8. Cấu trúc luận án
3.2.1. Sự kết hợp của nhiều kênh ngôn ngữ
Trước hết, đó là sự kết hợp của ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ bác học vùng Kinh Bắc:
Thơ Hoàng Cầm là đặc sản tinh thần tự nhiên trong sáng của vùng quê Quan họ
Kinh Bắc nổi tiếng. Thơ ông có sự kết hợp hài hoà giữa ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ
bác học, trong đó yếu tố dân gian được thừa kế từ ngôn ngữ Quan họ là chủ yếu. Do hồn quê đọng lại những làn điệu dân ca phóng khoáng trong tâm hồn ông nên bút pháp Hoàng Cầm đã thể hiện được sựđộc đáo, súc tích, ngôn ngữ thơ tinh luyện đầy biến ảo, cấu tứ phóng túng, câu cú tung ra hay tạo sự bất ngờ… tạo nên một phong cách rất riêng Hoàng Cầm, tạo nên nét riêng so với các tài tử khác ở trấn Kinh Bắc.
So với các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian khác như hát xoan, hát ghẹo, hát chèo, hát ca trù, hát ví dặm, hát Thường Thang, hát tuồng, cải lương, ... thì hát Quan họ
có thời gian tồn tại lâu đời nhất (tuổi thọ hàng ngàn năm). Điều đó đã chứng minh hát Quan họ là một nét văn hóa bản địa không những không bị phong kiến phương Bắc đồng hóa, tiêu diệt, mà ngược lại vẫn phát triển nhờ bản sắc riêng và sức sống của nó trong tư
duy dân tộc và tâm hồn người dân vùng Kinh Bắc. Khẳng định được về mặt thời gian, Quan họ len lỏi vào không gian của vùng miền, luồn lách qua các sông ngòi, bao quanh các núi đồi, đình chùa, thôn làng Kinh Bắc để hoà cùng đời sống sinh hoạt văn hóa, phong tục của nhân dân.
Lời ca Quan họ gắn với nếp sống, sinh hoạt, những tập tục, lề thói đã kết tinh tâm hồn, tình cảm và những ước mơ khát vọng cao đẹp về nhiều mặt của người Kinh Bắc. Nhờ thế, Quan họđã hun đúc lên một bản lĩnh Văn hóa vùng hết sức độc đáo và là linh hồn của văn hóa Kinh Bắc. Nơi đây có 49 làng Quan họ cổ với khoảng 200 làn điệu,
được hát suốt bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Quan họ giống như bầu khí quyển đặc thù của lối sinh hoạt văn nghệ dân gian vùng đất này, nó còn có một lối giao tiếp hết sức văn hoá từ phong độ lịch sự, trang nhã bên ngoài cho đến ngôn ngữ, cử chỉ cả khi đứng, ngồi, mời chào… đều biểu thị sự tôn trọng quý mến: Mấy khi khách đến chơi nhà/ Đốt than quạt nước chuyên trà khách xơi/ Trà này ngon lắm người ơi/ Mỗi người mỗi chén, bõ công tôi chuyên trà (Lời ca Quan họ).
Hoàng Cầm là nhà thơđất Kinh Bắc, ông coi nơi đây chính là một vùng thẩm mỹ đặc biệt để bản ngã thơ được sinh thành và toả sáng, do vậy thơ ông luôn đậm đà chất liệu Kinh Bắc. Ngôn ngữ Quan họ trong thơ Hoàng Cầm trước hết là ngôn ngữ dân gian giàu chất thi vị, được chắt lọc, sáng tạo và không ngừng tái tạo từ ca dao tục ngữ, từ
truyện nôm giàu tính biểu tượng, hình tượng và giàu giá trị biểu cảm. Ngôn ngữấy cũng hấp thụ cả tinh hoa của những vần thơ ca bác học... để rồi tạo nên sắc thái riêng, góp phần hun đúc những giá trị riêng cho phong cách thơ ông. Đó là thứ ngôn ngữ thơ mộc mạc của thể thơ tự do, cùng với nghệ thuật sử dụng vần, nhạc điệu linh hoạt, những hình
ảnh nên thơ, nên nhạc đã làm lời ca Quan họ trong thơ ông đạt đến độ hoàn mĩ. Nhưng chính sự mộc mạc của ngôn từ, qua cách đối đáp (phải không ngừng thay đổi nhịp) lại tạo thành một sức mạnh riêng làm xao xuyến lòng người và đọng mãi dư âm của bài thơ.
Đó còn là sự mộc mạc từ tiếng nói đích thực của trái tim ông, giọng điệu thơ trong bài
Quan họ mở đầu, cũng là một điển hình như vậy: Mẹ kể chuyện ngày xưa xa lắm/ Tháng tám ao hồ mát lạnh/ Làng quê còn níu lại hương sen/ Mười tám gái trai/ Thả một con thuyền/ Song song chín đôi/ Mắt nhìn trong mắt/ Nón nghiêng tăm tắp/ Ngày mai ai chắc được gần ai.
