Biểu tượng lễ hội

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh bắc vùng thẩm mỹ trong thơ hoàng cầm (Trang 100)

8. Cấu trúc luận án

2.4.1. Biểu tượng lễ hội

Không gian nghệ thuật là một loại quan niệm nghệ thuật, nói như Trần Đình Sử

nó "là một hiện tượng tâm linh nội cảm, chứ không phải là hiện tượng địa lý và vật lý" [114, tr.143]. Trong tác phẩm văn học, không gian nghệ thuật vốn đã được tổ chức lại theo một điểm nhìn, một trường nhìn nhất định, trở thành hình thức phản ánh bên trong của hình tượng nghệ thuật và được xây dựng trong sự thụ cảm, trong ý thức, trong quan hệ của người nghệ sĩ về thời gian và con người.

Như vậy hiện thực cuộc sống được chuyển hóa vào văn học nghệ thuật theo hai quy luật: quy luật phản ánh và quy luật ý đồ chủ quan của tác giả. Trong sự tái hiện thế

giới nghệ thuật của mình, không gian nghệ thuật trong tác phẩm nghệ thuật luôn chứa

đựng trong nó cái “mã văn hoá”, “mã mỹ học” (Lốt man).

Lễ hội cổ truyền là một hình thái tín ngưỡng gắn bó chặt chẽ với làng quê, vùng quê, là hiện thân của cái thiêng liêng. Có thể nói rằng “tính thiêng” là một tính chất đặc thù của lễ hội, hay nói cách khác nó là linh hồn của lễ hội, nó bao trùm lên toàn bộ không gian và thời gian, lên mọi hành động của con người trong nghi lễ, trò tục, lên mọi chi tiết trong lễ vật dâng cúng... Nền tảng của văn hóa Việt Nam được hình thành trên đất Kinh Bắc từ thời mở nước, dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nơi đây được coi là vùng

đất của những lễ hội dân gian tiêu biểu của cư dân Đồng bằng Bắc bộ như lễ hội thờ thần nông, thần thổ công, thờ thành hoàng làng, thờ thần thổ địa, thờ thần mây, thần mưa, thần sấm, thần chớp... Hàng năm xuân thu nhị kỳ, vào mỗi dịp nông nhàn, người dân Kinh Bắc đua nhau đi mở hội và trảy hội. Rất nhiều cặp trai gái đã nên duyên khi mùa hội đã tan. Nổi tiếng hơn cả là hội Lim hát quan họ, hội pháo Đồng Kỵ, hội rước phật chùa Dâu, hội thánh Phù Đổng, hội thượng võ Yên Thế, hội Chen Nga Hoàng, hội Vân Hà, hội Đền Đô... Có thể nói cả mùa xuân Kinh Bắc là mùa của lễ hội, người đi trảy hội khắp nơi, khắp các làng, các huyện: Mồng bốn là hội kéo co/ Mồng năm hội Ó chẳng cho nhau về/ Mồng sáu đi hội Bồ Đề/ Mồng bảy trở về đi hội Đống Cao/ Ai ơi mồng chín tháng tư/ Không đi hội Gióng cũng hư mất đời (Ca dao). Chính không gian lễ hội Kinh Bắc ấy đã gây cảm hứng cho nhiều nhà thơ, nhưng mỗi nhà thơ xúc cảm theo một cách riêng. Với Hoàng Cầm, Kinh Bắc thực sựđã trở thành một vùng thẩm mỹ lớn để nhà thơ đắm say tâm hồn cho những sáng tác nghệ thuật thơ ca của mình.

