Văn hoá Kinh Bắc trong thơ ca Kinh Bắc

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh bắc vùng thẩm mỹ trong thơ hoàng cầm (Trang 36)

8. Cấu trúc luận án

1.3.2.Văn hoá Kinh Bắc trong thơ ca Kinh Bắc

Kinh Bắc được kiến tạo bởi vẻ đẹp của thế giới tâm hồn con người và những phong tục tập quán gắn liền với không gian của những lễ hội. Kinh Bắc còn được tạo dựng bởi những cảnh sắc thiên nhiên diễm lệ rất gần gũi, quen thuộc với cuộc sống, tâm tư con người. Những đặc điểm ấy đã góp phần không nhỏđể gây dựng nên thế giới tâm hồn phong phú, nhạy cảm, thuần phác của người dân nơi đây, đặc biệt trong tâm hồn của các nhà nghệ sĩ.

Kinh Bắc - vùng quê cổ kính, trải mấy nghìn năm cùng lịch sử dân tộc, từng mang trong mình nhiều tầng phù sa văn hoá bồi đắp. Nơi đây là quê hương của những làn điệu quan họ của Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong- Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp (Bên kia sông Đung), là đất địa linh phát tích vương triều Lý - với Chiếu di

đô - triều đại mở đầu thời kỳ độc lập - tự cường, mở ra nền văn minh Đại Việt, là nơi

được danh thần Lý Thường Kiệt đọc bản tuyên ngôn độc lập bằng thơ - Nam Quc sơn để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta.

Vùng quê Kinh Bắc có một nền văn hoá truyền thống được hun đúc cùng với lịch sử lâu đời của dân tộc. Đặc điểm tự nhiên gắn với đời sống văn hoá nông nghiệp, với

những con người ruộng đồng thôn quê. Con người và văn hoá Kinh Bắc là những nhân tố tiêu biểu cho đặc trưng văn hoá Việt Nam.

Kinh Bắc là xứ sở của huyền thoại, truyền thuyết và ca dao - dân ca, của những làng cười truyền thống - một trong những ngọn nguồn văn hoá dân tộc. Văn học dân gian vùng Kinh Bắc không những chiếm một vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển văn hoá Kinh Bắc, mà còn rất quan trọng đối với nền văn hoá, văn học Việt Nam nói chung. Từ trong văn hoá dân gian xưa, Kinh Bắc được hiện lên với đầy đủ những cảnh đẹp, con người văn hoá - lịch sử, phong tục tập quán gắn với những lễ nghi, hội hè và chứa đựng bao nét đẹp truyền thống. Trong ca dao - dân ca, Kinh Bắc đã được miêu tả như một bức tranh phong cảnh hữu tình thật đẹp: Một vùng phong cảnh trước sau/Bức tranh thiên cổ đượm màu nước non. Bức tranh thiên nhiên ấy được tạo dựng bởi một gam “màu nước non” có trước có sau, núi non sông nước hoà quyện như ôm lấy một vùng quê thanh bình yên ả: Chín mươi chín ngọn núi Phượng Hoàng/ Chín mươi chín cái ao làng Ninh Xuyên/ Sông Thương trong đục dịu hiền/ Chảy xuôi để núi Cô Tiên soi mình/ Sông Cầu một dải xanh xanh/ Lơ thơ nước chảy ta mình nhớ nhung; Núi Cô Tiên gối đầu con Phượng/ Sông Tổ Rồng uốn khúc bao quanh; Rõ ràng sơn thuỷ một bầu/ Thiên nhiên quan cảnh bấy lâu trời giành/ Mọi chiều là mọi vẻ thanh/ Thợ trời xếp đặt bức tranh nào bằng... Những câu ca trên như càng khẳng định sự thanh bình, yên ảđến gần gũi, thân thuộc, khẳng định vẻđẹp của thiên nhiên xứ Kinh Bắc. Điều đó có một sức hút, sức lay

động tâm hồn của con người một cách lạ kỳ.

