Biểu tượng núi, đồi

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh bắc vùng thẩm mỹ trong thơ hoàng cầm (Trang 67 - 72)

8. Cấu trúc luận án

2.2.2. Biểu tượng núi, đồi

Biểu tượng nghệ thuật là một dạng mã hóa những cảm xúc, tư tưởng của người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. Biểu tượng còn bộc lộ cá tính sáng tạo, phong cách tác giả, khuynh hướng văn học và cả đặc trưng văn hóa của từng vùng, miền văn hóa. Nghiên cứu tác phẩm từ góc độ biểu tượng văn hóa do đó đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật. Hoàng Cầm được coi là nhà thơ của văn hóa Kinh Bắc. Trong thơ ông, không gian văn hóa hiện ra những cây cỏ, hoa lá, đình chùa, con người, sông, núi và vạn vật mang bản sắc vùng miền, những hình ảnh trên xuất hiện với tần số cao, mang nhiều giá trị tượng trưng và trở thành chiếc khóa mã hóa thế giới nghệ thuật của nhà thơ.

Trong thơ Hoàng Cầm, núi, đồi có khi hiện lên như một chỉnh thể: núi Thiên Thai, đồi Lim. Có thể thấy, núi, đồi không chỉ là mô típ thơ khá độc đáo và có sức rung

động mãnh liệt, có năng lực tạo tượng miêu tả mà còn là một phương tiện trữ tình, một công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm của Hoàng Cầm. Nghiên cứu về biểu tượng này ta thấy, trong nỗi nhớ khắc khoải, trong niềm hoài niệm tha thiết của người con viết về quê hương, hình ảnh núi, đồi hiện lên thật thân thương, thanh bình và thơ mộng với vẻđẹp như từ trong cổ tích. Ởđó chứa đựng một khoảng không gian, thời gian ngăn cách nhưng thật gần gũi, một khoảng không gian cổ kính nhưng rất đỗi quen thuộc, thân thương, vừa thực vừa ảo. Nghĩa là một khoảng không gian mang đầy đủ sự liên hệ của làng quê Việt Nam tự nghìn đời. Trên cái nền không gian ấy, nhà thơ khắc họa sâu sắc những cảnh sinh hoạt, đôi khi là những số phận, tính cách và vẻđẹp tâm hồn của những người dân quê bình dị. Như vậy, tiến hành đi sâu phá và nghiên cứu về biểu tượng này, có thể thấy

được tài năng nghệ thuật, sở trường cũng như phần nào cho thấy diện mạo bức tranh làng quê Việt Nam, đặc biệt là không gian vùng quê, vùng đất thiêng Kinh Bắc với những cuộc đời, số phận, những cuộc tình duyên, những oan trái của kiếp người…

Núi đồi Kinh Bắc không nhiều, nhưng đồi Lim và núi Thiên Thai là các biểu tượng tiêu biểu trong thơ Hoàng Cầm về thiên nhiên, văn hoá, tình yêu, tình người Kinh Bắc, đặc biệt là nó gắn với không gian thiêng liêng của đình, chùa, miếu, đền thờ… nơi đây để toả ánh sáng linh thiêng. Hình như không còn thiếu một ngôi chùa, mái đình nào của Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm mà tách rời khỏi sông, núi: chùa

Dâu, Bút Tháp, Pháp Môn, Phật Tích, Đền tám vua triều Lý, Đền Cổ Loa, Miếu Hai Cô, Đình Lim, Đình Bảng…

Ở Việt Nam, sự gắn bó thiết thân máu thịt tình sông - núi với con người là vô cùng sâu nặng. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết lấy thế núi - đồi làm lũy thành, phên dậu mà giữ gìn lấy đất đai Tổ quốc. Những ải Chi Lăng, đèo Mã Phục, dải Hoàng Liên, Trường Sơn... từng âm vang chiến thắng thời trận mạc cùng dân tộc. Bao ngọn núi quê hương dâng tảng ngực trần uy nghiêm, bền gan, kiêu dũng che bom, đỡ đạn, ngăn chặn bão dông. Dựa vào thế núi mà giữđất. Và núi đã được ông cha ta dùng trong nghĩa núi sông còn là do nghĩa vậy chăng?

