Biểu tượng con người trong truyền thuyết và lịch sử

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh bắc vùng thẩm mỹ trong thơ hoàng cầm (Trang 88 - 94)

8. Cấu trúc luận án

2.3.1.Biểu tượng con người trong truyền thuyết và lịch sử

Trong sáng tác của mình, dưới góc nhìn của huyền thoại, huyền sử, hưảo, bí ẩn, Hoàng Cầm đã dựng lại những hình tượng nhân vật truyền thuyết, lịch sử Kinh Bắc trong thơ thật sống động, hấp dẫn và có sức quyến rũđặc biệt, họ trở thành những biểu tượng về văn hóa con người mang vẻđẹp vĩnh cửu, có sức mạnh, sức sống trường tồn, bất tuyệt. Đó là những nhân vật như: An Dương Vương, Thánh Gióng, Mỵ Châu, Mỵ

Nương, Trương Chi, Từ Thức, Giáng Tiên, Hai Bà Trưng, Ỷ Lan, Chiêu Hoàng, Hoàng Hoa Thám… Họđều có xuất thân hoặc từng lo dựng nghiệp bền lâu cùng dân tộc trên vùng đất Kinh Bắc.

Trong thơ Hoàng Cầm, hình tượng Thánh Gióng- Phù Đổng Thiên Vương

được trở đi trở lại nhiều lần với những hình ảnh thơ đầy chất hiện thực đan xen vẻ đẹp lãng mạn, cố nhiên vẫn mang đậm sắc màu của huyền thoại trong không gian văn hoá đậm đặc:

Thiên Vương chẳng nói Lúc gật đầu

vó ngựa đào ao hồ… Thiên Vương chẳng nói Lúc nghiêng tai

cò chở nắng tề phi điệp điệp Đằng Ngà…

Hình ảnh Thiên Vương “chẳng nói” thể hiện sự giận dữ làm ta liên tưởng tới biểu tượng văn hóa của người Thượng cổ ngày xưa: (Sao) Thiên Vương được coi là thần Hỗn mang nổi cơn giận dữ thần lửa thức tỉnh, đứng lên chống chọi lại các Đại dương. Nhà thơ

Hoàng Cầm đã khéo vận dụng các hình ảnh để tạo lên sức nóng của hành động, của bản chất anh hùng con người Kinh Bắc. Điệp từ“chẳng nói” được nhà thơ diễn tả như một cấu trúc của nghệ thuật huyền thoại nhằm khẳng định bản lĩnh, cá tính cương quyết và sức mạnh đặc biệt của Thánh Gióng. Ý thơđồng thời gợi chiều sâu tâm cảm văn hoá tâm linh của con người thơ và con người Việt Nam, nó như chất chứa, tiềm ẩn nguồn sức mạnh vô biên để khi cần thiết bỗng vụt hoá anh hùng. Đó là biểu tượng con người anh hùng thiếu nhi trong thần thoại, con người của siêu nhiên.

Hình tượng người anh hùng thường được coi là con của cuộc giao phối giữa một vị thần với một người trần, người anh hùng tượng trưng sự kết hợp giữa các lực lượng trên trời và dưới đất. Họđáng được hưởng sự bất tử sau khi đã bảo vệ xong cuộc chiến

của dân tộc. Ở Hy Lạp, nguyên mẫu đã trở thành anh hùng bất tử là Hêraclès. Đặc điểm của người anh hùng là sẵn có một thể lực hiếm có, một sự khéo léo đặc biệt và một tinh thần dũng cảm trong mọi thử thách. Những lúc trong chiến đấu, người anh hùng thường