Kinh Bắc thường xốn xang tưng bừng trong những ngày hội diễn ra ở trong làng, ngoài xóm, trong các chùa chiền gắn với mỗi làng quê, vùng quê, vì thế mà đình, chùa, lễ

hội nào ở Kinh Bắc cũng mang dấu ấn đặc trưng tiêu biểu của không gian sinh hoạt văn hoá dân gian. Cảnh quan Kinh Bắc càng trở nên đẹp vì có bàn tay sáng tạo của con người. Đặc biệt là những sinh hoạt văn hoá với một thế giới nhân sinh quan ẩn chứa biết bao lẽ sống tốt đẹp ở trên đời: Trai thì đọc sách ngâm thơ/ Dùi mài kinh sử để chờ dịp khoa/ Gái thì giữ việc trong nhà/ Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa...

Trong sự bao bọc của những lũy tre làng nơi đây là cả một thế giới tình người với những mối quan hệ làng xã gắn bó với nhau một cách truyền thống, cố hữu. Đời sống tinh thần của người dân được định hình trong sự ràng buộc của “lệ làng” để dần hình thành nên những nét văn hoá mang đậm màu sắc của một vùng quê Kinh Bắc, trở thành những phong tục tập quán - ngày một được hun đúc thành những tầng sâu giá trị lịch sử.

Tất cả những điều đó đã tạo nên một cái phông văn hoá lớn với những đặc điểm riêng biệt, mang đặc trưng một không gian văn hoá Kinh Bắc hay “ta nên gọi là văn hoá miền Kinh Bắc” (Trần Quốc Vượng).

Đến với Kinh Bắc, mỗi người đều có ấn tượng riêng cho mình về một chiều sâu tâm thức văn hoá nào đó. Có thểđó là hình ảnh những người con gái nhuộm răng đen hát những lời ca Quan họ thắm nghĩa thắm tình hoặc cái lịch sự của người Kinh Bắc. Tục ngữ, ca dao - dân ca quan họ trữ tình của miền quê Kinh Bắc luôn là sợi dây kết nối tình cảm cao quý của con người nơi đây: đoàn kết, trọng nghĩa tình, yêu quê hương

đất nước. Quan trọng hơn, đó chính là một nét văn hoá thể hiện bản sắc riêng của người dân Kinh Bắc.

Trong tiến trình chung của văn học viết nước nhà, có thể nói, ở thời kỳ nào xứ

Bắc - Kinh Bắc cũng hội hợp tinh hoa, ưa chuộng văn nhã, và đều có những sáng tác của các danh nhân, danh sĩ tiêu biểu.

Khởi nguồn văn học viết là Lý Công Uẩn với Chiếu di đô, Vạn Hạnh với Yết bng th chúng, sau này là Lý Nhân Tông, Lê Văn Thịnh... Sự thể hiện không gian Kinh Bắc trong văn học Trung đại cũng được phản ánh rất sinh động, nhiều thi sĩ, văn nhân

đất Kinh Bắc qua các thời đại đã say sưa ca ngợi vẻđẹp của vùng non nước này, như bài ký của sư Pháp Loa thế kỷ XIII:

Ai xuôi đến giáp Lục đầu

Đức La thôn cổ nhuộm màu biếc xanh Sông Thương, sông Lục bao quanh Cô Tiên nằm ngủ cây xanh bóng dày. Nguyễn Ức - thế kỷ XIV từng ghi về cảnh đẹp Kinh Bắc:

Bóng chiều vương tháp- bóng chùa xa Bốn nhịp cầu soi, sông giát trắng ngà.