Thơ Hoàng Cầm khởi dựng một không gian địa lý vùng Kinh Bắc. Nhưng đây không phải không gian địa lý thuần tuý, mà đã phản chiếu những đặc trưng của một không gian văn hoá, không gian xã hội, không gian tinh thần, không gian tâm linh… quanh những tên đất, tên làng, tên sông, tên núi thân thương ấy, đồng thời cũng phản ánh đầy đủ sinh hoạt cộng đồng mang đậm dấu tích lịch sử, phong tục tập quán của vùng quê này.

Cùng với hệ thống sông ngòi uốn lượn quanh co kỳ thú, hệ thống núi và đồi nơi

đây cũng tạo nên những vẻđẹp rất phong tình, diễm lệ cho vùng quê quan họ huê tình... Theo thống kê của chúng tôi, có hơn 40 lần Hoàng Cầm nhắc tới hình ảnh núi và đồi Kinh Bắc. Và trong cách cảm nhận hình ảnh núi đồi ởđây, chúng tôi thấy có sự khác biệt với sự cảm nhận về hệ thống núi, đồi trong thơ ca các dân tộc thiểu số. Thơ ca dân tộc thiểu số nhắc tới hệ thống núi và đồi với vẻđẹp thuần túy của thiên nhiên ban tặng với những đại ngàn rừng cây bao phủ hoặc những câu chuyện tình lãng mạn, hoặc gắn với những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, non sông. Ởđó, tình cảm con người gắn liền với rừng cây, sông suối, gắn liền với những sinh hoạt cộng đồng với bản sắc văn hóa cố hữu.

Đến với thế giới thiên nhiên núi đồi Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm ta nhận thấy dường như hệ thống núi, đồi nào ởđây cũng đẹp, thơ mộng, hữu tình, gắn với những huyền tích dân gian, huyền sử, lịch sử văn hoá lâu đời của quê hương như: núi Neo, núi Dạm, núi Tiêu, núi Chè, núi Phượng Hoàng, núi Cô Tiên, núi Thiên Thai, đồi Lim... đã trở thành các thi liệu chủ yếu và đi vào thế giới thơ Hoàng Cầm như những câu chuyện cổ tích đầy hấp dẫn và nhuốm đậm sắc màu huyền sử mà nên thơ, hoặc gắn với những cuộc hành quân dã ngoại của các đơn vị chiến đấu trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Đặc biệt núi Thiên Thai được coi là biểu tượng văn hóa núi Kinh Bắc, đồng thời

tạo cảm hứng sáng tác nghệ thuật cho nhiều thế hệ các nghệ sĩ và thi sĩ của vùng Kinh Bắc. Đó là một vùng thẩm mỹ lớn cho các nhà thơ Việt Nam, trong đó có nhà thơ Hoàng Cầm thể hiện cảm xúc của mình.

Khai thác luận điểm này, chúng tôi đi vào những yếu tố mang tính thiêng về mặt tâm linh, tính lịch sử văn hoá gắn với đình, chùa hoặc những sinh hoạt văn hoá mang tính

đặc thù đồng thời cũng thấy được vẻđẹp huyền thoại, lung linh sắc màu của huyền sử. Qua đó tạo ra mối liên hệ giữa các biểu tượng trên với nhau, bởi “Trước hết cần phải nói một điều rằng, ý nghĩa của biểu tượng núi có nhiều mặt, vừa là chiều cao, vừa là điểm trung tâm. Núi tham gia vào hệ biểu tượng của cái siêu tại, siêu phàm, gắn với tính cách là trung tâm của những hiện tượng hiển linh trong khí quyển và rất nhiều sự tích thần hiện, núi là biểu tượng của cái bản thể biểu hiện. Như vậy núi là nơi “Trời đất gặp nhau”, là nơi ở của thánh thần và là điểm cuối của con đường đi lên của con người. Là trung tâm của thế giới. Mọi nước, mọi dân tộc đều có ngọn núi thiêng của mình”[17, tr.701].

