Để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất bông ở Việt Nam, hàng loạt các vấn đề kỹ thuật đã được đặt ra; trong đó, đất đai cũng đang là yếu tố
hạn chế năng suất và hiệu quả kinh tế của cây bông. Các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hốtrong những năm trước đây cho thấy, môi trường hóa học đất không thích hợp đang là vấn đề lớn, hạn chế việc mở rộng diện tích và nâng cao năng suất bông (Vũ Xuân Long và cs, 2004) [24].
Kết quả nghiên cứu về đất đai và dinh dưỡng cho cây bông ở Việt Nam cho thấy, sinh trưởng và năng suất bông luôn có tương quan thuận với trị số
pHKCl của đất, tổng các cation trao đổi, độ no bazơ, hàm lượng lân và kali dễ
tiêu trong đất. Ngược lại, sinh trưởng và năng suất bông luôn tồn tại tương quan nghịch với độ chua thủy phân, độ chua trao đổi và đặc biệt là hàm lượng nhôm di động trong đất. Đồng thời, các nghiên cứu cũng đã xác định được một trong những tiêu chuẩn chính để chọn đất trồng bông, đó là:
+ Trên đất có pHKCl < 4,5 và hàm lượng Al3+ > 3,5 mg /100g đất thường xảy ra hiện tượng chết cây bông con.
+ Những loại đất có hàm lượng nhôm di động trong khoảng từ 1 đến 3,5 mg/100g đất và pHKCl gần bằng 4,5 thì cây bông có thể sống nhưng còi cọc và ít có khả năng cho năng suất.
+ Trên đất có pHKCl > 4,5 và hàm lượng Al3+ < 1 mg/10 g đất, cây bông có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt (Vũ Xuân Long và cs, 2004) [24 ].
Năm 2005, đề tài 02.12.05 đã khảo sát các cây phân xanh để cải tạo đất, kết quả cho thấy muồng dùi đục (C. rotolaria) có năng suất chất xanh cao nhất, có khả năng sản xuất hạt giống lớn, tốc độ phát triển nhanh, thích hợp với các vùng khô hạn (Viện nghiên cứu và Phát triển cây bông, 2006) [32].
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………22 22