Thế kỷ XV, Tiến sĩ - nhân sĩ - Phó đô nguyên suý Hội Tao đàn Thân Nhân Trung (1418 - 1499), xét về văn chương thì “trên văn đàn xếp sau vua” đã được người đời sau - Tiến sĩ Hà Nhâm Đại (1526 - ?) ca ngợi là “cây bút lớn, văn chương trùm đời”. Gần ba trăm năm sau, Bùi Huy Bích (1744 - 1818) đậu Hoàng Giáp năm 1769, làm quan đến Hộ

bộ thị lang, khi đi qua vùng Yên Ninh, cũng có bài thơ ca ngợi cảnh đẹp Kinh Bắc - nơi

(Tiến sĩ đệ nhất danh khoa Mậu Tuất- 1538). Thơ của Định Sơn hầu Chu Văn Sầm (1607) thế kỷ XVII như khẳng định địa danh lịch sử và phong cảnh đất Kinh Bắc:

Sách trời ghi Nam quốc, Đất Kinh Bắc đã khoanh, Đẹp thay huyện Phượng Nhỡn, Có ngôi chùa Vĩnh Nghiêm, Chồng bẩy tầng cây báu, Tụ năm sắc mây lành.

Thi ca và hội họa dân gian là hai loại hình nghệ thuật truyền thống của người dân Việt Nam. Nếu như trong thi ca người ta có thể nghe được, đọc được để từđó tưởng tượng, suy ngẫm và thưởng thức, thì trong hội họa người ta lại cảm nhận bằng thị giác những hình ảnh đang hiện hữu và tồn tại trước mắt. Tranh Đông Hồ là một loại tranh dân gian điển hình nhất của tranh dân gian Việt Nam, ởđó hội tụ những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Việt. Trong lịch sử, tranh dân gian Đông Hồđã trải qua những buớc thăng trầm khác nhau nhưng vẫn luôn là một hình ảnh quen thuộc và gần gũi của nhân dân ta. Mặt khác, do nó chứa đựng những nét đặc thù của văn hóa Việt Nam nên nhiều loại hình nghệ thuật khác đã sử dụng chất liệu và lấy cảm hứng từ tranh dân gian

Đông Hồ nhằm làm phong phú cho những sáng tác của mình, thi ca là một trong những loại hình ấy. Ta bắt gặp làng Hồ hiện lên với những hình ảnh rất thơ mộng, với một truyền thống văn hóa có lịch có lề, không gian làng quê với ao tắm mát, gốc đa, quán chợ, đặc biệt là làng nghề làm tranh. Đó là một trong những ngôi làng truyền thống của người Việt ở vùng đồng bằng sông Hồng.

Trong thi ca Việt Nam đã có nhiều nhà thơ, nhiều bài thơ lấy chất liệu từ

những bức tranh dân gian Đông Hồ để tạo lên những vần thơ tràn đầy hình ảnh và lung linh sắc màu dân tộc. Hoàng Sỹ Khải người làng Lai Xá (Bắc Ninh) trong bài

T thi khúc vnh viết:

Chung Quỳ khéo vẽ nên hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bùa đào cấm quỷ phòng linh ngăn tà Tranh vẽ gà cửa treo thiếp yểm Dưới thềm lầu hoa điểm Thọ Dương.

Trên bức tranh Chung Quỳ và Bùa Đào là hình ảnh hai vị thần Thân Thư và Uất Luật, dân gian quan niệm hai vị thần này có thể xua đuổi ma quỷ. Còn với bức tranh Gà

là hình ảnh quen thuộc của nhân dân và người ta quan niệm khi gà gáy là báo hiệu mặt trời mọc lên, chiếu tia sáng đến vạn vật làm trỗi dậy sự sống, đồng thời xua đuổi đêm tối u ám cùng những tà ma, quỷ quái để mang lại cuộc sống bình yên cho con người.