Ở vùng Kinh Bắc, núi Thiên Thai được coi là một ngọn núi thiêng, do đó nó được nhắc nhiều trong văn học nghệ thuật, trong các làn điệu dân ca quan họ, ca dao ... như

trong dân ca quan họ: Trèo lên trên núi Thiên Thai, thấy chim Loan Phượng ăn xoài bể Đông. Từ xa nhìn tới, dãy núi Thiên Thai mờ xanh có hai ngọn cao vồng lên như một con thuyền giương cánh buồm ung dung trôi trên biển lúa. Trong tâm thức người Kinh Bắc và người dân Việt, núi Thiên Thai là biểu tượng của chốn thần tiên, là nơi ở của linh hồn, là lâu đài của nội tâm. Nơi thiên đường đầy hoa thơm cỏ lạ trong không khí liêu trai. Nơi con người khát khao được đến! Từ thực tế của thiên nhiên ban tặng cùng những huyền tích lịch sử dân gian, núi Thiên Thai đã mang tới cho văn học dân gian vùng Kinh Bắc nhiều câu chuyện kể hấp dẫn, thú vị về Từ Thức gặp tiên, nơi đây sau này còn có ngôi chùa cổ thờ Thái sư Lê Văn Thịnh. Cũng chính từ câu chuyện này mà núi ấy càng trở nên thu hút sự quan tâm tìm hiểu của thi ca, nhạc họa, văn hóa, lịch sử. Cảnh sắc thiên nhiên nơi đây cũng nhuộm màu lãng mạn không kém phần thơ mộng, nhất là vào dịp cuối thu, màu nắng vàng như một chiếc khăn voan màu vàng nhạt trùm lên núi non, làng xóm, ruộng đồng tạo nên một nét đẹp kỳ vĩ, hùng vĩ và kỳ diệu gợi không khí liêu trai một thời. Thiên Thai đã trở thành điểm tựa vật chất, tinh thần cho bao thế hệ con người, trở thành đề tài cho những cây bút làm nên những áng thơ, văn, lời ca, thêu dệt, tô

điểm cho hình bóng Thiên Thai in đậm vào tâm hồn mỗi người dân cho dù họ chưa một lần tới được nơi đây. Với mỗi người dân Kinh Bắc, Thiên Thai là ngọn núi thiêng, là nơi

để các thánh thần lưu trú. Còn với Hoàng Cầm, cùng với Nham Biền, Cô Tiên thì ông coi đây như là phương tiện để thế giới thơ ông bước vào xác lập quan hệ với thần tiên, trở về với khởi nguyên (núi Thiên Thai là nơi người đi lên trời thành tiên và là nơi tiên trở về, núi Nham Biền là nơi tiên về tắm, núi Cô Tiên là nơi tiên về ngủ), do đó biểu tượng núi trong thơ Hoàng Cầm vừa mang tính thiêng, mỗi ngọn núi (nhưđã kểở trên) ở

Kinh Bắc đều tượng trưng cho một sự hiển linh. Và bên cạnh sự linh thiêng ấy, nhà thơ

không quên thơ mộng hóa trong cái huê tình của gái quê Kinh Bắc thấp thoáng ẩn hiện đi lại đó đây. Trong bài thơBên kia sông Đung, nhà thơ Hoàng Cầm viết: Ai về bên kia sông Ðuống/ Có nhớ từng khuôn mặt búp sen/ Những cô hàng xén răng đen/ Cười như mùa thu toả nắng…/ … Ai về bên kia sông Đuống/ Cho ta gửi tấm the đen/ Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên/ Những hội hè đình đám/ Trên núi Thiên Thai/ Trong chùa Bút Tháp/ Giữa huyện Lang Tài ... là một ví dụ cụ thể.Từ những cánh đồng chiều Kinh Bắc, từ những sông ngòi, núi đồi Kinh Bắc, từ thời gian đến không gian trong thơ