Cùng với khao khát yêu đương, Quan họ còn biểu đạt một tình yêu chân thật sâu
đằm với một vùng quê trù phú có “Sơn thuỷ hữu tình”, có “đường về Quan họ”, có đầu làng cây đa, cây gạo chon von, một “quán Dốc chợ Cầu”, một “quán trắng phố Nhồi”, những cửa chùa mở rộng cho trai thanh gái lịch sum vầy ca hát, những đêm trăng suông, những “dòng sông phẳng lặng nước đầy”, một sông Cầu “nước chảy lơ thơ”, sông Dâu “ba bốn chiếc thuyền kề”, những bến đò ngang vẳng vang tiếng gọi, những hội bơi trải, hội chùa Tiêu... quanh miếu, quanh đền, những “mùa xuân chơi hội thong dong” với “mùa hè tắm mát ở sông Lục đầu” và trăm thứ hoa đua nở… đã ăn sâu vào lời thơ Hoàng Cầm như một nốt nhạc tính không thể thiếu mỗi khi nhà thơ động chạm đến cung đàn Quan họ: Quen nhau vì tiếng hát/ Qua sông tìm nhau/ Tìm giải yếm nâu/ Bắc cầu đôi ta/ Tìm thắt lưng xanh/ Vắt cành hoa lý/ Hỡi con chim khuyên/ Hót chuyền cành tre/ Có đến bên hè… (Khi mùa xuân trở về). Gắn với thế giới thiên nhiên phong phú ấy là những con người có vẻ đẹp tâm hồn toả ra từ đôi mắt “lúng liếng”, cái duyên trong nụ cười “lúm đồng tiền”, trong vành “nón ba tầm thao tua”, biết làm “một nong tằm thành năm nong kén”, biết gắn đời mình với những thửa ruộng “năm sào” với những canh hát thâu
tình yêu quê hương nồng thắm thiết tha. Hoàng Cầm hiểu rõ điều đó và ông đã tiếp tục khai thác đểđưa vào ngôn ngữ thơ nhằm gìn giữ, không để mai một, phôi pha các giá trị
văn hóa, tinh thần mà nhiều thế hệ cha ông đã dày công tạo dựng.
Chính những tình cảm ấy đã góp phần hun đúc nên tâm hồn, tài năng của người Quan họ. Những làn điệu dân ca kỳ diệu tồn tại bền lâu từ bao đời nay, tắm đẫm thiên nhiên đất trời Kinh Bắc, di sản văn hóa tinh thần ấy đã phả hơi thở nồng nàn vào trái tim con người bằng bầu khí quyển thơ mộng và quyến rũ, chúng như chất phù sa màu mỡ
lắng đọng vào hồn thơ Hoàng Cầm để làm nên một hồn thơ Kinh Bắc - mềm mại, huê tình, tinh tế, trong trẻo mà đậm đà tình người, lấp lánh tài hoa, song cũng nén nghẹn vô cùng. Chất Quan họ trong thơ ông còn thể hiện ở hệ thống ngôn từđặc trưng của ngôn ngữ quan họđầy ắp các mỹ từ với những: chẻ tre đan nón ba tầm/ cho cô mình đội xem hội đêm rằm; hay với những Ứ… hự… hề… hi… ha…/ U… ơ… ời… ới… a…; rồi những
điệu lý, cùng nhổ sào, vượt cạn, phận đen tóc trắng, núm hồng thơm thảo, canh cải lưng canh, gối lằn nếp nếp… Nói chung đọc thơ Hoàng Cầm, đâu đâu ta cũng thấy ngôn ngữ
Quan họ với những đặc trưng riêng biệt của vùng văn hoá thẩm mỹ Kinh Bắc.
