Biểu tượng dòng sông

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh bắc vùng thẩm mỹ trong thơ hoàng cầm (Trang 54 - 67)

8. Cấu trúc luận án

2.2.1.Biểu tượng dòng sông

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, khu vực chứa những vùng đồng bằng màu mỡ đầy phù sa. Một đặc trưng của vùng này là sự chênh lệch về điều kiện tự nhiên khá lớn giữa bình nguyên và núi rừng. Chính nét đặc trưng này cùng

với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và có gió mùa là cơ sở thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nghề trồng lúa nước. Đặc biệt sông nước đã để lại dấu ấn quan trọng làm nên một nét độc đáo trong văn hóa Việt Nam, làm nên nền văn minh thực vật hay văn minh thôn dã. Văn hóa lúa nước, tính chất thực vật (cốt lõi là cây lúa) đã in dấu ấn

đậm nét trong đời sống hằng ngày của con người Việt Nam như: ăn, ở và đi lại...

Cũng theo quan niệm văn hoá của người Việt thì tính sông nước cần được xem là một đặc trưng của văn hoá Việt Nam. Các di chỉ từ thời đại đá mới, các bản làng từđầu thời đại kim khí về sau đều phần lớn phân bổở bờ nước: bờ sông, bờđầm hay bờ biển. Có thể nói, môi trường sinh thái thiên nhiên của mỗi vùng là một nhân tố tạo nên nét văn hoá tiêu biểu của mỗi vùng đất mà trong đó tính sông nước là yếu tố quan trọng chi phối mọi sinh hoạt lao động, sản xuất, phong tục tập quán của đời sống dân cư mỗi vùng, “Trong các nền văn hoá lớn của thế giới, biểu tượng dòng sông hay dòng nước chảy

được coi là biểu tượng của “khả năng vạn vật, của tính lưu chuyển của mọi dạng thể” (F.Schoun) đồng thời còn là của sự phong nhiêu, của cái chết và sự đổi mới. Đối với người Hy Lạp, các dòng sông là những đối tượng thờ cúng: các dòng sông hầu nhưđược thần thánh hóa như là các con của Đại dương hay là Cha của các Nữ thần... chỉ có một con sông cho mỗi người tắm. Theo nghĩa tượng trưng của từ ngữ bước xuống con sông chính là để cho linh hồn nhập vào thân thể. Con sông mang ý nghĩa thân thể. Tâm hồn khô khan bị lửa hút, tâm hồn ẩm ướt đọng lại trong thân thể. Thân thể có một cuộc sống bấp bênh, nó chảy như nước và mỗi một linh hồn có một thân thể riêng. Cái phần phù du của sự sống của nó, dòng dông của nó” [17, tr.829].

Người Việt từ xa xưa đã sống hoà thuận, gắn bó chặt chẽ với dòng sông, bến nước, con đò. Do vậy, không gian sống của họ cũng gắn liền với không gian của sông nước, coi tập tính của sông nước như tập tính con người. Cách đặt tên sông phổ biến ở cả

nước cũng thường gắn với biểu tượng về con người. Ví như: sông Cái, sông Con, sông Cả, sông Cầu, sông Hương, và cả… sông Thương. Điều đó thể hiện mối quan hệ rất thân tình, rất gia đình của con người với thế giới tự nhiên.

Hình ảnh những dòng sông vùng quê văn hoá, văn hiến Kinh Bắc được hiện rõ lên trong thơ Hoàng Cầm ở chiều sâu tâm thức văn hoá với những rung cảm thẩm mỹ

hết sức tế vi, gợi nhiều liên tưởng nghệ thuật rất độc đáo. Theo khảo sát của chúng tôi, những dòng sông Kinh Bắc liên tục được Hoàng Cầm nhắc đến trong thơ mình, với tần số rất nhiều, mỗi lần nhắc đến là nhà thơ nhưđang có những suy ngẫm với những trăn

trở, trúc trắc trong nỗi niềm riêng chung đầy ẩn ức. Sông nước nơi đây vừa là hình ảnh chung của đất nước, non sông, vừa rất cá biệt, vừa là tự nhiên khách quan, vừa thể hiện tính văn hoá bản địa với những sự khác biệt mang tính đặc trưng vùng miền, tạo nên tính thiêng về mặt tâm linh có tính lịch sử văn hoá gắn với đình, chùa hoặc những sinh hoạt dân gian mang tính đặc thù, đồng thời vừa thể hiện sự thơ mộng, hữu tình và lãng mạn

đến khôn cùng.

