Crom là một nguyên tố tương đối phổ biến trong thiên nhiên. Trong vỏ quả đất, crom chiếm khoảng 6.10-3% về khối lượng. Khoáng vật chính của crom là cromit (Fe(CrO2)2). Crom lần đầu tiên được điều chế bởi Louis Vauquelin vào năm 1797, tên gọi crom (chrome) nghĩa là màu sắc vì các hợp chất của crom đều có màu. Crom là kim loại có độ cứng, độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao. Do đó, trong công nghiệp crom có nhiều ứng dụng, đặc biệt là trong công nghiệp luyện kim. Người ta tạo được nhiều loại thép có độ cứng cao như thép dụng cụ, thép không rỉ. Crom nguồn gốc tự nhiên là sự hợp thành của 3 đồng vị ổn định; Cr52, Cr53 và Cr54 với Cr52 là phổ biến nhất (83,789%). Các nhà khoa học đã xác định được 19 đồng vị phóng xạ của crom trong đó ổn định nhất là Cr50 có chu kỳ bán rã trên 1,8.1017 năm, và Cr51 với chu kỳ bán rã 27,7 ngày. Tất cả các đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 1 ngày và phần lớn là ít hơn 1 phút.Crom có điện tích hạt nhân là 24, với cấu hình là 3d54s1 nên crom tạo được nhiều hợp chất có số oxi hóa khác nhau nhưng bền nhất là số oxi hóa +3, số oxi +6 kém bền hơn. Ở điều kiện bình thường, crom rất bền với oxi không khí do có lớp Cr2O3 bền bảo vệ. Vì thế, người ta thường mạ crom lên các vật kim loại. Crom không tác dụng với nước nhưng tác dụng được với axit HCl và H2SO4 loãng. Tương tự như sắt và nhôm, crom bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc nguội. Crom được điều chế bằng phản ứng nhiệt nhôm [6].
Các hợp chất của crom (II) như CrO, Cr(OH)2 có tính khử mạnh. Trong khi đó, hợp chất crom (III) vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. Oxit và hydroxit của Cr(III) có tính lưỡng tính. Hợp chất có ứng dụng nhiều trong ngành nhuộm vải, thuộc da là K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O. Hợp chất crom (VI) có tính oxi hóa mạnh, chẳng hạn như CrO3 có tính oxi hóa rất mạnh, oxi hóa được một số chất vô cơ và
30
hữu cơ. Đây là một oxit axit, tác dụng với nước tạo thành hỗn hợp axit cromic H2CrO4 và axit đicromic H2Cr2O7. Hai axit này đều không bền, chỉ tồn tại trong dung dịch. Nếu tách khỏi dung dịch, chúng sẽ bị phân hủy trở lại tạo thành CrO3. Muối của crom (VI) có hai loại là cromat và đicromat. Muối cromat có màu vàng và đicromat có màu da cam là những hợp chất rất bền và độc [58,112].