Vùng Kinh Bắc có tới hơn 60 lễ hội cổ truyền (có cả hội đền, hội đình, hội chùa, hội mùa...). Trong thơ Hoàng Cầm hiện lên hầu nhưđầy đủ các lễ hội độc đáo vùng Kinh Bắc. Trong tập V Kinh Bc nhà thơ dành riêng cả một nhịp (nhịp 6 - Đim trang) để

nói về hội hè Kinh Bắc và hội nào cũng trở thành những biểu tượng của con người và văn hoá nơi đây. Chính điều đó đã tạo nên một thế giới nghệ thuật, một không gian nghệ

thuật đầy hấp dẫn và tiêu biểu trong thơ ông.

Lễ hội là một hiện tượng mang ý nghĩa văn hoá về cội nguồn và lịch sử của dân tộc Việt. Thời gian lễ hội không chỉ là thời gian nghỉ ngơi mà còn là không gian vui chơi, là ngày hội thăng hoa của tâm hồn, là nơi tìm về của thế giới tâm linh, được biểu hiện trong những phong tục tập quán, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. Mỗi một lễ hội đều chứa đựng những nét độc đáo và sắc màu văn hoá riêng.

Đây là một Hi vt diễn tả cuộc thi vật đã được Hoàng Cầm thi vị hoá, cổ tích hoá, hay nói cách khác mang đậm sắc màu, không gian của huyền thoại:

Cứ lệ 3 năm mở một lần, người tham dự là những đô lực sĩ, hội mở trên đất Kinh Bắc. Mục đích là để nhà vua tuyển chọn dòng võ tướng, giỏi tiên phong có sức mạnh vật núi núi lăn, ngáng sông sông chảy. Hội là sự kết tinh vẻđẹp và sức mạnh của nhiều trai tài Kinh Bắc. Đến với hội thi, họ là những người hùng muốn trổ hết tài năng học được từ khi còn tấm bé, mong sao dành được phẩm tước từ tay vua. Họ quyết tâm thi đấu, đấu từ sáng sớm hôm trước đến rạng đông hôm sau, làm cho ức vạn người xem khiếp sợ, cát lòng sông phải tản mác khắp nơi. Như thếđủ thấy hội thi hoành tráng đến cỡ nào. Hình tượng người chiến thắng hiện lên thật kỳ vĩ và hết sức lãng mạn, mang vóc dáng của sử thi và huyền thoại: Vươn tay chạm giời/ Tóc hất sao mai/ Quỳ xuống/ Vọng về cửa khuyết/ Lạy hai lạy/ Lưng vàm rạp cỏ... Qua “hội vật” những cô gái Kinh Bắc cũng chọn cho mình được tấm chồng như ý, xứng đáng và họ cũng trở thành những mĩ nữ, tân thê của người thắng cuộc: Nàng chấm thi khép mắt/ Kén được một người/ Nụ cười chếch đôi mắt lạ.

Có thể nói "hội vật" là lễ hội truyền thống thể hiện sức mạnh của người dân vùng Kinh Bắc nói riêng và của làng quê Việt Nam nói chung. Ở Kinh Bắc, hội vật diễn ra sôi nổi ở các vùng Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Sơn, Yên Dũng, Yên Thế, Việt Yên... Hội đã phản ánh được đặc trưng mang tính biểu tượng của những sinh hoạt văn hoá dân gian tiêu biểu, sự gắn kết văn hoá cộng đồng lành mạnh mang bản sắc dân tộc: đó là ý thức tự

Bắc luôn đóng góp cho dân tộc những vị tướng lừng danh, những đô vật nổi tiếng ở mọi thời đại.