Hình tượng sông Thương được nhắc đến nhiều trong văn học và các ca khúc với một biểu tượng đẹp đẽ, kỳ thú, hữu tình. Từ trong ca dao xưa ta thấy: Sông Thương nước chảy đôi dòng/ Đèn khêu đôi ngọn em trông ngọn nào? Đến văn học hiện đại, các tác giả

Thơ mới thường xây dựng cho mình những biểu tượng non - nước - sông - ngòi để gửi gắm vào đó tình cảm tha thiết đối với giang sơn gấm vóc, như trong thơ của Anh Thơ, Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Tế Hanh, Huy Thông, Trần Huyền Trân, Vũ Hoàng Chương, Huy Cận, Phạm Huy Thông, VũĐình Liên, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ… Trong thơ Bàng Bá Lân là hình ảnh sông xưa gợi bao kỷ niệm: Non nước sông Thương kỳ thú lạ/ Một thời hiu hắt gió đưa chân. Một điều khá đặc biệt là giữa đôi bờ sông Thương ấy chứa trong mình hai dòng trong và đục thơ mộng - điều đó tạo nên cốt cách văn hoá mang biểu tượng nghệ thuật riêng của đất và người Kinh Bắc, gợi hứng cho các sáng tác văn học nghệ thuật.

Sông Thương đã để lại những ấn tượng hết sức đặc biệt cả về cảnh lẫn tình trong sáng tác nghệ thuật. Ý nghĩa của hình tượng không gian dòng sông Thương trong thi và nhạc không chỉ ở chỗ nó gắn với những kỷ niệm tươi đẹp, quý giá nơi làng quê mà mỗi người đều trân trọng ấp ủ, gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng của dòng sông quê hương này, mà còn có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn của dân tộc, quê hương. Sông Thương: biểu tượng không chỉ mang ý nghĩa tri ân với một lớp cha anh mà còn có tính giáo dục truyền thống cho nhiều thế hệ mai sau, bên cạnh đó còn là biểu tượng của tình yêu bị chia cắt. Tương truyền bến Chi Li bên thành Xương Giang xưa là nơi thường diễn ra những cuộc chia ly đôi lứa. Người chồng bao đời rời quê đi lính thú trấn ải phương Bắc, người vợ

tiễn chồng đến sông Thương là điểm dừng chân cuối cùng và họ phải chia tay nhau. Trong thơ Hoàng Cầm, ta gặp lại hình tượng dòng sông Thương với một cảm hứng, giọng điệu khác hẳn so với các nhà thơ khác. Đó là cảm hứng từ hồi ức với một giọng điệu ẩn ức, nghẹn ngào đến khó tả trong một lối thơ vừa truyền thống, vừa hiện

vốn có của nó và trong sự khác biệt từ cảm hứng lịch sửđến tên gọi, cảm hứng về tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước tràn ngập và tình yêu nam nữ với khát vọng “ngược dòng” trong Sông Thương… Thương, ởđây, mối tình Chị - Em… là cả một trời

ẩn ức, khối nghẹn ngào. Cái giây phút ngỡ ngàng đến mắt tròn cối xay trong lúc gặp Chị đã để lại trong Em cả một dòng thương nhớ khôn nguôi. Điệp khúc ngày chị bảo em quên (bốn lần trong một bài thơ) dường như nghe đến não lòng, chán tai. Nhưng nó lại giống như một chất xúc tác nhào nặn cảm xúc yêu ở em. Ngày chị bảo là ngày nào? Yếu tố thời gian đã trở nên phi lôgíc, trở nên siêu hình, hư vô. Chị càng bảo em quên nhưng em nào có quên được, ngược lại em càng nhớ chị da diết hơn, cháy bỏng hơn, nồng nàn và đắm say, cuồng si hơn… Sau mỗi lời chị bảo, em lại lên men yêu cháy bỏng với hàng loạt những hình ảnh trong chiều sâu tâm thức để theo đuổi mối tình si ấy. Vậy mà chị

vẫn bắt em đừng nhớ. Bi kịch của khát vọng ngày càng bị dồn nén để rồi bật ra cái khoảng trống trong mơ hồ suy nghĩ thơ thẩn vách chiêm bao. Hiện tượng vắt dòng, xuống câu như nhịp điệu Quan họ, như chiều buông trên dòng sông Thương đôi dòng hững hờ càng tăng thêm khát vọng yêu của người em. Cũng như trong Cây Tam Cúc,

C Bng Thi, Qu vườn i, Lá Diêu bông thì với Nước sông Thương, khát vọng của em vẫn chỉ là khát vọng để cuối cùng Nước sông Thương vẫn chảy đôi dòng như mối tình kia chưa đến bến hoà hợp. Và rồi trong Chân dung t thú tác giảđã phải thừa nhận một thực tế không chỉ với chính mình: Sông Thương thường ly thương. Ai bảo sông ấy là sông Thương? Đành lòng vậy, dầu lòng vậy: Đắp bằng kín nỗi đau vô tận/ Vằng vặc ly thương hai kiếp người (Gp).

