Tính chất chung của đất nông nghiệp Nha Hố

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt vùng nha hố, ninh thuận (Trang 59)

Đất vùng Nha Hố thuộc loại đất phù sa thuộc hệ thống sông Kinh Dinh không được bồi hàng năm (Eutric Fluvisols). Đất có thành phần cơ giới là thịt pha cát đến thịt, dễ thoát nước. Đặc tính lý hóa học của loại đất này khá thích hợp cho cây bông, đất ít chua đến kiềm, giàu lân, kali, nghèo mùn, nghèo đạm, CEC thấp, can xi, magiê thấp.Trên loại đất này, cây bông chủ yếu được trồng thâm canh, có tưới, năng suất hạt giống bông đạt trung bình từ 1,6 – 2 tấn/ha/vụ.

3.4. Đánh giá chất lượng đất nông nghiệp vùng Nha Hố - Ninh Thuận

Do giới hạn về thời gian và điều kiện nghiên cứu chúng tôi chỉ đánh giá chất lượng đất thông qua một số tính chất vật lý và hóa học đất sau:

(1) Thành phần cơ giới (2) Độ chua (3) Chất hữu cơ tổng số (4) Đạm (tổng số và dễ tiêu) (5) Hàm lượng P2O5 (tổng số và dễ tiêu) (6) Hàm lượng K2O (tổng số và dễ tiêu) (7) Dung tích hấp phụ (CEC) của đất (8) Các cation trao đổi (9) BS (10) Tổng số muối tan (11) EC

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………51 51

(13) Dư lượng thuốc BVTV.

3.4.1. Thành phần cơ giới đất

Kết quả phân tích thành phần cơ giới đất trình bày ở bảng 7 cho thấy đất vùng Nha Hố có thành phần cơ giới dao động từ thịt pha cát đến thịt pha sét. Phần lớn các mẫu đất phân tích có thành phần cơ giới thịt pha cát đến thịt phù hợp với một số cây trồng ngắn ngày và cây bông.

Bảng 7. Thành phần cơ giới của đất Nha Hố - Ninh Thuận (phân theo USDA) Tỷ lệ cấp hạt (%) TT Kí hiệu mẫu Cát 2-0,02 mm Limon 0,02-0,002 mm Sét <0,002 mm Thành phần cơ giới đất 1 ĐT1 48,2 30,7 21,1 Thịt 2 ĐT2 48,5 37,2 14,3 Thịt 3 ĐT3 62,9 22,8 14,3 Thịt pha cát 4 KB1 65,7 14,3 20,0 Thịt pha cát 5 KB2 70,9 18,5 10,6 Thịt pha cát 6 VN1 50,3 35,8 13,9 Thịt 7 KB3 73,8 17,4 8,8 Thịt pha cát 8 LB 18,7 50,4 30,9 Thịt pha sét và limon 9 LE 20,6 49,5 29,9 Thịt pha sét 10 NL1 48,3 33,6 18,1 Thịt 11 VN2 55,1 31,1 13,8 Thịt pha cát

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………52 52 Tỷ lệ cấp hạt (%) TT Kí hiệu mẫu Cát 2-0,02 mm Limon 0,02-0,002 mm Sét <0,002 mm Thành phần cơ giới đất 12 TB 51,3 33,3 15,4 Thịt 13 CD 40,2 36,2 23,6 Thịt 14 VC 65,8 21,3 12,9 Thịt pha cát 15 NL2 50,2 31,0 18,8 Thịt 16 TN 61,4 26,4 12,2 Thịt pha cát 17 KT 69,7 19,1 11,2 Thịt pha cát 3.4.2. Độ chua

Phản ứng chua của đất ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều tính chất đất và sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cây bông rất mẫn cảm với độ chua của đất. Đất chua quá (độ pH < 4,5) bông sẽ bị chết. Đất chua nặng (độ pH xấp xỉ 4,5) cây bông có thể sống nhưng sinh trưởng còi cọc và hầu như không cho năng suất. Đất chua vừa (độ pH > 4,5) cây bông sinh trưởng và phát triển bình thường và có khả năng cho năng suất khá. Cây bông sinh trưởng tốt, cho năng suất cao ở độ pH = 5,2 - 6,0 hoặc kiềm nhẹ (pH < 8) (Vũ

Xuân Long và cs, 2004) [24]. Kết quả phân tích về độ chua của đất được trình bày ở bảng 8.