Thi si bún cũng là một dạng sinh hoạt văn hoá dân gian tiêu biểu của người dân làng Hồ đất Kinh Bắc. Làm bún là một công việc rất công phu và cẩn trọng đối với người thợ. Nhà thơ Hoàng Cầm lại miêu tả cuộc thi ở một biểu tượng nghệ thuật khác: mượn hình ảnh sợi bún để nói lên số phận của những cô gái Kinh Bắc. Họ quyết tâm làm nên sợi bún đểđược giật giải và một giấc mơđi vào không gian của Đêm vàng Kinh Bắc. Nhưng đó là giấc mơ không an lành: Con trăn đen thoi thóp/ Ơi đêm Đông Hồ/ Nát nhàu thân tố nữ.... Quá tập trung vào việc làm bún đểđi thi, người gái Kinh Bắc đã để tuổi hoa niên qua mau, khi nhận ra cái thực tếấy thì đã quá muộn. Và họ phải hứng chịu cái bi kịch của cuộc đời mình khi mà đã đứt quãng hoa niên, để rồi giờđây sợi bún ngàđâu có

vá lại dung nhan... cho nàng được.

Lễ hội dân gian của người Việt Nam nói chung và người dân Kinh Bắc nói riêng luôn giải phóng một số cách ứng xử mà thường bị nhiều quy ước đạo đức xã hội nghiêm ngặt ràng buộc. Bởi thế, mượn cớđi lễ hội để giải phóng cá tính, giải phóng cá nhân là

điều có thể chấp nhận được trong cộng đồng xã hội. Frued cho rằng lễ hội dân gian cho phép người ta có những hành vi quá trớn có thể chấp nhận được. Theo đó, lấy cớ là ngày lễ hội, người ta vi phạm điều mà bình thường xã hội cấm đoán. Trong các lễ hội, say rượu hoặc sàm sỡ và hành vi kiểu hội hè được châm trước khi người ta thoát khỏi cái nhàm chán ngày thường.

Văn hóa Nho giáo đã làm hạn chế rất nhiều tính chất của các lễ hội phồn thực của người Việt. Tuy vậy, một số phong tục từ xưa vẫn còn xuất hiện trong các lễ hội người Việt như: trò bắt chạch trong chum ở xã Văn Trung - Lập Thạch - Vĩnh Phúc. Tiêu biểu hơn cả là Hi Chen Nga Hoàngở làng Ngà - Quế Võ - Kinh Bắc xưa mà Hoàng Cầm miêu tả rất rõ nét, mang tính biểu tượng cho lễ hội phồn thực Kinh Bắc, hay nói cách khác đó là một lễ hội truy hoan. Trong nền văn hóa thế giới, “các lễ hội truy hoan là biểu hiện của sự thoái triển, sự trở về trạng thái hỗn mang, sự buông thả trụy lạc trong rượu chè, hát hò, dâm dật, trong các hành vi kỳ quặc, hư trá, làm mất hết khả năng kiềm chế

của lý trí; nhưng mặt khác, đây là một hình thức tìm lại cái nguyên sơ, thả mình vào các sức mạnh sơđẳng của sự sống, khi thấy cuộc sống thường nhật, phép giao tiếp lễđộ, lịch sự, sinh hoạt đô thị trở thành nhạt nhẽo vô vị. Người ta đã nhiều lần nhận thấy chính vì vậy mà các cuộc truy hoan thường là các tiết mục chính trong các ngày hội… chúng

tượng trưng cho ước muốn mãnh liệt thay đổi cuộc sống…” [17. tr.510]. Hội chen ởđây kéo dài từ mồng 6 đến 15 tháng giêng (vừa sau Tết Nguyên đán) và mang đậm yếu tố

của văn hoá phồn thực. Đây là một dịp để trai gái, già trẻ vui chơi thoả thích mà không cần ý tứ. Hội chính thức được bắt đầu sau lễ cúng ởđền Mỵ Nương trong núi. Đầu tiên, nam giới, cả trẻ và già chen đám con gái bà già, sau đó phụ nữ chen lại nam giới (dân gian có câu: trẻ dong với trẻ, già dong với già). Trong khi chen nhau nam giới có thể áp ngực họ vào ngực phụ nữ hoặc sờ soạng cơ thể người phụ nữ. Đây là loại hình hội phồn thực có Trò chơi tinh thần và trò chơi cơ thể độc đáo nhất vùng Kinh Bắc và có lẽ cũng là độc đáo nhất cả nước (?). Hội đã hội tụđầy đủ các thành phần trong làng, trong vùng tham gia (kể cả nông dân, địa chủ, cường hào). Tất cảđều đến đây xem và... chen, chen từ ban ngày đến ban đêm và chen đến một chỗ nhất định (kín đáo) thì dừng lại đúng lúc thời gian tối nhất để (…):

Í ới... sao chìm Đòi đôi ú tim... tìm

Oà ập... cánh chim... e ấp...