Mang một vẻđẹp riêng trong dáng thế lượn vòng, uốn khúc, khi ôm núi như hình cánh cung, khi cong mình như một dấu hỏi lớn, khi vắt mình qua những cánh đồng chở

nặng phù sa, khi vươn mình tưới cho những cánh đồng lúa trĩu hạt vàng thơm bông… sông Thương được ví như một dải lụa đào trong gió thoảng chiều thu bên bãi dâu xanh ngát, lại được ví như những làn sương khói cuộn mình, len lách trong ánh sương chiều rơi chậm… Phải tinh tế lắm, phải có niềm yêu sông, yêu quê lắm lắm mới thấy được cái thần thái và linh hồn của sông Thương, để từđó bản ngã nghệ thuật được sinh thành mà hoài thai nên những ấn phẩm nghệ thuật có giá trịđểđời, cho dù chỉ là số ít. Dòng sông Thương xuất hiện trong thơ Hoàng Cầm tuy không nhiều, song cũng kịp để lại một khát vọng yêu, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, dân tộc, yêu con người và cả tình yêu đôi lứa, còn nữa, là cảm hứng lịch sử, văn hóa dân tộc… Và chúng ta cũng kịp nhận

ra một điều: tình yêu đôi lứa trong thơ và cả trong ông nữa với những mối tình Chị - Em (Hoàng Cầm) của hai người ở trong hai dòng đời này cũng giống như hai dòng chảy trên

đôi bờ sông Thương kia mà thôi. Thật khó hoà cho cùng. Đó phải chăng cũng chỉ là những mối tình trong ca dao, trong dân gian nơi đây?: Sông thương nước chảy đôi dòng/ Dòng đục nặng mình chở phù sa/ Dòng trong thanh thản hát ca/ Ngàn đời trong - đục không hoà dòng nhau… Nếu không muốn nói đó là một bi kịch. Nhớ về quê hương không ai không nhớ về những dòng sông thơ mộng êm đềm. Sông Thương vẫn cứ mãi êm đềm, thơ mộng như chính tự nó - là cội nguồn của cảm hứng sáng tác vô bờ bến cho văn học nghệ thuật.

Đọc thơ Hoàng Cầm, ta cũng được chiêm ngưỡng vẻđẹp thơ mộng bậc nhất của một dòng sông Việt Nam - đó là sông Cầu miền quan họ Kinh Bắc.

Sông Cầu còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Sông Cầu chảy vào mạn Tây Nam tỉnh lị Bắc Giang (phân chia ranh giới Bắc Ninh - Thái Nguyên) trong hình một dạng cánh cung địa chất cong cong uốn lượn như vầng trăng non, nên người xưa gọi nó bằng một cái tên hoa mỹ là Như Nguyệt.

Như Nguyệt là một dòng sông từng chứng kiến bao dấu tích lịch sử của người dân Đại Việt trong công cuộc chống lại xâm lăng cường quốc, bảo vệđất nước vào cuối thế kỷ XI. Nếu dòng sông Bạch Đằng đã lừng lẫy nhấn chìm Thái tử Hoằng Thao của nhà Nam Hán xa xưa (936), giăng bắt giao châu xứ Hầu Nhân Bảo (981)…, thì Như

Nguyệt cùng danh tướng Lý Thường Kiệt đã anh dũng phá tan quân xâm lăng của Trung Hoa ở bến đò (chiến tuyến) Như Nguyệt và Vọng Nguyệt (1077), đuổi Quách Quỳ và Triệu Tiết ra khỏi bờ cõi nước nam qua bốn câu thơđẫm chất anh hùng: Nam quốc Sơn hà Nam đế cư - Tiệt nhiên định phận tại thiên thư- Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm - Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (tương truyền là của Lý Thường Kiệt). Đây cũng là trận thuỷ

chiến nổi tiếng của quân dân Đại Việt dưới triều Lý Nhân Tông cùng với 30 vạn liên quân Bắc Tống, Chiêm Thành và Chân Lạp trong 40 ngày chiến đấu (18/1 - 28/2/1077). Có thể nói 28 chữ trong bài Nam quc sơn hàđược viết bằng máu đỏ Lạc Long đời đời còn in dấu trên dòng sông Cầu nước chảy êm đềm nối tiếp 49 làng quan họ cổ của Kinh Bắc, trong đó phòng tuyến sông Như Nguyệt- được coi là nơi biểu tượng cho sức mạnh của lòng dân thời kỳđánh giặc Tống.