ở trạng thái thịnh nộ hiếu chiến, một biểu hiện có ý nghĩa tôn giáo và phương thuật về sự

quá đỗi anh hùng của các hiệp sĩ chỉđối với những kẻ thù của họ. Bằng cuộc chiến đấu, người anh hùng tượng trưng cho ý chí vươn lên, cho trạng thái xung đột của tâm hồn con người. Do đó, người anh hùng được tô điểm bằng các biểu hiện của mặt trời, mà ánh sáng và hơi nóng của nó luôn chiến thắng sự tối tăm và lạnh lẽo của cái chết. Trong thơ

Hoàng Cầm, hình tượng con người Thánh Gióng- Phù Đổng Thiên Vương được coi là một điển hình như vậy. Bằng sự am hiểu nguồn gốc văn hóa cả phương Đông và phương Tây, cả cổ xưa lẫn hiện đại, nhà thơđã xây dựng thành công biểu tượng nhân kiệt - anh hùng đất Kinh Bắc từ chính nhân cách văn hóa, lịch sử của quê hương, dân tộc mình.

Văn hóa bản địa dường nhưđã ăn vào máu thịt nhà thơ, như một tín ngưỡng đã

ăn sâu vào ký ức từ thời nguyên thủy để rồi nó chảy tràn, chuyển hóa trong ông. Từ con ngựa sắt thần kỳ trong huyền thoại của Thánh Gióng đến con ngựa Ô thần kỳ thời hiện

đại của người anh hùng Hoàng Hoa Thám trong thơ Hoàng Cầm cũng là một thể hiện về

mối liên hệ sâu sắc giữa truyền thống và hiện đại, trong cách cảm, cách nghĩ của người dân Việt. Được coi là con đẻ của bóng đêm và sự huyền bí, con Ngựa nguyên mẫu ấy cùng một lúc mang đến cái chết (đối với kẻ thù) và đem lại sự sống (cho dân tộc Việt), nó liên quan tới các hình ảnh nước và lửa, là sức mạnh của sự phá hủy và cái chiến thắng tuyệt đối. Sự hấp thụ các biểu tượng khác nhau ấy được bắt nguồn từ hàm nghĩa phức hợp của những đối tượng âm tính vĩđại, ởđấy trí tưởng tượng của con người theo phép loại suy đã có mối liên hệ chặt chẽ giữa đất và vai trò người Mẹ của đất với ngọn đèn của trái đất và mặt trăng, với nước và giới tính, với chiêm bao và bói toán, với sự sinh trưởng, phát triển và đổi mới thường kỳ.

Thế giới tâm linh đang mở cửa cho hiện thực bùng phát để rồi tiếp cận đến những cõi mơ, cõi bí ẩn và huyền ảo:

Ngựa Ô - truy lao Cầu Vồng Yên Thế Râu cắm rừng quanh ánh mắt sao bay

Ngựa Ô - truy phi một đêm đến cửa Bồ Đề... Bờm nhả khói

Đuôi dựng mây

Ngựa trong thơ Hoàng Cầm là con Tuấn mã của mặt trời. Đó là con ngựa trong văn hóa dân gian, được tượng trưng cho sức mạnh của ân đức lan tỏa bốn phương. Con ngựa trở thành biểu tượng của chinh chiến (gắn với người anh hùng), thậm chí trở thành con vật trong chiến đấu là chủ yếu. Các nhà phân tâm học cũng biến con ngựa thành biểu tượng của cái tâm vô thức hoặc là cái linh hồn phi nhân tính. Từ trong cội nguồn văn hóa, con ngựa thần kỳ trở về, nâng bổng mình cùng dân tộc lên tận trời cao chan hòa ánh sáng với dân tộc. Nó trở thành sinh linh của thiên giới hay là mặt trời, trong xứ sở của các thần linh chí thiện và các bán thần; điều này càng mở rộng hơn nữa biên độ của biểu trưng văn hóa, nghệ thuật về con vật này. Chính với cách so sánh như vậy, Hoàng Cầm