Số liệu bảng 8 cho thấy: Đất Nha Hố có phản ứng trung tính ít chua, pHH2O dao động từ 6,30 (mẫu ĐT2, mẫu LE) đến 7,48 (mẫu ĐT1). Giá trị của pH nhìn chung khá thích hợp với nhiều loại cây trồng, trong đó có bông. Như

vậy trồng cây trên đất Nha Hố hàm lượng chất dinh dưỡng sẽ là yếu tố hạn chế cần được chú ý hơn là tính chua của đất.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………53 53

Bảng 8. Một số chỉ tiêu hóa tính đất Nha Hố - Ninh Thuận

OC N P2O5 K2O NTP P2O5 K2O TT Kí hiệu mẫu pHH2O (%) (mg/100g đất) 1 ĐT1 7,48 0,74 0,08 0,11 2,35 6,7 3,0 9,6 2 ĐT2 6,30 0,34 0,05 0,16 2,28 8,7 8,8 18,6 3 ĐT3 6,44 0,33 0,04 0,13 2,46 6,7 6,5 15,7 4 KB1 6,43 0,42 0,06 0,11 2,49 8,4 7,8 11,0 5 KB2 6,50 0,23 0,02 0,09 2,46 3,4 5,9 9,6 6 VN1 7,31 0,74 0,08 0,22 2,20 7,8 13,4 18,1 7 KB3 6,41 0,47 0,06 0,18 2,40 9,0 10,8 6,8 8 LB 6,30 1,53 0,14 0,16 2,07 7,8 7,4 12,0 9 LE 6,70 1,50 0,12 0,12 2,06 5,9 4,5 6,8 10 NL1 6,85 0,58 0,06 0,14 2,21 8,1 6,0 8,2 11 VN2 6,50 1,40 0,16 0,20 2,29 6,6 8,4 10,6 12 TB 6,70 1,09 0,11 0,19 2,59 9,3 7,8 2,8 13 CD 6,90 1,41 0,17 0,24 2,24 11,3 13,5 12,8 14 VC 7,10 1,01 0,14 0,16 1,94 9,2 7,6 5,7 15 NL2 6,60 1,10 0,15 0,21 2,59 8,6 9,8 12,2 16 TN 7,20 1,22 0,12 0,18 2,29 9,7 10,4 7,3 17 KT 6,30 0,93 0,14 0,14 2,19 15,0 4,5 8,2

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………54 54

3.4.3. Chất hữu cơ của đất

Về mặt số lượng chất hữu cơ của đất được thể hiện bằng tổng số các bon hữu cơ (OC) hay tổng số chất hữu cơ của đất (OM). Nhìn chung đất Nha Hố nghèo chất hữu cơ (bảng 8). Giá trị OC dao động từ 0,23% (mẫu KB2) đến 1,53% (mẫu LB), trong đó có 13/17 mẫu đất nghiên cứu nghèo và rất nghèo chất hữu cơ, 4/17 mẫu có hàm lượng chất hữu cơ trung bình (theo tiêu chuẩn của Euroconsult, 1989). Hàm lượng hữu cơ trong đất Nha Hố thấp có thể do các nguyên nhân sau: một mặt nguồn chất hữu cơ bổ sung cho đất rất ít. Theo kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón cho cây trồng ở Nha Hố

cho thấy, hầu hết người dân không chú ý đến sử dụng phân hữu cơ mà chủ

yếu sử dụng phân hóa học để bón cho cây trồng. Bên cạnh đó, thành phần cơ

giới đất và điều kiện khí hậu cũng có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành mùn và tích luỹ chất hữu cơ trong đất. Nha Hố nói riêng và Ninh thuận nói chung khí hậu khô hạn, nhiệt độ quanh năm cao, độ ẩm thấp nên quá trình khoáng hoá diễn ra mạnh hơn. Thành phần cơ giới đất nhẹ nên không thuận lợi cho việc tích lũy mùn và chất hữu cơ trong đất.

