8. Cấu trúc luận án
2.1.2. Quan niệm về biểu tượng thẩm mỹ
Khi nói tới biểu tượng thẩm mỹ là chủ yếu nói đến các biểu tượng trong văn học nghệ thuật, đó chính là những hình ảnh về các hiện tượng của thế giới tự nhiên và con người đã được nhà nghệ sỹ sáng tạo nên. Biểu tượng là “hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác cho ta hình ảnh của sự vật còn lưu giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt” [106, tr.67]. Trong văn học nghệ thuật, biểu tượng không chỉđóng vai trò phản ánh những dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng, một cách khái quát, tiêu biểu nhất, mà còn mang tính cụ thể nhất định. Biểu tượng còn là sự
phản ánh khái quát hơn và trừu tượng hơn những hiện tượng, sự vật trong đời sống. Nó là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, song ngược lại, chính hiện thực khách quan lại là điều kiện hàng đầu để tạo nên biểu tượng, do đó “Biểu tượng cùng với cảm giác và tri giác tạo nên nhận thức cảm tính, hay theo thuật ngữ của Paplốp, tạo nên hệ
thống tín hiệu thứ nhất của hiện thực” [111, tr.50].
Theo Từđiển Petit Larousse, biểu tượng (symbole) là “một dấu hiệu, hình ảnh, con vật hay đồ vật, biểu thị một điều trừu tượng; nó là hình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó” (dẫn theo Đỗ Lai Thúy) [132, tr.108]. Trong Từ ký hiệu học đến thi pháp học, Hoàng Trinh định nghĩa: “Biểu tượng là một sự vật mang tính thông
điệp, được dùng để chỉ một cái bên ngoài theo một quan hệước lệ, tức võ đoán (không tất yếu) giữa sự vật trong thông điệp và những sự vật bên ngoài” [143, tr.82]. Đỗ Lai Thuý thì cho rằng “Biểu tượng, theo nghĩa rộng, là một thứ xác định toàn bộ hiện thực trừu tượng, nằm ngoài tầm với của các giác quan trong hình thức một hình ảnh hay một vật thể” [132, tr.108].
Biểu tượng cũng là một phương tiện tạo hình và biểu đạt có tính gợi cảm, liên tưởng, đa nghĩa, mang giá trị nghệ thuật cao. Biểu tượng là hình ảnh cụ thể - trong văn học - chúng là một thi liệu được thi nhân sử dụng, tái hiện nhiều lần. Đặc biệt, ý đồ thẩm mỹ luôn vượt ra ngoài giá trị biểu đạt. Biểu tượng- hay tượng trưng là phép chuyển nghĩa dựa vào“những ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ dùng nhiều lần, dùng phổ biến, trở nên quen thuộc với mọi người, đến mức hễ nhắc đến nó ai cũng hiểu thống nhất nội dung biểu hiện của nó” [70, tr.75]. Theo Từđiển văn hóa thế giới: “Giá trị của biểu tượng được xác
khó tả nên lời” [17, XXV]. Như thế, biểu tượng là cái sự vật cái hình ảnh giúp chúng ta vượt qua dáng vẻ bên ngoài đểđi tìm ý nghĩa bên trong. Có thể nói cách khác thì đó là “dấu chỉ khả giác”, những dấu chỉ này nếu gắn liền với những biểu tượng văn hóa của mỗi một vùng, miền hay của một dân tộc.
Trên cơ sở những hình ảnh, sự kiện được trí nhớ lưu giữ, con người tưởng tượng “nhận biết rõ các thuộc tính, đối tượng, các mối quan hệ,... của thế giới xung quanh, lại
được dùng làm chất liệu để chắp nối, tái tạo, xây dựng theo một lôgic mới, một trật tự
mới để tạo ra những biểu tượng hoàn toàn mới mẻ. Đó là những biểu tượng sẽ có hoặc không bao giờ có trong xã hội (ví dụ tư tưởng về chủ nghĩa cộng sản, biểu tượng về con Rồng Việt Nam...)” [35, tr.13]. Trong văn học nghệ thuật nói chung, sáng tác thơ ca nói riêng, biểu tượng là một dạng của biểu tượng bậc cao, mang sắc thái của biểu tượng tưởng tượng. Ví dụ: hình ảnh những tùng - trúc - cúc - mai thường là thuộc về biểu tượng cho cốt cách, ý chí, khí phách của người quân tử; với Nguyễn Duy thì tre là biểu tượng cho cốt cách, tâm lý của con người Việt Nam, chợ là biểu tượng cho đời sống sinh hoạt tâm lý văn hoá trong thơ nữ sĩ Anh Thơ... Trong thơ Hoàng Cầm, ta gặp rất nhiều hình ảnh biểu tượng cho những giá trị thẩm mỹ đặc biệt, gợi liên tưởng đến các giá trị
văn hoá truyền thống của con người: đêm, mưa, lễ hội, yếm áo, thực vật, men... Đó là những biểu tượng trùng phức, đa nghĩa có sức hấp dẫn, ám ảnh lạ kỳđối với người đọc, nó được bài trí hài hoà tạo nên một thế giới riêng, mang đậm sắc màu văn hoá vùng miền, dân tộc.
