Biểu tượng con người Kinh Bắc

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh bắc vùng thẩm mỹ trong thơ hoàng cầm (Trang 87 - 88)

8. Cấu trúc luận án

2.3. Biểu tượng con người Kinh Bắc

Trong sáng tác văn học, người nghệ sĩ thường nhận thức và phản ánh hiện thực xã hội bằng hình tượng nghệ thuật. Qua hoạt động sáng tạo nghệ thuật, những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của nhà văn được nảy sinh ở nhiều góc độ khác nhau nhưng có chung một bản chất là mang tính thẩm mỹ. Hình tượng nghệ thuật là bức tranh vừa cụ thể vừa khái quát của cuộc sống con người, được xây dựng nhờ hư cấu và có ý nghĩa thẩm mỹ.

Như vậy, hình tượng nghệ thuật không đơn thuần chỉ là bức tranh của hiện thực xã hội, mà thông qua sự sáng tạo của tác giả văn học, nó đã được nghệ thuật hoá bằng một sắc màu lãng mạn. Đó cũng chính là một trong những luận điểm thường thấy của truyền thống văn học Việt Nam: từ những sự vật - hiện tượng có thực trong trong đời sống, trong lịch sử, rồi bằng tư duy nghệ thuật, người nghệ sĩđã tái tạo và không ngừng sáng tạo để chúng mang bóng dáng của huyền thoại, huyền sử.

Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu và hình tượng văn học là hình tượng ngôn từ

hết sức độc đáo. Theo đó, nghệ thuật, với tư cách là đối tượng thẩm mỹ nên nó thường là mang tính tạo hình cao. Hình tượng nghệ thuật là hình thức đặc thù để nhận thức hiện thực, là vũ khí của nhà văn trong quá trình thể hiện lý tưởng nghệ thuật của mình. Mỗi một loại hình tượng trong tác phẩm nghệ thuật đều thể hiện cách cảm nhận riêng của tác giả. Ởđó vừa có tính cá nhân, vừa phục vụ một chủđích tư tưởng thống nhất. Vì vậy mà hình tượng văn học luôn có sự thống nhất cao độ giữa các mặt đối lập: lý trí và tình cảm, chủ quan và khách quan, hiện thực và lý tưởng…

Kinh Bắc vốn nổi tiếng là một vùng quê mang đậm bản sắc văn hoá dân gian, với những Luy Lâu, Thuận Thành, Nham Biền, Cô Tiên, Thiên Thai, Phật Tích, Tiêu Tương, Thiên Đức, Tiên Du, Tiên Sơn… Nơi đây từng là quê hương của rất nhiều truyền thuyết và huyền thoại. Đó là những đóng góp đáng kể cho các hoạt động sáng tạo nghệ thuật, là môi trường thẩm mỹ quan trọng để các nghệ sĩ xưa và nay khơi nguồn sáng tạo.

Là người con của quê hương, lại được trời cho hạnh ngộ tương phùng giữa thi hứng với thiên địa nhân văn, Hoàng Cầm đã mang theo trong lòng mình cả một dòng văn hoá Kinh Bắc. Dòng văn hoá ấy chảy suốt trong hồn thơ ông từ cảnh sắc thiên nhiên

đến đời sống văn hóa, phong tục và tâm hồn con người hiện hình từ trong quá khứ. Ngòi bút và hồn thơ của ông luôn đồng điệu cùng hồn người Kinh Bắc.

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh bắc vùng thẩm mỹ trong thơ hoàng cầm (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)