đã làm cho hình tượng hai con ngựa nhưng thực chất chỉ là một, chính nó đã giúp người cưỡi nó vượt qua một cách an toàn những cửa ải với một phép màu bí nhiệm mà lý trí khó có thể giải thích nổi. Nó như một con vật có khả năng dẫn dắt linh hồn, có con mắt chọc thủng màn đêm, trở thành con vật Thần nhập đểđưa đường cho những người anh hùng trong chiều dài lịch sử dân tộc. Qua đó, nhà thơ để hai nhân vật anh hùng Thánh Gióng và Hoàng Hoa Thám hiện lên như một biểu tượng văn hóa, gần gũi như những con người trong cuộc sống thực tại, sống một cuộc đời mới. Hơn nữa, với bút pháp hư ảo, nhà thơđã làm cho hình tượng thơ thật sống động, nên thơ, có hồn và lãng mạn biết bao. Đó là những con người mang tinh thần thượng võ, một biểu tượng về nhân kiệt thiêng liêng trên vùng đất Kinh Bắc. Nhà thơ miêu tả họ với tất cả niềm kính trọng, ngưỡng vọng và tôn vinh. Họ là biểu tượng của văn hoá, văn hiến Kinh Bắc và của dân tộc. Mặc dù Trai Cầu Vồng Yên Thế đã đi, nhưng cái oai phong lẫm liệt, cái dáng “anh ùng, cái hồn cốt văn hoá thì vẫn như còn đâu đây trong cuộc sống của người Kinh Bắc nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung.

Không chỉ miêu tả những người anh hùng với các cuộc chiến, nhà thơ Hoàng Cầm còn dành những câu thơ, những trang thơđể nói về những câu chuyện tình đẹp nhất trong lịch sử tình yêu trên đất Kinh Bắc cũng chính là những câu chuyện khiến Hoàng Cầm ngậm ngùi nhất như chuyện Từ Thức - Giáng Tiên, Trương Chi - Mỵ Nương... đặc biệt là tiếng sáo - biểu tượng người nghệ sĩđất Kinh Bắc- Trương Chi đã trở thành biểu tượng tình yêu muôn thuở của người dân đất Việt: Ngã ba sông chín hướng tình/ Về Kinh Bắc gặp rập rềnh Trương Chi” hay “Cõi Trương Chi đã lạnh dần/ anh còn quấn tóc trói trần Mỵ Nương (Tp Kiu)...

Ở một khía cạnh khác ta còn nhận ra nét vẽ thực của chất thơ Hoàng Cầm trong hình tượng An Dương Vương và người con - cô công chúa Mỵ Châu được hiện về với những bi kịch còn chứa chan nỗi đau kia của dân tộc, gia đình, thân phận nhân vật như đang đối thoại với chúng ta, với nhà thơ. Mượn hình ảnh tiếng con cú kêu trên chòi canh ai oán và tiếng con ễnh ương trong giếng ngọc ngậm miệng gắt gỏng đến ghê rợn (Gió lông ngng), muốn thổi bay nỗi oan hờn là những minh chứng như muốn gột rửa nỗi oan cừu cho Trái tim lầm lỡ để trên đầu (ý thơ của Tố Hữu) của cô công chúa Mỵ Châu. Trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, con Ếch hay con Ễnh Ương được dùng trong nhiều quan niệm biểu tượng khác nhau, trong đó quan niệm chính liên quan đến môi trường tự nhiên của nó là nước. Ở Trung Hoa cổđại, ếch được dùng hay được mô phỏng

để cầu mưa, có hình ếch trên trống đồng bởi vì trống và ếch gọi được mưa. Ở Châu Âu,

ếch cũng được coi là một biểu tượng của sự phục sinh do những biến thái của nó. Với Việt Nam, ếch là một dạng của linh hồn đang phiêu diêu trong khi thể xác đang ngủ. Như thể hiểu được nguồn gốc văn hóa, Hoàng Cầm đã đồng cảm với số phận Mỵ Châu, chia sẻ với An Dương Vương về tấn bi kịch nước mất nhà tan. Mỵ Châu vì thế càng trở

nên được ảo hoá trong khát vọng cho biểu tượng của một tình yêu đẹp đẽ và hạnh phúc

đích thực:

Tượng cẩm thạch uốn mình chợt trắng hồng tinh khôi khao khát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đêm trăng tự tạo

ảo mê hay thực ấm nồng khuya… để chập chờn vòng tay

mắt giếng Mỵ Châu

hố ngọc tan lìa

(V cõi tht em).