Hoàng Cầm đều gợi lên những nét đẹp văn hoá với những dấu ấn khó quên. Và ở đó, những nơi ấy, đâu đâu ta cũng thấy bảng lảng bóng hình người con gái đi ra từ cội nguồn văn hoá Luy Lâu tình tứ, duyên dáng cùng với những sắc điệu dân ca bay bổng khiến lòng người phải say đắm khôn nguôi.

Theo ông Trần Quốc Thịnh - nhà nghiên cứu văn hoá dân gian xứ Bắc, năm nay (2013) 79 tuổi, là nhân chứng sống suốt từ hơn nửa thế kỷ trước cho tới nay, hầu như tất cả những cuốn sách lịch sử, dã sử, những bài thơ, lời ca về Thiên Thai ông đều nhớ được. Ông kể về dải núi này với niềm tự hào, say mê: Cả dãy núi kia mang hình dáng một con rồng có đủ chín khúc gắn với chín ngọn núi nối tiếp nhau nằm trải dài bên bờ

sông Đuống. Trái núi Thiên Thai được gọi là đầu rồng. Đây là nơi đã sinh ra vị danh nhân đất nước đó là Thái sư Lê Văn Thịnh. Ngày xưa rừng thông phủ kín núi, trên đỉnh ngọn Thiên Thai có một ngôi chùa cổ trăm gian và một vườn hồng đào, đây là một giống

đào đặc biệt, hoa nở thành từng chùm buông xuống như những chiếc đuôi cáo nên mới có cái tên là Hồng Đào. Điều đó cho thấy Thiên Thai là một không gian văn hóa tiêu biểu của Kinh Bắc trong sáng tác thơ và nhạc.

Cùng với hệ thống núi đồi Kinh Bắc, núi Neo ở Yên Dũng cũng được coi là một dãy núi có nhiều truyền thuyết với 99 ngọn gắn với 99 con chim Phượng Hoàng vềđây tìm đất đếđô. Đến thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, núi Neo cũng được Hoàng Cầm nhắc đến với bao kỷ niệm khó quên cùng những cuộc hành quân dã ngoại để biểu

diễn văn nghệ phục vụ các đơn vị kháng chiến ở vùng quê Yên Dũng. Nhà thơ Hoàng Cầm từng ở vùng quê này đến gần một tháng, do vậy những cảnh quan thơ mộng nơi đây

đã nhập vào hồn thơ thi sĩ tự lúc nào không rõ: Chèo ngọn núi Neo đá chởm tai mèo…. Và phải chăng cảm hứng về cây C Bng Thi trong một cuộc tình lỡ dở của nhà thơ phải chăng cũng xuất phát từ chính nơi đây? Núi Neo - Nham Biền cũng được coi là biểu tượng của truyền thuyết linh thiêng đất Kinh Bắc, gắn với sự tích Vua Bà (Cái tên núi Vua Bà có từ bao giờ, chẳng ai rõ được, chỉ biết rằng người Việt xưa và cả ngày nay có tục thờ mẫu - mẫu lớn nhất là mẫu mẹ Âu Cơ, bà mẹ sinh ra trăm người con. Người con cảđược tôn xưng là Hùng Vương dựng lên nước Văn Lang. Ấy là tổ nước ta vậy, việc vua Hùng tìm đất dựng kinh đô đều gắn với truyền tích 100 con phượng hoàng, hoặc 100 cây thông, 100 con voi. Nơi nào được coi là vùng đất linh thiêng, linh khí của đất trời tụ