Cảm hứng thi ca về dòng sông Cầu cũng không phải là ít. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, nữ sĩ Anh Thơ cũng đã từng có thơ về dòng sông thơ mộng này trong tâm thức cội nguồn văn hoá dân tộc:

Sông Cầu nước xuôi đi, xanh vắt

Sớm mai này, nước muốn lắng dòng sông Để in bóng những chòm râu phơ phất Những vạt áo dài nền nã năm thân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đội ngũ trùng trùng tóc bc li xung phong).

Dòng sông Cầu cũng được hiện lên trong thơ Hoàng Cầm như một biểu tượng cho những giá trị lịch sử văn hoá và văn hiến của vùng miền, của dân tộc từ thuở mở

nước, dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Với Gió lông ngng, tác giảđưa ta về với thời kỳ dựng nước thuở Hai Bà bên dòng sông Hát Môn những năm 40, đến thế kỷ thứ

VI thời An Dương Vương với hình tượng chiếc áo lông ngỗng của cô công chúa Mị

Châu nhưđang còn vương mắc dọc bờ sông Cầu lịch sử cho đến tận ngày nay:

Lông ngỗng trải bờ lau Sông Cầu xuôi bến hát

Rập rềnh Mộ Dạ chiếu tân hôn...

Phải chăng dòng sông Cầu cũng là một chứng nhân lịch sử quan trọng, nó trở trên mình những chuyện buồn vui của tác giả, và chứng kiến bao câu chuyện nổi trôi đầy thân phận gắn với những vương tích về Mị Châu? Sông Cầu cũng chứng kiến bao sự thăng trầm lịch sử, bao biến cố của đời người, cùng với khát vọng cuộc sống nhân văn, nhưng

đành để trôi theo dòng sông nước, trở về với hư không…

Vẻđẹp của con sông Cầu trong Mt li quan hcứthoảng nhớ thoảng quên, cứ

chập chờn ẩn hiện như làn yếm mỏng xinh của gái quê Kinh Bắc gợi niềm đam mê vô thức trong tâm thức Hoàng Cầm. Dù trong hạnh phúc hay bi kịch thì dòng sông quê hương vẫn hiện lên trong tâm hồn nhạy cảm của ông. Đó là sự quan sát, trải nghiệm bằng một trực cảm tâm linh tinh tế, nắm bắt kịp thời những chi tiết, những hình ảnh mà đôi khi chỉ ngưng tụ trong một khoảnh khắc hoặc có thể từ trong một chiều sâu tâm thức lịch sử. Hoàng Cầm xem dòng sông này là duyên cớ của những lời ca quan họ Kinh Bắc và do vậy, sông Cầu đã trở thành nỗi đam mê, trở thành duyên cớ gửi trao tâm tình thơ - quan họ của ông với những điệu lý huê tình, lý cây đa quyến rũ trong sự bảng lảng huyền ảo của không gian, thời gian và sự tương tác giữa toàn bộ khách thể thẩm mỹ và chủ thể

nhận thức đến say cả lòng người. Quan họ và sông Cầu dường như là một trong những chiếc cầu nối đồng hiện của hai miền tâm thức và thi ca Hoàng Cầm:

Lý cây đa... Lý huê tình nguyệt cầm ngại gảy dỗ dành ai nghe Người ơi! Người ở…

… Hay là….

(Th phách tinh anh).

Như vậy, có thể nói, với tính chất của một dòng sông văn hóa, sông Cầu được coi là biểu tượng của sự linh thiêng với những chiến công oanh liệt trong lịch sử dân tộc và sự thơ mộng, hữu tình bậc nhất của hệ thống sông Việt nam.

Đến với không gian của những dòng sông Kinh Bắc ta còn được Hoàng Cầm đưa

về sông Đuống, về với dòng sông của khát vọng ngày xưa - thuở thanh bình êm đẹp, hạnh phúc, của những lễ hội dân gian tiêu biểu cho một giá trị văn hoá có sức sống vĩnh hằng, trường tồn.

Dòng sông Đuống cũng là dòng sông cuộc đời trong đó như ngưng tụ nhịp sống, nhịp sinh hoạt chứa dựng bao giá trị văn hoá, văn hiến, lấp lánh ánh đẹp cổ tích và huyền sử từ một dòng tâm tư chảy mãi không nguôi. Đó còn là dòng sông của nền văn hoá lúa nước với cơ tầng văn hoá nông nghiệp lấy nghề nông làm gốc - dĩ nông vi bản của người dân Kinh Bắc. Nơi đó có những lúa nếp thơmnồng, những gà lợn nét tươi trong, những

tấm the đen, những hội hè đình đám trong bến dưới thuyền, trên đê ngoài bãi... Dòng

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh bắc vùng thẩm mỹ trong thơ hoàng cầm (Trang 54 - 67)