Trong truyền thống văn hóa, những giếng nước đều mang một tính chất linh thiêng, chúng hiện ra như là một sự tổng hợp của cả ba cấp vũ trụ: trời - đất - địa phủ; cả

ba yếu tố: đất - nước - không khí; chúng là một con đường liên thông của sự sống. Bản thân cái giếng là một vũ trụ hoặc là tổng hợp của vũ trụ. Nó thông với nơi ở của người chết; tiếng vang từđáy giếng dội lên, những ánh phản xạ thoáng qua của mặt nước bị lay

giải thoát. Cái giếng - còn trở thành một tiểu vũ trụ, là chính bản thân con người. Nói như

vậy để thấy Hoàng Cầm sử dụng các chất liệu, hình ảnh đều mang tính biểu tượng và tính truyền thống, tính thiêng gắn với cái đẹp đích thực trong cuộc sống. Vấn đề này chúng tôi sẽ trở lại ở phần ngôn ngữ thơ ông trong chương 3 của Luận án.

Trong Hi đền tám vua triu Lý, nhà thơ có cảm xúc đặc biệt khi đứng trước pho tượng vua bà - Lý Chiêu Hoàng (Lý Chiêu Hoàng (1218 - 1278), là vị vua thứ chín (tại ngôi từ năm 1224 đến 1225) - vị vua cuối cùng của triều Lý, đồng thời cũng là vị Nữ

hoàng duy nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Lịch sử ghi nhận bà như

"chiếc cầu nối" chuyển giao êm thấm từ vương triều Lý lúc đó đã mục ruỗng, yếu kém, sang vương triều Trần, bởi cuộc hôn nhân từ tình cảm trong sáng của thuở thơ ấu với Trần Thái Tông - Trần Cảnh). Triều Lý là một vương triều đã từng đưa đất nước Đại Việt lên cảnh huy hoàng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Cuộc chuyển giao quyền lực từ vua Lý Chiêu Hoàng cho Trần Cảnh do Thái sư Trần ThủĐộ dàn xếp là một cuộc sang tên thành công đến hoàn hảo. Hoàng Cầm đã đồng tình và tán thành với hành động của Trần ThủĐộ trong việc “chọn chồng” cho Chiêu Thánh: Ví như không có Trần Thủ Độ/ Mắt dại vua bà biết chọn ai.

Vị Thái sư này luôn biết đặt công việc quốc gia đại sự lên trước. Ý thơ nhằm ca ngợi Trần Thủ Độ đã hiểu được “ý trời” trong cuộc chuyển giao lịch sử này. Bởi ông muốn có một Lý Chiêu Hoàng nhìn về phía trước như những gì mà nhà thơ cảm nhận và

đọc được trong sử sách. Quan trọng hơn, đó chính là điều mà lịch sử cảm nhận và mong

đợi. Một Lý Chiêu Hoàng sẵn lòng thắp lên một ngọn lửa cho tương lai.