Thơ Hoàng Cầm là đặc sản văn minh tinh thần quê hương Kinh Bắc - miền quê Quan họ - xứ của một cộng đồng làng xã, rất Đại Việt, rất dân chủ và bình đẳng. Con người ởđây lấy tình làng nghĩa xóm làm trọng. Phép Vua thua lệ làng. Hội đồng kỳ lão có quyền cao hơn chức dịch. Ra đường phải cúi đầu chào các già làng, còn với chức dịch như Chánh Tổng, Lý Trưởng xưa thì tùy, không chào cũng không sao. Đi hát quan họ, vào đám hội thì mọi người đều bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo, chức vị, không dè bỉu "tiền án, tiền sự"... Tất cả chỉ là "liền anh, liền chị", các quan viên họ cùng say
đắm với yêu nhau cởi áo cho nhau và bao giờ thấy lá diêu bông/ để cho váy lụa buông chùng... mà hay!. Thơ Hoàng Cầm cũng do xuất phát từ hồn quê là thế, với bút pháp độc
đáo, một phong cách rất riêng không giống ai, ngôn ngữ tinh luyện siêu đẳng, thường bất chấp văn phạm. Tuy nhiên cũng cần nói một điều là đối với người Quan họ, họ không thích và không chấp nhận sự thô kệch, vụng về trong việc sử dụng ngôn ngữ, do đó, ảnh hưởng đặc điểm tâm lý này của người Quan họ, ta thấy Hoàng Cầm đã sử dụng ngôn ngữ một cách sang trọng, theo sự tinh tế của người Quan họ. Mặt khác, ông là người kế
tục ngôn ngữ Thơ Mới và đi xa hơn về phía hiện đại - một lối thơ siêu thực hôm nay nên
đạt được những thành tựu nghệ thuật cơ bản. Đó là tiếng nói đầy chiêm nghiệm và cũng tràn trề giải thoát. Thơ Hoàng Cầm, chất quan họ Kinh Bắc đã đạt tới độ hàn lâm là thế.
Từ thực tại đã thăng hoa tới miền hư viễn của tâm linh với rất nhiều đam sy, trầm ẩn nên không hiếm khoảnh khắc hồn thơ thi sỹ nhập vào vô thức như lời ca quan họ, như ngọn lửa sưởi ấm tình người, là tia nắng mới tỏa sáng nơi chân trời cũ, như ai đó dù đi đâu,
đến đâu vẫn xe duyên, gửi hồn về Kinh Bắc thân thương, như chiếc ghim cho cánh diều bay xa, bay cao.
Nhưđã nói, ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm là sự kết hợp của thứ ngôn ngữ dân gian và bác học vùng Kinh Bắc. Thơ ông hấp dẫn nhiều thế hệ người đọc khác nhau, vì ngoài những tìm tòi về cách tân nghệ thuật, Hoàng Cầm vẫn gìn giữ cho riêng mình một vốn ngôn ngữ và hình ảnh đặc trưng Kinh Bắc, độc đáo, tài hoa, thị thành mà quê kiểng. Nhiều câu thơ của ông, dù không phải thơ tình, vẫn làm say đắm, thu hút bao nhiêu trái tim người Việt. Nghệ thuật bao giờ cũng phải đạt đến mức vừa và đủ, già một chút là thừa, non một chút là thiếu. Thơ Hoàng Cầm cứ chông chênh trước mắt mọi người như
chiếc kiềng hai chân. Đứng được như vậy bởi cái bản lĩnh nghệ thuật của ông đã được khẳng định, vì ông có những cái chân mờ khác của trực cảm tâm linh chống đỡ, đó là ngôn ngữ thơ được tinh luyện qua đời sống văn hoá dân tộc vào đời sống văn hoá cá nhân ông, nhà thơđã bỏđi tất cả những từ thừa, những câu thừa để tạo nên một cấu trúc văn bản nghệ thuật gọn gàng. Ngoài ra, ông còn đưa vào những từ mới lạ, hình ảnh độc
đáo, riêng biệt, sáng tạo dựa trên ngôn ngữ bác học vùng Kinh Bắc, biết cách xếp đặt chúng làm cho câu thơ mới lạ hơn mà khi đọc vẫn thấy rất sang, mang giá trị thẩm mỹ
cao và ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật phong phú, đa dạng. Do đó đọc thơ Hoàng Cầm không nên chỉđi tìm những tư tưởng cao siêu, hay những tình cảm đặc biệt, mà người
đọc dễ bị thu hút bởi cái “sang” của thơ ông và cái “say’ của người nghệ sĩđất Kinh Bắc: - Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng (Lá diêu bông);
- Em vắt quả cam vàng đầu ngọn sông Thương Mắt tròn cối xay (Nước sông Thương);
- Đêm phương Bắc khi sao hôm nhẹ khóc Hương tím em về đậu giữa trang thơ Thả cô đơn gió xanh lùa mái tóc
Dìu em đi từng bước ấm sương mờ (Ngẩn ngơ);
- Chị đi một chuyến chơi xanh cỏ
Quay bánh linh xa miết triệu vòng (Chị Em xanh);
- Sơn ca chắt nắng
Hoặc hai bài Lá Diêu Bông rồi lại Bao giờ nói hết chuyện Diêu Bông, hoặc
Tinh anh thể phách rồi lại Thể Phách tinh anh có hai câu đầu láy nhau khá điệu: Em trao vẹn cả tâm hồn/ Là giam tôi chật vòng tròn cung trăng, và: Em trao vẹn cả thân mình/ Là giấm ớt tía đỏ bình men quê. Bên cạnh đó là những câu thơđa tình của ông cứ
nhưđùa như trêu mọi người, nhưng vẫn giữđược độ thanh của nó: Tàn canh đứng…/ Rạng Đông vừa lọt/ Cửa khép hờ toang toác gió thu (Bênh); Ấp vú mình trần con dế trũi/ Cành tre trải áo nép thân hình (Tắm đêm); Em trao mình thỏa khát khao/ Dấn thân lạc lối mưa rào hoàng hôn (Thể phách tinh anh)… Chất ngôn ngữ dân ca Quan họ kết hợp với xúc cảm nhục dục, hay nói cách khác là kết hợp các biểu tượng dục tính trong cái huê tình, diễm lệ mà vẫn thấy có sự linh thiêng của người Kinh Bắc cũng tạo nên thế đứng ổn định trong câu thơ Hoàng Cầm: Nhớ mưa Thuận Thành/ Long lanh mắt ướt/ Là mưa ái phi/ Tơ tằm óng chuốt/ Ngón tay trắng mướt/ Nâng bồng Thiên Thai (Mưa Thuận Thành). Thơ Hoàng Cầm đã tạo được ấn tượng trong lòng độc giả một phần cũng bởi bằng chất ngọt ngào mê đắm ấy.