Nhà thơ Nguyễn Gia Thiều cũng lấy bức tranh dân gian Tố nữ là nguồn cảm hứng miêu tả tâm trạng của các cung nữ trong cung cấm: Tranh biếng ngắm tranh đồ tố nữ/Mắt buồn trông nên cửa nghiêm lâu (Cung oán ngâm khúc). Ở đây giữa người và tranh có những nét tương đồng, sự so sánh tưởng như khập khiễng nhưng lại hợp lôgic cuộc sống của những cung nữ xinh đẹp đang chết dần chết mòn trong những bức tường vách quế, họ ngắm bức tranh tố nữ mà đồng cảm và buồn cho thân phận mình.

Nhà thơ trào phúng Tú Xương đã có những vần thơ về tết rất hay, đặc biệt ông đã dùng hình ảnh của các bức tranh Đông Hồ một cách linh hoạt và tài tình hòa lẫn với âm thanh của tràng pháo và tiếng gà làm hình trong thơ mình: Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột/ Om sòm trên vách bức tranh Gà. Câu thơ đối nhau từng từ và tạo lên bức tranh buồn tẻ của ngày tết, cái tết lúc này trong con mắt của nhà thơ nó vẫn còn những âm thanh quen thuộc nhưng đó chỉ là những tiếng đì đẹt và om sòm.

Thế kỷ XVIII, có Đoàn ThịĐiểm, Nguyễn Gia Thiều, Phạm Thái, Nguyễn Du.... Và còn biết bao các nhân sĩ, danh sĩ khác - là người con đất Kinh Bắc cũng đều có thơ văn về quê hương mình như: thời đại Lý - Trần có sư Vạn Hạnh, sư Huyền Quang, Sái Thuận, Ngô Chi Lan, Nguyễn Giản Thanh, Hoàng Sĩ Khải, Tiến sĩ Đào Sư

Tích (1347 - 1396), Tiến sĩĐoàn Xuân Lôi (thế kỷ XIV), Tiến sĩ Thân Nhân Tín (1439 - ?), Tiến sĩ Ngô Văn Cảnh (1442 - ?)... Còn nhiều nữa nữa: Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuân (1867 - 1941), Đầu xứ Nguyễn Khắc Nhu (1882 - 1930), Cao Bá Quát,... Cũng là dễ

hiểu bởi vùng đất, giang sơn như thếắt sinh ra nhiều thi nhân kỳ tài ở nhiều thế kỷ khác nhau. Khí thiêng sông núi hun đúc ra một Trần Thị Tần ở làng Bựu Sim, Tiên Du. Bà Trần Thị Tần lại cảm thụ khí thiêng sông núi Hồng Lĩnh Lam Giang do làm vợ ba tể

tướng Nguyễn Nghiễm mới sinh ra được một đại thi hào cho giang sơn gấm vóc mọi miền. Văn chương nết đất- đại thi hào Nguyễn Du nói thế, hẳn nhờ quê mẹ Kinh Bắc, quê cha Hà Tĩnh.

Như vậy, nhìn một cách tổng quát thì một nghìn năm văn học Trung đại xuất hiện nhiều gương mặt thi nhân, họ lấy vùng đất Kinh Bắc nghìn năm văn hiến này làm thi liệu và thi đề cho các sáng tác của mình. Mặc dù chịu ảnh hưởng của yếu tố thi pháp cổđiển mang tính quy phạm chặt chẽ, song sức sống của những vần thơ về nơi đây vẫn tiếp tục

toả sáng, ngân vang trên thi đàn. Các thi sĩ dù đương thời hay sau đó vẫn tiếp tục sử dụng các thể thơ dân tộc, miêu tả những cảnh sắc thiên nhiên tiêu biểu của quê hương Kinh Bắc. Đó cũng là sự trở về với cách cảm, cách nghĩ của chính người dân nơi đây, hoặc thảng đôi khi là sự lôi cuốn của không gian văn hóa nơi đây đối với các nghệ sĩ.

