8. Cấu trúc luận án
3.1.1. Quan niệm về ngôn ngữ
Trong cuộc sống, con người có khả năng truyền đạt kinh nghiệm cá nhân cho người khác và sử dụng kinh nghiệm của nguời khác vào hoạt động của mình, làm cho mình có những khả năng to lớn, nhận thức và nắm vững được bản chất của tự nhiên, xã hội và bản thân… chính là nhờ ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội - lịch sử, do sống và làm việc cùng nhau nên con người có nhu cầu giao tiếp với nhau và nhận thức hiện thực. Trong quá trình lao động cùng nhau thì quá trình giao tiếp và nhận thức không tách rời nhau: trong lao động, con người phải thông báo cho nhau về sự vật, hiện tượng nào đó, nhưng để thông báo lại phải khái quát sự vật, hiện tượng đó vào trong một lớp, một nhóm các sự vật, hiện tượng nhất định, cùng loại. Ngôn ngữđã ra đời và thoã mãn được nhu cầu thống nhất các hoạt động đó. Do vậy ngôn ngữ có một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống con người. Vậy ngôn ngữ là gì? Theo quan niệm của ngôn ngữ
học thì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu trong đời sống con người, "Ngôn ngữ là ý thức thực tại thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả người khác nữa, như vậy cùng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa, và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác nữa" [154, tr.8].
Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu từ ngữ chức năng là một phương tiện để giao tiếp và là công cụ của tư duy. Ngôn ngữđược hình thành trong quá trình hoạt động và giao lưu của mỗi cá nhân với người khác trong xã hội. Ngôn ngữ mang bản chất xã hội, lịch sử và tính giai cấp. Nó “là phương tiện bảo lưu và truyền thông tin; là một trong những phương tiện điều chỉnh hành vi của con người. Ngôn ngữ tồn tại dưới dạng nói (lời, tiếng; lời nói, tiếng nói) và dạng viết (chữ, văn tự)... Ngôn ngữ dân tộc là phương tiện giao tiếp bằng lời nói và chữ viết của một cộng đồng dân tộc; nó được hình thành ở
thời kỳ dân tộc phát triển thành quốc gia; tức là thành một cộng đồng người dùng chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, cùng một đời sống kinh tế, có chung một
đặc điểm về tính cách và về văn hoá. Ngôn ngữ dân tộc là ngôn ngữ toàn dân, nó bao gồm toàn bộ các biến thức về phương ngữ, ngôn ngữ thông tục, ngôn ngữ văn học (ngôn ngữ viết); các biến thức này được thống nhất bởi có chung một vốn từ cơ bản, một hệ
thống ngữ pháp và (ở mức độ nhất định) một hệ thống ngữ âm. Cấu trúc thực tại của ngôn ngữ dân tộc thống nhất bởi những yếu tố hằng xuyên ra khả năng hiểu biết lẫn nhau giữa những con người nói cùng một ngôn ngữ dân tộc" [1, tr.229- 230].
Đặc điểm nổi bật nhất của ngôn ngữ là gắn chặt với tâm lý, tình cảm của quần chúng nhân dân, do đó nó chứa đựng những tín hiệu thẩm mỹđặc biệt, mà "Ngôn ngữ
là một hệ thống tín hiệu, nó khác với những hệ thống vật chất khác không phải là tín hiệu, chẳng hạn, kết cấu của một cái cây, một vật thể nước, đá, kết cấu của một cơ thể
sống...", tuy nhiên "là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các yếu tốđồng loại và không đồng loại, với số lượng không xác định... Trong ngôn ngữ, có khi một cái biểu hiện tương ứng với nhiều cái được biểu hiện khác nhau, chẳng hạn, các từđa nghĩa và
đồng âm, có khi nhiều cái biểu hiện khác nhau chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện, chẳng hạn các từđồng nghĩa. Mặt khác, vì ngôn ngữ không những chỉ là phương tiện giao tiếp và phương tiện tư duy mà còn là phương tiện biểu hiện tình cảm, cho nên mỗi tín hiệu ngôn ngữ, ngoài nội dung khái niệm còn có thể biểu hiện cả các sắc thái tình cảm của con người nữa" [44, tr.55-57-59]. Khi đi vào đời sống con người như là một công cụ giao tiếp quan trọng, ngôn ngữ trong các ngành nghệ thuật có những khác biệt cơ bản, theo Từđiển mỹ học phổ thông: "Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt bao gồm những dấu hiệu, ký hiệu được sử dụng với mục đích trao đổi hoặc truyền đạt thông tin. Trong nghệ thuật, mỗi chuyên ngành đều có ngôn ngữ riêng để diễn đạt loại hình nghệ thuật của mình" [89, tr.116]
Ngôn ngữ gồm 3 bộ phận: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, tức là hệ thống các quy tắc qui định sự ghép thành câu. Chức năng của ngôn ngữ thường được dùng để chỉ
nghĩa, thông báo và khái quát hóa. Với các chức năng ấy vừa làm phương tiện tồn tại, truyền đạt và nắm vững kinh nghiệm xã hội - lịch sử loài người, con người có thể biểu
đạt hoặc tiếp nhận những trạng thái cảm xúc tình cảm cá nhân. Tuy nhiên khả năng biểu cảm của ngôn ngữ rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Cùng một nội dung, nhưng với nhịp điệu và âm điệu diễn tả khác nhau người ta có thể biểu đạt những tình cảm cảm xúc khác nhau.
Qua đây ta thấy ngôn ngữ liên quan chặt chẽ với tư duy và trí tưởng tượng của con người. Mối quan hệ chặt chẽ ấy mà ngôn ngữ có một vai trò to lớn trong tư duy, tưởng tượng. Nó là phương tiện để hình thành biểu đạt và duy trì các hình ảnh mới của tưởng tượng. Không có ngôn ngữ không thể tiến hành tưởng tượng. Chính nhờ ngôn ngữ
đã giúp con người chấp nối, gắn kết, kết hợp…những kinh nghiệm đã qua với những cái
đang xảy ra thành những biểu tượng mới chưa hề có. Ngôn ngữ giúp chúng ta làm chính xác hóa các hình ảnh của tưởng tượng đang nảy sinh, tách ra chúng những thành những mặt cơ bản nhất, sau đó lại tạo mối quan hệ riêng để xích chúng gần với nhau để tạo nên một biểu tượng mới trong tư duy, tưởng tượng.
Tóm lại, ngôn ngữ là hiện tượng lịch sử - xã hội được nảy sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Trong thực tế cuộc sống, nhờ có ngôn ngữ mà con người có khả năng thực hiện quá trình giao tiếp để trao đổi ý nghĩ, tình cảm kinh nghiệm của mình với người khác, ngôn ngữ có vai trò hết sức to lớn trong quá trình hình thành và phát triển tâm lí của con người nhất là đối với nhận thức… nhất là trong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật.