các dạng lân mà cây trồng có thể hút trực tiếp từ

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………56 56

mg/100g, trong đó 3/17 mẫu đất có hàm lượng lân dễ tiêu trung bình, 9/17 mẫu khá giàu lân dễ tiêu và 5/17 mẫu giàu lân dễ tiêu.

Hàm lượng khá cao của lân trong đất có liên quan đến tập quán sử dụng phân bón hiện tại của người dân Nha Hố. Lân di chuyển trong đất chậm hơn, khi được bón vào đất dễ dàng kết hợp với các cation để tạo thành các muối có độ hòa tan khác nhau, một phần dễ tan cây trồng có thể hấp thu trực tiếp, một phần khác khó tan hơn (phốt phát sắt, nhôm) tích lũy lại trong đất.

3.4.6. Hàm lượng kali trong đất

Sau đạm và lân, kali là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ 3 đối với cây trồng. Kali trong đất cũng được đánh giá theo hai chỉ tiêu: kali tổng số và kali dễ tiêu.

3.4.6.1. Hàm lượng K2O tổng số

Số liệu ở bảng 8 cho thấy đất nông nghiệp khu vực Nha Hố giàu kali. Hầu hết các mẫu đất nghiên cứu có hàm lượng kali tổng số lớn hơn 2,10%. Hàm lượng cao của kali tổng số được quyết định trước hết bởi đá mẹ và mẫu chất hình thành đất. Đất Nha Hố được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ phù sa sông được bắt nguồn từ các dãy núi đá mắc ma axít ven biển miền Trung giàu mica, phenspat kali. Kết quả của các quá trình phong hóa đá giải phóng khoáng vật chứa kali làm giàu kali cho đất.

3.4.6.2. Hàm lượng K2O dễ tiêu

Kali dễ tiêu bao gồm kali hòa tan trong nước và kali trao đổi của đất, là những dạng kali cây trồng hút trực tiếp nhưng cũng dễ bị rửa trôi. Số liệu bảng 8 cho thấy kali dễ tiêu của đất nông nghiệp Nha Hố dao động từ 2,8 đến 18,6 mg K2O/100g đất. Đánh giá theo tiêu chuẩn của Euroconsult (1989) thì hầu hết các mẫu đất nghiên cứu (14/17 mẫu) nghèo và rất nghèo kali dễ tiêu

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………57 57

(< 15 mg/100g đất) mặc dù đất khá giàu kali tổng số. Đây cũng chính là lí do tại sao người dân cũng bón khá nhiều phân kali cho cây trồng. Tuy nhiên do đất có thành phần cơ giới nhẹ, CEC của đất thấp nên mặc dù lượng phân kali người dân bón không nhỏ (trên 50% số hộ điều tra bón với liều lượng từ 120 đến 250 kg K2O/ha/vụ) nhưng hàm lượng K2O dễ tiêu của đất vẫn không cao. Vì vậy để nâng cao hiệu suất sử dụng phân kali cho cây trồng trên đất Nha Hố

cần chú ý nghiên cứu liều lượng, thời gian và cách bón phân kali phù hợp.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt vùng nha hố, ninh thuận (Trang 64 - 66)