Điều đó cho thấy, việc sáng tạo thơ của Hoàng Cầm, nếu nói không cực đoan thì
đó chính là sự sáng tạo để lạ hóa ngôn ngữ và quá trình làm mới ngôn ngữ dựa trên cơ sở
ngôn ngữ dân gian và bác học vùng Kinh Bắc. Đây là một trong những yếu tố góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Ngôn ngữ thơ không bao giờ là con chữ vô hồn mà là hiện thân của tư tưởng, tình cảm, là mối tương giao giữa nhà thơ với người
đọc, là sự khẳng định phẩm chất thi nhân của nhà thơ giữa cuộc đời.
Thứ hai, là sự kết hợp ngôn ngữ của các biểu tượng văn hoá:
Thơ Hoàng Cầm được trang hoàng khá lộng lẫy bởi các ánh xạ mỹ kim của thế
giới nghệ thuật ngôn từđược tinh luyện từ các yếu tố văn hoá truyền thống và hiện đại, từ dân gian đến bác học qua sự sàng lọc, sáng tạo, chưng cất của bản thân nhà thơ, nó tạo nên một hợp chất đặc biệt, có cấu trúc đặc biệt của hồn vía văn hóa Kinh Bắc. Với Hoàng Cầm, cấu trúc đặc biệt ấy được tri nhận từ việc dùng những ký hiệu ngoài ngôn ngữ trong thơđể tạo không gian thị giác cho văn bản thơ. Đây là việc làm không mới cả
về lý luận và sáng tác, tuy nhiên cái mới của thơ Hoàng Cầm, cái tư cách hậu hiện đại của nó lại nằm ở chỗ nó có sự chuyển hoá, giao lưu giữa ngôn ngữ và siêu ngôn ngữ, giữa ngữ pháp của ngôn ngữ văn chương bình dân với siêu liên kết của biểu tượng văn hoá bác học trong chất liệu thơ ca truyền thống và rồi giải phóng những tập tính văn hoá cũđể thăng hoa trong biểu tượng văn hoá mới mang nội dung trí tuệ và thời đại.
Cái mới trong sự sáng tạo ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm còn là ở chỗ nhà thơ tự biến sựđọc, sự nghiên cứu của mình thành thơ và ngược lại. Dường như tác giả cố tình tạo ra một cơ chế rubic thơđểđộc giả tuỳ ý xoay về vô tận các cấu hình, biểu tượng, mỗi cách xoay lại làm hiện thêm những tương quan mới, những vấn đề nghệ thuật và những thế
năng văn hoá và biểu tượng mới. Ví dụ ngôn ngữ trong những bài thơCây Tam cúc, Lá Diêu Bông, Quản vườn ổi, Nước sông Thương… đều là những điển hình thực tế, nó vừa mang dáng dấp ngôn ngữ thơ của các biểu tượng văn hoá phương Đông với tính chất hàm súc, lửng lơ, nương theo khơi gợi mà vẫn không bị gò bó, áp đặt. Hơn thế nữa, tính chất lững lờ nước đôi, giao thoa để tạo nên sự cộng sinh, vì ông ý thức được việc mượn hình tượng cũ để ký thác hồn vía mới là đặc trưng của văn hoá Việt như: Gió lông ngỗng, Trai thời Trần, Thi sợi bún, Nước sông Thương, Hội Vật.... Theo đó, nhiều từ
ngữ cũng đảm nhận việc chuyển tải tâm thức Việt thông qua hình tượng thơ: sự quan tâm
đến ngôi thứ, vai trò của tình cảm và tính hung bạo bộc phát; tính chất quá độ giữa tự do và xiềng xích (với việc vừa tô đậm những ngôi thứ ngữ pháp như muốn xiềng nhiều bài