Có thể nói, các cuộc truy hoan ở đây là không giới hạn, không luật lệ. Và người làng không phạt vạ cô gái nếu mang thai vào đêm đó.

Nói đến Hội Gióng, Hoàng Cầm đã làm sống dậy cái không khí truyền thống anh hùng, thượng võ của cha ông với một giọng thơđầy hào sảng. Gióng là một nhân vật anh hùng. Theo truyền thuyết, Gióng đã dẹp tan quân xâm lăng phương Bắc (giặc Ân). Ông là con của mẹĐất (mẹ trồng lúa, trồng cà) và cha Trời (mưa dông, gió dật). Là con của mẹ thực và cha ảo. Hi Gióng nói đến người anh hùng làng Phù Đổng, mà Phù Đổng là biểu tượng của Kinh Bắc, rộng hơn, là biểu tượng của tuổi trẻ anh hùng Việt Nam, là biểu tượng của chính Việt Nam. Để kỷ niệm và tưởng nhớ người anh hùng nhỏ tuổi này, người dân làng Phù Đổng tổ chức hội Gióng từ ngày 6 -12/4 hàng năm theo lịch trăng. Hội diễn ra với nhiều hình thức lễ nghi, lễ rước, biểu diễn nhiều trò diễn dân gian để

tưởng nhớ tới bữa ăn, sức mạnh và các cuộc chiến tranh thời văn hoá nông nghiệp cổ

xưa. Một vết tích khác của thời xưa là vào đêm ngày 7/4, nam nữ thanh niên tổ chức các trò chơi đuổi bắt nhau dọc bờđê sông Hồng nhằm tái hiện lại cuộc sống, cuộc chiến thời quá khứ của dân tộc được diễn lại một cách tượng trưng. Qua đó thể hiện tâm lý xã hội rất to lớn. Chính chúng là kết tinh ý thức công dân và tinh thần dân tộc; ngoài giải trí, chúng là mối dây liên kết nhắc nhở họ về những lợi ích chung, nguồn gốc chung, cùng

một giống nòi, ý thức giáo dục, rèn luyện để bảo vệ giang san mỗi khi lâm nguy. Đây cũng là sự thể hiện giá trị phù chú và hình thái của sự dâng cúng, chuyển giao năng lượng tâm thần để phát triển các khả năng thích ứng của xã hội:

Trăm đôi gái trai anh tú Ngựa lồng bãi rộng

Gươm thần phun lửa đốt môi.

Hình ảnh thơ chứa sức mạnh vô biên của tuổi trẻ với "ngựa lồng", "gươm thần", "phun lửa" đã thể hiện được sự oai hùng với bản lĩnh tột cùng của một dân tộc vốn có truyền thống chống giặc giữ nước. Chính nhờ truyền thống oai hùng đó mà sau này nhân dân ta "hào kiệt đời nào cũng có”. Hào kiệt được gợi dậy từ lốt chân của Thánh Gióng. Cậu bé làng Phù Đổng bay về trời nhưng vẫn để lại những vết chân ngựa và những dấu tích của các bụi tre Đằng Ngà - cũng là những vết tích của truyền thống, của lịch sử còn

đọng lại tạo nên cái hồn cốt riêng cho văn hoá dân tộc Việt. Phải nhìn cho đặng thấy những cái ao nhỏ ngày nay vẫn còn nằm rải rác, trải dài trên các cánh đồng huyện Quế