Trong số những nhân vật lịch sử trên đất Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm không thể không nhắc đến Ỷ Lan. Đây là nhân vật được nhà thơ trởđi trở lại rất nhiều lần, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thì cũng đều là những sự ca ngợi đặc biệt về biểu tượng người gái quê Kinh Bắc đã làm nên những sự việc lạ lùng mà lừng lẫy một thời. Việc thần kỳ

nhất mà bà làm được ấy là hai lần thay chồng và con nhiếp chính làm rực rỡ ngai vàng, uy nghi điện các; là “phận gái thay chồng” tổ chức binh lính và nhân dân chống ngoại xâm trong thế oai hùng và thắng lớn. Vì vậy bà là nhân vật lịch sử, nhà văn hoá đích thực. Hơn thế, là nhân vật lịch sử có nhân cách văn hóa lớn: từ một người gái quê Kinh Bắc bình thường đã trở thành cung phi, thần phi, nguyên phi, rồi Hoàng Thái hậu, bà

được nhân dân phong là Quan Âm nữ, được vua phong là Thần nhân, được Triều đình coi là Nữ hoàng, được dân Ngọc Linh thờ làm Thành hoàng Bản Thổ... Là người con đất

Kinh Bắc, Hoàng Cầm cũng dành tình cảm đặc biệt khi viết về nhân vật này. Trong bài

Theo dòng mu h tác giả có đôi nét so sánh giữa Ỷ Lan và Đặng Tuyên phi, qua đó khẳng định cá tính và bản lĩnh, biểu tượng về nhân cách văn hoá của Ỷ Lan. Trong cuộc

đời tuy có lúc phải Chịu nỗi đời dang dở nhưng bà vẫn giữ nguyên nhuỵ hồng, giữ

nguyên cái cốt cách, bản chất văn hoá của người con gái đất Kinh Bắc.

Có thể nói, mọi hình thái ý thức đều là sự phản ánh của thế giới khách quan thông qua chủ thể con người. Trong ý nghĩa ấy thì sáng tác văn học vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Nó không đơn thuần chỉ là một hoạt động phản ánh mà còn là hoạt động sáng tạo - sự sáng tạo vừa mang tính trực tiếp vừa mang tính gián tiếp độc

đáo để cuối cùng tác phẩm ra đời như là nảy sinh trong cuộc sống một hiện tượng thẩm mỹ hoàn toàn mới mẻ. Tác phẩm ra đời là kết quả của một quá trình tích lũy, thai nghén “mang nặng đẻ đau”. Nhà văn đưa tác phẩm tới tay bạn đọc cũng nhưđặt đứa con vào cuộc đời với bao lo toan hy vọng. Liệu những điều mình nghiền ngẫm, trăn trở và thể

hiện bằng hình tượng nghệ thuật này có tìm được sự trân trọng, đồng cảm của người đọc như là sự gặp gỡ tri kỷ, tri âm? Rõ ràng là dù muốn hay không, tác phẩm văn học vẫn giữ

vai trò là điểm tiếp xúc giữa thế giới bên trong của người nghệ sỹ với thế giới quan bên ngoài hay nói cách khác: một tác phẩm văn học không đứng im trong suốt quá trình tồn tại của nó, nhờ sự tiếp nhận của người đọc mà nó có sức sống trường cửu, bất chấp thời gian và không gian (cố nhiên là với những tác phẩm văn học chân chính và nổi tiếng).

Trở về với Kinh Bắc, nhà thơ Hoàng Cầm rất đỗi tự hào với những con người của quê hương, những anh hùng Kinh Bắc trong lịch sử dân tộc. Các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Hoàng Cầm hoàn toàn được trân trọng bởi họđều là những “nhân kiệt” điểm tô cho gương mặt quê hương, làm sáng danh Kinh Bắc trong trang vàng sử biếc từ thuở

hồng hoang đến hiện đại. Đây thực sự là những câu chuyện bằng thơ hết sức trữ tình mà Hoàng Cầm đã đan dệt lại trong các trang thơ của mình. Đọc thơ ông, nhất là những bài trong tập V Kinh Bc mới thấy được chính Hoàng Cầm, chính cái dòng thơđặc thù sâu xa thầm kín của ông, trong đó có những tình yêu quê hương tha thiết, có những huyền

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh bắc vùng thẩm mỹ trong thơ hoàng cầm (Trang 88 - 94)