3.4.4. Hàm lượng đạm tổng số và dễ tiêu

3.4.4.1. Hàm lượng đạm tổng số

Nguồn cung cấp N cho đất chủ yếu là chất hữu cơ, ngoài ra một phần N được tích lũy lại ở những đất được bón nhiều đạm vô cơ. Đất Nha Hố nghèo chất hữu cơ nên hàm lượng đạm ở trong đất cũng không cao. Số liệu bảng 8 cho thấy hàm lượng N tổng số trong đất nghiên cứu dao động từ 0,02% (mẫu KB2) đến 0,17% (mẫu CD), trong đó có 9/17 mẫu có hàm lượng N tổng số từ

nghèo đến rất nghèo (theo tiêu chuẩn của Euroconsult, 1989), 8/17 mẫu có hàm lượng N tổng số trung bình (từ 0,12% đến 0,17%). Sự nghèo đạm của đất

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………55 55

cũng là một trong những hạn chế của đất Nha Hố và là lí do tại sao người dân bổ sung một lượng lớn phân chứa N cung cấp cho cây trồng.

3.4.4.2. Hàm lượng đạm dễ tiêu (đạm thủy phân)

Cây trồng không phải chỉ đồng hoá NO3- và NH4+ mà còn có khả năng hấp thụ trực tiếp chất hữu cơ phân tử lượng nhỏ chứa N như các axit amin, amit dễ thuỷ phân. Cho nên khi đánh giá khả năng cung cấp đạm dễ tiêu cho cây có thể dựa vào hàm lượng đạm thuỷ phân trong đất. Kết quả phân tích chỉ

tiêu NTP của đất nghiên cứu được thể hiện ở bảng 8. Hàm lượng đạm thuỷ

phân trong đất Nha Hố dao động từ 3,4 mg/100g đất (mẫu KB2) đến 15 mg/100g đất (mẫu KT). Theo đó chỉ có 1/17 mẫu nghèo N thủy phân (theo Tiurin và Kononova); 6/17 mẫu đất có N thủy phân trung bình và 10/17 mẫu đất N thủy phân giàu mặc dù đất nghèo chất hữu cơ và N tổng số. Sự tăng cao của hàm lượng đạm thủy phân trong đất liên quan trực tiếp với việc sử dụng phân đạm quá mức của người dân ở khu vực này. Lượng phân đạm hóa học được khuyến cáo bón ở mức 250 kg N/ha vụ nhưng người nông dân đã bón cao hơn khuyến cáo đến 129,8 kg N/ha/vụ.

3.4.5. Hàm lượng lân trong đất

3.4.5.1. Hàm lượng P2O5 tổng số

Số liệu phân tích lân tổng số thể hiện ở bảng 8 cho thấy đất Nha Hố khá giàu lân, trừ mẫu KB2 có hàm lượng P2O5 tổng số 0,09 %, các mẫu đất còn lại đều có hàm lượng P2O5 tổng số lớn hơn hoặc bằng 0,11%.

3.4.5.2. Hàm lượng P2O5 dễ tiêu

Lân dễ tiêu bao gồm các dạng lân mà cây trồng có thể hút trực tiếp từ

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………56 56

mg/100g, trong đó 3/17 mẫu đất có hàm lượng lân dễ tiêu trung bình, 9/17 mẫu khá giàu lân dễ tiêu và 5/17 mẫu giàu lân dễ tiêu.

Hàm lượng khá cao của lân trong đất có liên quan đến tập quán sử dụng phân bón hiện tại của người dân Nha Hố. Lân di chuyển trong đất chậm hơn, khi được bón vào đất dễ dàng kết hợp với các cation để tạo thành các muối có độ hòa tan khác nhau, một phần dễ tan cây trồng có thể hấp thu trực tiếp, một phần khác khó tan hơn (phốt phát sắt, nhôm) tích lũy lại trong đất.

3.4.6. Hàm lượng kali trong đất

Sau đạm và lân, kali là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ 3 đối với cây trồng. Kali trong đất cũng được đánh giá theo hai chỉ tiêu: kali tổng số và kali dễ tiêu.