Võ - Bắc Ninh kia mới thấy được hết những giá trị lịch sửđược in dấu từ vết chân của ngựa Gióng. Bản chất của lễ hội là một hoạt đông văn hoá tâm linh, biểu hiện một khuynh hướng tín ngưỡng. Trong khi hành lễ, chúng ta cảm thấy thực sựđang liên giao với một thế giới thiêng liêng, nhưng gần gũi, ởđó có những vị thần xuất chúng được tôn thờ trong tâm trí chúng ta từ tuổi còn thơ. Nhà dân tộc học người Pháp G.Dumoutier, sau khi dự lễ hội Phù Đổng ở Việt Nam, đã viết vào sổ lưu niệm tại đền Gióng như sau: “Cái cảnh mà chúng tôi đã chứng kiến sẽ mãi mãi in trong tâm trí như một trong những cảnh

đáng ngạc nhiên nhất là chúng tôi đã thấy được... Tại Châu Âu cổ kính của chúng ta, có dân tộc nào có thể tự hào là hàng năm còn kỷ niệm một sự kiện anh hùng trong lịch sử

của mình cách ngày nay hàng hai nghìn ba trăm năm như thế”.

Miêu tả chiếc gậy tre - gậy thần đánh giặc thời Văn Lang đến chiếc gậy tình yêu

"đi xe duyên cô tấm, ông Hoàng" thời đại Lý - Trần và chiếc gậy nghĩa tình đi vớt Trương Chi với nơi "gấm đỏ lầu tây" trong Hi Gióng là một biểu tượng thơ mang nhiều ý nghĩa biểu tượng văn hoá, đồng thời chứa dựng nhiều tính sáng tạo với những giá trị

nhân văn cao cả. Xây dựng lên biểu tượng thơ như thế, nhà thơ đã hoá thân vào không gian của lễ hội - thơ mình để trở thành một Thánh Gióng hữu hình trong cuộc đời, cũng luôn biết khát khao tình yêu và hạnh phúc, mượn không gian lễ hội để thể hiện niềm khát khao tình yêu âu cũng là một phong cách thơ Hoàng Cầm. Nếu để ý ta sẽ thấy rằng trong

tất cả các lễ hội mà ông miêu tả thì hầu nhưđều nói về truyền thống văn hóa và nói về

tình yêu, mượn cớ nói về lễ hội để nói về truyền thống văn hóa và nói về tình yêu. Nói cách khác, đằng sau không gian văn hoá của những lễ hội dân gian ấy chứa đựng cả một biểu tượng tình yêu lớn: tình yêu nam nữ - trai gái, tình yêu quê hương, tình yêu dân tộc luôn đằm sâu trong tâm hồn ông với ý thức về cội nguồn, về lý tưởng cái đẹp, lý tưởng thẩm mỹ nhân văn nơi cuộc đời trần thế...

Hi Long Khám, Hi Vân Hà cũng là một sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời của Hoàng Cầm, ông dám mạnh dạn nói về chuyện mà người dân thường tránh nói: chuyện nam - nữ nơi chốn tu hành, ở đây là chuyện ni cô chùa Long Khám khát khao tình yêu trần tục:

Hội Long Khám đêm sao chi chít Bồ đề mở lá thả ni cô

Thiện nam vin khói đi quanh chùa... Mơ Từ Thức...

... mẫu đơn một nhành rơi....

Nhà thơđã khéo gợi về câu chuyện tình giữa Từ Thức và Giáng Tiên - người nhà trời đẹp như hoa ngọc lan mười búp chắp, như hoa mẫu đơn- biểu tượng của sự phú quý,

đẹp đẽ, giản dị nhưng vô cùng hấp dẫn đặc biệt là bởi cái màu đỏ của hoa mẫu đơn (cả

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh bắc vùng thẩm mỹ trong thơ hoàng cầm (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)