lại thì 100 con chim phượng đậu ở đó…. Núi Nham Biền chỉ có 99 ngọn, thế là 1 con không có chỗđậu, nên cảđàn đành bay đi. Tuy không phải là vùng đất đóng đô được nhưng đó cũng là nơi đất quí. Có thể cái tên Vua Bà bắt nguồn từ tục thờ mẫu ấy). Như

thế, cùng với núi Thiên Thai, núi Neo - Nham Biền cũng là một trong những biểu tượng của văn hóa dân gian vùng Kinh Bắc quê ông.

Nhà thơ Hoàng Cầm còn để lại bao dư vang nghệ thuật đối với hình ảnh của những người nông dân gắn với những công việc lao động ruộng vườn, những sinh hoạt văn hoá dân gian dưới chân núi Neo, núi Cô Tiên (Yên Dũng), núi Dạm (Quế Võ) và những ngôi làng quanh ngọn đồi có ngôi chùa BổĐà (Việt Yên)…

Bên cạnh những ngọn núi linh thiêng kỳảo và thơ mộng, Kinh Bắc còn có những ngọn đồi mang dấu ấn lịch sử lâu đời, gắn với những sinh hoạt văn hóa của người dân nơi đây. Đó là đồi Lim - biểu tượng của sân khấu dân ca quan họ Kinh Bắc. Nằm giữa một cánh đồng bằng phẳng, phì nhiêu, từ cõi hỗn mang, đồi Lim bỗng nhú lên như một sự sáng tạo của thế giới ban tặng cho nhân dân nơi đây. Tuy nó không có được cái hùng vĩ, uy nghi của núi, nhưng nó đã đánh dấu bước đầu của sự nảy sinh và phân hóa tư duy trong cái thiêng của nền văn hóa Quan họ Kinh Bắc. Đồi Lim đã trở thành nơi hẹn hò của bao cặp hát, của bao bọn hát trong những canh hát ngắn, dài. Nam thanh nữ

tú thì say mê bỏ nhà, bỏ cửa, ngày đêm đi tìm cho bằng được người bạn hát để “thử

giọng” trong cả một rừng người trên đồi Lim ấy. Thơ Hoàng Cầm không thể thiếu đồi Lim, càng không thể thiếu quan họ. Ông đã nhập hai thành một để dựng lên chính cái biểu tượng của văn hóa Kinh Bắc, đồng thời cũng nói lên được cái đặc trưng của văn

hóa tìm bạn trong ngày hội này: Đồi Lim bốc lên với cả rừng người/ Lượn tròn trong gió tiếng hát tiếng cười/ Vang vang điện đài thế giới…/ Người đóng băng đi tìm mặt trời le lói/ Chợt nghe lửa mắt người trai sông Cầu…. Nhắc đến đồi Lim là nói đến loại hình sinh hoạt văn hóa quan họ và ngược lại, hễ nhắc đến hát Quan họ là nhắc đến đồi Lim với Hội Lim.

Lâu đài thơ kỳ ảo của Hoàng Cầm đẹp trong sóng mắt sông Cầu, sông Đuống, trong mây ráng Luy lâu, Thiên Thai, Phật Tích, chùa Dâu, Vân Hà, Yên Dũng… rồi những tên làng, tên hội, tên người, tên núi, tên đồi có thật của vùng văn hoá Kinh Bắc và cả những cái tên ông tạo ra (như miếu Hai cô) đều rất sâu lắng trong hồn quê Việt, như

một lời khẳng định vĩnh cửu, trường tồn với thời gian. Lịch sửđất và người, văn hoá và văn hiến Kinh Bắc vốn đã lâu đời truyền thống, trải dài hơn 4000 năm, nay được thi sĩ

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh bắc vùng thẩm mỹ trong thơ hoàng cầm (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)