Thơ là sản phẩm của xã hội được cá thể hoá cao độ, qua đó mỗi nhà thơđều tạo cho mình một thế giới nghệ thuật riêng. Từ ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh, cách nhìn thế giới, cách rung động hồn thơ là riêng biệt, không trộn lẫn, không lặp lại. Các biểu tượng được hình thành theo những sắc thái biểu cảm khác nhau và chuyển dịch ý nghĩa
đối với thời gian, không gian địa lý, tâm lý dân tộc, và cá tính sáng tạo cũng khác nhau. Trong thơ hiện đại Việt Nam, các biểu tượng gắn với cuộc sống, tính cách riêng của từng tác giả. Môi trường sống, kinh nghiệm sống từ thuở ấu thơ đến trưởng thành qua quá trình lao động, đấu tranh và sự tích luỹ mọi mặt từđời sống có ý nghĩa quyết định đến sự
hình thành biểu tượng. Qua các biểu tượng trong văn học, ta có thể nhận ra đời sống sinh hoạt quen thuộc của nhân dân và nhận ra vùng thẩm mỹđộc đáo của họ (nếu có). Những
ấn tượng thuởấu thơ in dấu rất rõ trong tư duy sáng tác của họ. Mặc dù có trải qua năm tháng, qua nhiều không gian địa lý khác nhau, song những ấn tượng ấy vẫn mãi mãi tồn
tại và hiện ra theo ý thức, có khi ẩn sâu vào trong vô thức, tiềm thức, siêu thức và khi gặp thời cơ sẽ hiện hình và toả sáng.
Mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính đều nhằm để cắt nghĩa và nhận thức đời sống, qua đó thể hiện tình cảm thẩm mỹ và tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Khác với các nhà khoa học, người nghệ sĩ thường không diễn đạt một cách trực tiếp ý nghĩ, tình cảm bằng các khái niệm trừu tượng, mà bằng cách nào đó, họ làm trỗi dậy một cách cụ thể và sinh động những sự vật hiện tượng đáng để ta suy nghĩ về tính cách, số
phận, tình đời và tình người của nhân vật. Đó là hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ
thuật chính là khách thểđời sống được người nghệ sĩ tái hiện và không ngừng sáng tạo trong những tác phẩm của họ. Đây chính là một đặc điểm rất quan trọng trong việc thể
hiện hình tượng nghệ thuật. Từđó ta có thể thưởng thức ở nhiều góc độ, nhiều giác quan. Khi nói tới hình tượng nghệ thuật trong thơ ca, ta thường hay liên tưởng tới một phong cảnh, một sự kiện xã hội, con người hay bất kỳ một đối tượng thẩm mỹ nào đó với những sự biểu hiện hết sức phong phú, sinh động. Nó vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt, không lặp lại, vừa có khả năng khái quát làm bộc lộđược bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan điểm của người nghệ sĩ.
Đọc thơ Hoàng Cầm, ta thấy có những hình ảnh được tác giả lặp lại nhiều lần. Đó không chỉ là những hình ảnh ngẫu nhiên mà có sức ám ảnh lớn đối với tác giả và mang tính biểu tượng cao như: dòng sông, núi đồi, ngôi chùa, những cơn mưa dài Kinh Bắc, rồi hình ảnh những người mẹ, người chị, những nhân vật truyền thuyết và lịch sử trên đất Kinh Bắc… Những hình ảnh đó đã trở thành biểu tượng nghệ thuật đa tầng nghĩa trong thơ ông, có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc đời sáng tác của tác giả, và qua đó, nhà thơ gửi gắm nhiều thông điệp đến người đọc. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh và biểu tượng trong thơ Hoàng Cầm có một vẻđẹp riêng mang chiều sâu của trí tuệ, văn hoá của nhà thơ.
Đọc những hình ảnh mang tình biểu tượng trên trang thơ Hoàng Cầm ta như thấy đồng hiện tâm và trí của người nghệ sĩđang nhập sâu vào từng sự vật để chắt lắng, dâng tặng cho đời những dòng thơ tràn đầy ý nghĩa.