3.4.6.1. Hàm lượng K2O tổng số

Số liệu ở bảng 8 cho thấy đất nông nghiệp khu vực Nha Hố giàu kali. Hầu hết các mẫu đất nghiên cứu có hàm lượng kali tổng số lớn hơn 2,10%. Hàm lượng cao của kali tổng số được quyết định trước hết bởi đá mẹ và mẫu chất hình thành đất. Đất Nha Hố được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ phù sa sông được bắt nguồn từ các dãy núi đá mắc ma axít ven biển miền Trung giàu mica, phenspat kali. Kết quả của các quá trình phong hóa đá giải phóng khoáng vật chứa kali làm giàu kali cho đất.

3.4.6.2. Hàm lượng K2O dễ tiêu

Kali dễ tiêu bao gồm kali hòa tan trong nước và kali trao đổi của đất, là những dạng kali cây trồng hút trực tiếp nhưng cũng dễ bị rửa trôi. Số liệu bảng 8 cho thấy kali dễ tiêu của đất nông nghiệp Nha Hố dao động từ 2,8 đến 18,6 mg K2O/100g đất. Đánh giá theo tiêu chuẩn của Euroconsult (1989) thì hầu hết các mẫu đất nghiên cứu (14/17 mẫu) nghèo và rất nghèo kali dễ tiêu

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………57 57

(< 15 mg/100g đất) mặc dù đất khá giàu kali tổng số. Đây cũng chính là lí do tại sao người dân cũng bón khá nhiều phân kali cho cây trồng. Tuy nhiên do đất có thành phần cơ giới nhẹ, CEC của đất thấp nên mặc dù lượng phân kali người dân bón không nhỏ (trên 50% số hộ điều tra bón với liều lượng từ 120 đến 250 kg K2O/ha/vụ) nhưng hàm lượng K2O dễ tiêu của đất vẫn không cao. Vì vậy để nâng cao hiệu suất sử dụng phân kali cho cây trồng trên đất Nha Hố

cần chú ý nghiên cứu liều lượng, thời gian và cách bón phân kali phù hợp.

3.4.7. Cation trao đổi của đất Nha Hố

Cation trao đổi là các cation hấp phụ trên bề mặt phức hệ hấp phụ của đất có khả năng trao đổi với các cation trong dung dịch đất, chúng có vai trò quyết định phản ứng và các đặc tính vật lý, hóa học của đất. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ nghiên cứu các cation trao đổi: K+, Na+, Ca++, Mg++, kết quả

nghiên cứu được trình bày ở bảng 9.

* Natri trao đổi (Na+)

Đất Nha Hố có hàm lượng Na+ dao động từ 0,20 - 2,44 lđl/100g đất. Theo tiêu chuẩn đánh giá của Euroconsult, 1989 thì 3/17 mẫu đất của Nha Hố

có hàm lượng Na+ thấp (< 0,3 lđl/100g đất), 5/17 mẫu có hàm lượng Na+ trung bình (0,3 - 0,7 lđl/100g đất) và 9/17 mẫu đất có hàm lượng Na+ cao và rất cao (> 0,7 lđl/100g đất). Đất có hàm lượng Na+ cao tập trung chủ yếu ở các điểm: lô B, khu Trạm bơm, khu Cà giang, khu Vườn chuối, khu Nhà lầu, khu Khí tượng, khu Vườn nho và khu Nhiên liệu. Đặc biệt đất ở Lô E bị mặn kiềm có hàm lượng Na+ lớn hơn 2 mg/100 g đất.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………58 58

Bảng 9. CEC và các cation trao đổi của đất Nha Hố - Ninh Thuận

Na+ Ca++ Mg++ K+ BS CEC TT Kí hiệu mẫu (lđl/100g đất) % (mg/100gđất) 1 ĐT1 0,66 6,28 1,28 0,20 80,3 10,48 2 ĐT2 0,35 2,59 0,55 0,39 55,4 7,00 3 ĐT3 0,31 4,00 0,80 0,33 63,5 8,57 4 KB1 0,33 2,88 0,45 0,23 60,6 6,42 5 KB2 0,20 2,52 0,51 0,20 57,8 5,93 6 VN1 0,23 6,62 1,18 0,41 89,3 9,45 7 KB3 0,20 2,80 0,48 0,14 57,6 6,28 8 LB 0,79 7,28 1,70 0,25 75,1 13,35 9 LE 2,44 6,23 1,73 0,14 74,5 14,14 10 NL1 0,62 5,25 1,16 0,17 78,2 9,21 11 VN2 1,83 5,82 1,23 0,23 94,9 9,60 12 TB 1,86 5,67 1,38 0,27 94,6 9,70 13 CD 1,98 7,46 1,85 0,27 98,0 11,80 14 VC 2,00 5,62 1,28 0,12 98,0 9,20 15 NL2 1,98 7,05 1,27 0,26 97,8 10,80 16 TN 1,20 6,09 0,89 0,15 96,9 8,60 17 KT 1,84 3,76 0,80 0,17 80,1 8,20 Trung bình 1,11 5,17 1,09 0,23 79,6 9,34

