CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3.6. nghị cơ chế tạo phức
Kết hợp giữa các dữ kiện phổ như MS, IR, Raman, 1H-NMR và chương trình tối ưu hóa cấu trúc ArgusLab 4.01, chúng tôi đề nghị cơ chế tạo phức như sau:
+ Giai đoạn 1: Ion kim loạisẽ bị bẫy vào trung tâm của phân tử từ hai hướng lower rim hoặc upper rim tạo ra dạng hợp chất khách-chủ “Host-Guest”.
+ Giai đoạn 2: Phân tử TEAC tách các nguyên tử H của nhóm –OH thơm ở vòng dưới và chuyển sang dạng ion âm keto-hydrazo.
+ Giai đoạn 3: Ion kim loại tạo liên kết tĩnh điện với các điện tích âm trên nguyên tử nitơ (dạng anion hydrazit). Đồng thời các nhóm –COOEt ở các vòng trên sẽ xoay vào bên trong để hình thành các liên kết phối trí với ion kim loại, ổn định cấu trúc phức (xem hình 3.36).
89
Hình 3.36. Thứ tự các nguyên tử trong phức TEAC-ion kim loại M.
Kết luận phần 3.3
Trong phần này chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề sau:
(1) Dựa vào chương trình mô phỏng ArgusLab 4.01 đã mô phỏng được cấu trúc không gian của phức và dự đoán hướng tấn công của ion kim loại vào khoảng không gian trung tâm của TEAC. Từ chương trình tối ưu hóa đã tính toán được năng lượng cực tiểu của hệ cũng như tính toán được các góc liên kết, độ dài liên kết, của một số nhóm chức.
(2) Đã khảo sát được phổ IR của TEAC và các phức chất. Từ kết quả nhận được có thể thấy các dao động đặc trưng tại các nhóm chức quan tâm đã có sự thay đổi rõ rệt khi có mặt của các ion kim loại (vùng 1512 cm-1 của azo giảm cường độ khi có mặt của ion kim loại).
90
(3) Đã khảo sát được phổ Raman của TEAC-M trong dung dịch. Trong phổ này xuất hiện dao động tại vùng 460463 cm-1 và 393400 cm-1, tương ứng với các dao động của liên kết giữa MN và MO.
(4) Phổ 1H-NMR cho thấy khi có mặt của ion kim loại, tín hiệu dao động của proton H trong nhóm OH hoặc giảm cường độ (phức của Cr(III) và Pb(II)) hoặc biến mất (phức của Th(IV)), chứng tỏ các ion H có thể đã bị thay thế bởi ion kim loại.
(5) Phổ ESI-MS xuất hiện mảnh ion các mảnh ion m/z của các phức đã chứng minh cho sự tồn tại của phức.
Dựa vào những dữ liệu khảo sát, chúng tôi đã đề nghị được cơ chế hình thành phức giữa TEAC với Th(IV), Cr(III) và Pb(II).