Đến thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam gánh chịu những ảnh hưởng rất to lớn từ nhiều biến động của lịch sử dân tộc, đặc biệt là sự xâm lăng của thực dân, đế quốc và chếđộ xã hội phong kiến trong nước đang dần tan rã. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng tháng Tám thành công, đất nước được hoàn toàn giải phóng đã có tác động to lớn đến mọi mặt của đời sống con người và xã hội, làm cho nền kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội của cả nước biến đổi rất sâu sắc, trong đó có văn học nghệ thuật.

Vào những năm 1930- 1945, văn học Việt Nam có sự gặp gỡ với văn học phương Tây, làn gió văn hoá mới của phương Tây đã thổi vào đời sống văn học nước nhà mạnh mẽ, tạo ra một luồng sinh khí với sức sống mới, gây lên những chấn động thành trì vững chãi của nền thơ ca cổđiển vẫn ngự trị từ bao đời nay. Văn đàn Việt Nam lúc này xuất hiện cùng một lúc nhiều dòng văn học: văn học lãng mạn, văn học hiện thực, văn học cách mạng... trong đó có dòng văn học viết về làng quê.

Cảm hứng về làng quê Việt Nam (trong đó có xứ Bắc) đối với các thi nhân là không thể phủ nhận. Ta vẫn thấy có một không gian cụ thể hơn trong sáng tác của nhiều văn nhân đương thời, ấy là không gian văn hoá Kinh Bc. Lấy cảm hứng từ một miền quê Kinh Bắc giàu truyền thống văn hoá, văn hiến của dân tộc cho các sáng tác của mình, các thi nhân coi đó như một sự trở về với cội nguồn văn hoá Mẹ. Đất và người Kinh Bắc luôn là một nguồn thi liệu không bao giờ vơi cạn trong kho tàng văn học từ

truyền thống đến hiện đại của dân tộc. Tiêu biểu hơn cả là Nguyễn Bính, Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ... Họđã có những đóng góp không nhỏ cho đề tài thơđồng quê xứ Bắc. So với nhiều miền quê khác trên cả nước thì đồng quê xứ Bắc đã gây cảm hứng cho nhiều nhà thơ. Nhưng mỗi nhà thơ xúc cảm theo một cách riêng. Chứng tỏ khi viết về không gian văn hoá làng quê, các thi nhân đã được gợi hứng từ vùng Kinh Bắc trù mật về nền văn hoá, văn hiến lâu đời. Nơi đây còn lưu giữđược những hồn cốt của cảnh quê Việt Nam. Điều đó chứng tỏ Kinh Bắc là vùng thẩm mỹ khá bắt mắt đối với các thi nhân đương thời....

Bàng Bá Lân hoài niệm quá khứ của làng quê khi vào dịp tết, ông viết câu thơ:

ta lo toan mọi thứ và hoài niệm về những gì đã qua, nhưng nhà thơ luôn nhớ về những hình ảnh thân quen mang tính chất biểu tượng trong ngày tết của người dân Việt Nam đó là bánh chưng xanh truyền thống, tràng pháo chuột, tranh dân gian lợn gà ở Đông Hồ. Ông cũng kịp dựng cho mình một Cng làngđể còn mãi với thời gian. Qua đó thi sĩđã làm trọn yêu cầu “Thi trung hữu hoạ” khi vẽ liên tiếp những bức tranh tứ bình với nhiều màu sắc khác nhau: Chiều hôm đón mát cổng làng/ Gió hiu hiu đẩy mây vàng êm trôi/ Đồng quê quanh quất bao người về thôn/ Sáng hồng lơ lửng mây son/ Mặt trời thức giấc véo von chim chào/ Cổng làng rộng mở ồn ào/ Nông phu lững thững đi vào nắng mai...

Đoàn Văn Cừ trong bài Ch tếtđã miêu tả hình ảnh lũ trẻ thôn quê đang say sưa

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh bắc vùng thẩm mỹ trong thơ hoàng cầm (Trang 36)