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………59 59

* Canxi, magiê trao đổi (Ca++, Mg++)

Đất Nha Hố có hàm lượng Ca++ dao động từ 2,52 lđl/100g đất (mẫu KB2) đến 7,46 lđl/100g đất (mẫu CD). Đánh giá theo tiêu chuẩn của Euroconsult (1989) thì đất Nha Hố có hàm lượng Ca++ không cao, 11/17 mẫu đất nghiên cứu có hàm lượng Ca++ trung bình (5-10 lđl/100g đất) và 6 mẫu đất còn lại nghèo Ca++ (2-5 lđl/100 g đất).

Nhìn chung, đất Nha Hố nghèo Mg. Hàm lượng Mg++ trong đất dao động từ 0,45 lđl/100g đất (mẫu KB1) đến 1,85 lđl/100g đất (mẫu CD). Theo tiêu chuẩn của Euroconsult (1989) thì đất của lô B, lô E và khu Cà giang có hàm lượng Mg++ trung bình (1,5 – 3,0 lđl/100g đất) các khu còn lại đều có Mg++ trong đất thấp và rất thấp (<1,5 lđl/100 g đất).

* Kali trao đổi của đất (K+)

Hàm lượng kali trao đổi trong đất Nha Hố dao động từ 0,12 lđl/100g đất (mẫu VC) đến 0,41 lđl/100g đất (mẫu VN1). Đánh giá theo tiêu chuẩn của Euroconsult (1989) thì phần lớn các mẫu đất nghiên cứu (14/17 mẫu) nghèo kali trao đổi (<0,3 lđl/100 g đất). Chỉ có 3/17 mẫu đất có hàm lượng kali trao đổi trung bình (0,3 – 0,7 lđl/100 g đất). Nguyên nhân là do đất có thành phần cơ giới nhẹ và CEC thấp.

3.4.8. Dung tích trao đổi cation của đất (CEC)

CEC hay còn gọi là dung tích hấp thu của đất là một chỉ tiêu rất quan trọng liên quan đến các đặc tính khác của đất và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng đất.

Kết quả phân tích CEC trình bày ở bảng 9 cho thấy, phần lớn đất nghiên cứu có CEC thấp (<13 lđl/100g đất) trừ hai mẫu LB và LE có CEC tương ứng đạt 13,35 và 14,14 lđl/100 g đất. Các mẫu đất còn lại có giá trị

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………60 60

CEC dao động từ 5,93 đến 11,80 lđl/100 g đất. Giá trị thấp của CEC ở đất Nha Hố được quyết định chủ yếu bởi đất có thành phần cơ giới nhẹ và nghèo chất hữu cơ. Đất có CEC thấp đồng nghĩa với khả năng giữ chất dinh dưỡng kém, đất không thể chịu được lượng phân bón cao. Chính vì vậy khi bón phân cho loại đất này cần tránh bón tập trung và chọn loại phân có khả năng tan từ

từ trong đất để nâng cao hiệu quả của phân bón.

Chất lượng dung tích hấp thu của đất phụ thuộc vào tỷ lệ cation kiềm trao đổi chiếm trong dung tích hấp thu của đất đó. Tỷ lệ các cation kiềm, kiềm thổ trong CEC của đất Nha Hố được thể hiện ở hình 1. Theo hình 1, đất Nha Hố có tỷ lệ cation trao đổi so với CEC giảm dần theo thứ tự Ca++ >> Na+ ~ Mg++ >> K+. 55,4% 11,7% 11,9% 2,5% 18,5% Ca2+ Mg2+ Na+ K+

Các ion khác trong CEC

Hình 1. Tỷ lệ trung bình của các cation trao đổi so với CEC (%)

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt vùng nha hố, ninh thuận (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)